Báo cáo kinh tế kỹ thuật nhằm để giúp các chủ đầu tư và các cấp có thẩm quyền có được cái nhìn tổng quát về dự án trên mọi lĩnh vực. Ngoài ra thì Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật còn là cơ sở để thanh quyết toán công trình. Vậy báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì? Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?
Báo cáo kinh tế kỹ thuật chính là một thuật ngữ thường dùng ở trong lĩnh vực xây dựng và được pháp luật gọi là Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, ngoài ra thuật ngữ này đã còn được dùng ở trong lĩnh vực công nghệ thông tin (được pháp luật gọi là Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin) và các lĩnh vực khác. Tại bài viết này sẽ làm rõ về hai lĩnh vực đó là lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tại khoản 3 Điều 3
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách có giải thích Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây được gọi là báo cáo kinh tế-kỹ thuật) chính là báo cáo nghiên cứu về khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (hay còn gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi) và được lập trong trường hợp là dự án thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.
2. Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật:
2.1. Hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:
Tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014 có quy định về nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có:
– Thiết kế của bản vẽ thi công, có thiết kế công nghệ (nếu có) và có dự toán xây dựng.
– Những nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, về mục tiêu xây dựng, về địa điểm xây dựng, về diện tích sử dụng đất, về quy mô, về công suất, về cấp công trình, về giải pháp thi công xây dựng, về an toàn xây dựng, về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, về bố trí kinh phí thực hiện, về thời gian xây dựng, về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Theo quy định trên, thì hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có các loại giấy tờ sau:
– Thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế công nghệ (nếu có);
– Dự toán xây dựng;
– Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư;
– Thuyết minh về mục tiêu xây dựng;
– Thuyết minh về địa điểm xây dựng;
– Thuyết minh về diện tích sử dụng đất;
– Thuyết minh về quy mô;
– Thuyết minh về công suất;
– Thuyết minh về cấp công trình;
– Thuyết minh về giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng;
– Thuyết minh về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường;
– Thuyết minh về bố trí kinh phí thực hiện;
– Thuyết minh về thời gian xây dựng;
– Thuyết minh về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
2.2. Hồ sơ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin:
Như đã nói ở trên thì Báo cáo kinh tế – kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin chính là báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, vì thế hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cũng chính là hồ sơ của Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Căn cứ Điều 16, điều 22 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách thì hồ sơ Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm có:
– Thiết kế cơ sở;
– Sự cần thiết về đầu tư;
– Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch mà có liên quan theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch;
– Phân tích, xác định các mục tiêu, các nhiệm vụ, và kết quả đầu ra của dự án; đưa ra phân tích, lựa chọn về quy mô hợp lý; các xác định phân kỳ đầu tư; các lựa chọn hình thức đầu tư;
– Phân tích những điều kiện tự nhiên, những điều kiện kinh tế – kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
– Phương án về tổ chức quản lý, khai thác, và sử dụng dự án;
– Đánh giá về tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;
– Dự kiến về tiến độ thực hiện dự án; về các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
– Xác định về tổng mức đầu tư, về cơ cấu nguồn vốn, về phương án huy động vốn;
– Xác định về chi phí vận hành, bảo dưỡng, và duy tu, sửa chữa lớn ở trong giai đoạn khai thác dự án;
– Tổ chức về quản lý dự án, bao gồm là xác định chủ đầu tư, về phân tích lựa chọn hình thức về tổ chức quản lý thực hiện dự án, về mối quan hệ và về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến cả quá trình thực hiện dự án, đến tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
– Phân tích về hiệu quả đầu tư, bao gồm là hiệu quả và tác động về kinh tế – xã hội, về quốc phòng, an ninh; về khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có);
– Thuyết minh đánh giá sự tuân thủ về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, về Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc về Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
– Thuyết minh Phân tích, lựa chọn về phương án công nghệ, kỹ thuật, về thiết bị, trong đó có phân tích, lựa chọn về phương án bảo đảm tính kết nối, tính liên thông, chia sẻ dữ liệu với những hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu liên quan; các yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc là giải pháp nâng cấp về hệ thống bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu mà có các nội dung có liên quan hoạt động trên môi trường Internet.
3. Những trường hợp cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:
– Đối với báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:
Tại khoản Điều 52 Luật Xây dựng 2014 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về các trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó trừ trường hợp là người quyết định đầu tư mà có yêu cầu về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thì các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm:
– Dự án đầu tư xây dựng mà sử dụng cho mục đích tôn giáo;
– Dự án đầu tư xây dựng mới, hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mà có tổng mức đầu tư là dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm là tiền sử dụng đất);
– Dự án đầu tư xây dựng mà có nội dung chủ yếu chính là mua sắm hàng hóa, là cung cấp dịch vụ, là lắp đặt thiết bị công trình hoặc là dự án sửa chữa, cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình mà có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% của tổng mức đầu tư và sẽ không quá 05 tỷ đồng (trừ các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, các dự án đầu tư mà theo phương thức đối tác công tư).
Như vậy, những trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm những trường hợp sau:
+ Trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu;
+ Dự án đầu tư mà xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
+ Dự án đầu tư xây dựng mới, hay sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mà có tổng mức đầu tư là dưới 15 tỷ đồng;
+ Dự án đầu tư xây dựng mà có nội dung chủ yếu chính là mua sắm hàng hóa, là cung cấp dịch vụ, là lắp đặt thiết bị công trình hoặc là dự án sửa chữa, cải tạo nhưng không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình mà có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% của tổng mức đầu tư và sẽ không quá 05 tỷ đồng;
– Đối với Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin:
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách có quy định về Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin thì theo điều này quy định Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được lập trong trường hợp là dự án thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Xây dựng 2014;
– Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.