Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản cố định khác là văn bản được dùng để kê khai các thông tin thay đổi về tài sản (bao gồm tất cả các loại tài sản không phải là đất, nhà, ô tô ...), hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 06d-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư 48/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác Phần mềm Quản lý tài sản công.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kê khai thay đổi thông tin về tài sản cố định khác:
Bộ, tỉnh: …
Cơ quan quản lý cấp trên: …
Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản: …
Mã đơn vị: .…
Loại hình đơn vị: …
BÁO CÁO KÊ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KHÁC
STT | CHỈ TIÊU | THÔNG TIN ĐÃ KÊ KHAI | THÔNG TIN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI | NGÀY THÁNG THAY ĐỔI | LÝ DO THAY ĐỔI |
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Tên tài sản |
|
|
|
|
2 | Loại tài sản (Máy móc, thiết bị tin học, điện tử; y tế; giáo dục – đào tạo; thể dục – thể thao; thí nghiệm, nghiên cứu khoa học; phương tiện vận tải đường thủy; tài sản vô hình; công trình vật kiến trúc; tài sản khác) |
|
|
|
|
3 | Nguyên giá (đơn vị: Nghìn đồng) |
|
|
|
|
| + Nguồn ngân sách |
|
|
|
|
| + Nguồn khác |
|
|
|
|
4 | Giá trị còn lại (đơn vị: Nghìn đồng) |
|
|
|
|
5 | Thông số kỹ thuật |
|
|
|
|
6 | Hiện trạng sử dụng: |
|
|
|
|
| – Quản lý nhà nước |
|
|
|
|
| – Hoạt động sự nghiệp: |
|
|
|
|
| + Không kinh doanh |
|
|
|
|
| + Kinh doanh |
|
|
|
|
| + Cho thuê |
|
|
|
|
| + Liên doanh, liên kết |
|
|
|
|
| – Sử dụng khác |
|
|
|
|
7 | Thời gian sử dụng còn lại (đơn vị: năm) |
|
|
|
|
8 | Thông tin khác |
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký, họ tên) | …, ngày … tháng … năm … THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ/BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (Ký, họ tên và đóng dấu) |
Ghi chú:
-
Cột số 1: Nếu thay đổi chỉ tiêu nào thì ghi vào dòng chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu không thay đổi thì bỏ trống.
-
Cột số 2: Cần phải ghi thông tin cũ của đơn vị, đã kê khai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
-
Cột số 3: Cần phải ghi thông tin mới của đơn vị, thay đổi so với thông tin cũ, cần điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
-
Cột số 4: Cần phải ghi ngày/tháng/năm thay đổi thông tin.
-
Cột số 5: Cần phải ghi lý do về việc thay đổi thông tin của đơn vị (cụ thể cần phải nêu rõ số hiệu, ngày tháng năm và trích yếu văn bản của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin – nếu có).
2. Quản lý tài sản cố định trên Phần mềm quản lý tài sản công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 48/2023/TT-BTC, có quy định về quản lý tài sản trên Phần mềm quản lý tài sản công. Theo đó, chậm nhất trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày dữ liệu được cập nhật đầy đủ vào Phần mềm quản lý tài sản công, các cơ quan trung ương và Sở Tài chính cần phải có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu dữ liệu giữa báo cáo kê khai và dữ liệu đã nhập tại Phần mềm, thực hiện hoạt động đối chiếu dữ liệu như sau:
-
Tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, ban quản lý dự án là: Đất, nhà, phương tiện xe ô tô, tài sản cố định khác có nguyên giá từ 500.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
-
Các tài sản được liệt kê cụ thể trong Quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân;
-
Đối với tài sản không thuộc phạm vi nêu trên, sau khi cán bộ sử dụng nhập dữ liệu vào Phần mềm quản lý tài sản công thành công thì mọi thông tin về tài sản đều là dữ liệu chính thức, không cần phải thực hiện duyệt dữ liệu đối với các loại tài sản này.
Đồng thời, về nguyên tắc quản lý đối với tài sản cố định, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư
(1) Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp cần phải có 01 bộ hồ sơ riêng. Thành phần hồ sơ riêng trong quá trình quản lý tài sản cố định sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định hoặc hợp đồng giao tài sản cố định;
+ Hóa đơn mua tài sản cố định, các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan chứng minh hoạt động mua bán tài sản cố định. Tuy nhiên, mỗi tài sản cố định cần phải được phân loại, đánh số cụ thể, mỗi tài sản cố định cần phải có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tài sản cố định, và đồng thời cần phải được phản ánh đầy đủ trong sổ theo dõi tài sản cố định.
(2) Mỗi tài sản cố định cần phải được quản lý theo nguyên giá, quá trình quản lý cần phải quan tâm đến số hao mòn lũy kế của tài sản và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. Cụ thể theo công thức như sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định | = | Nguyên giá của tài sản cố định | – | Số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định |
(3) Đối với những tài sản cố định không cần dùng, những tài sản cố định đang chờ thanh lý tuy nhiên chưa hết khấu hao, các công ty cần phải thực hiện hoạt động theo dõi và quản lý, bảo quản, trích khấu hao theo quy định của pháp luật đối với tài sản đó. Và doanh nghiệp cần phải thực hiện việc quản lý chặt chẽ đối với những loại tài sản cố định đã khấu hao hết, tuy nhiên vẫn đang tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giống như những tài sản cố định thông thường khác.
3. Trích khấu hao tài sản cố định thuê hoạt động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (sửa đổi tại Thông tư 28/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định), có quy định về việc cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
Theo đó, đối với tài sản cố định đi thuê cần phải được thực hiện như sau:
(1) Trong trường hợp tài sản cố định thuê hoạt động thì cần phải thực hiện theo quy định như sau:
+ Doanh nghiệp đi thuê sẽ phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản cố định theo các quy định ghi nhận trong hợp đồng thuê tài sản. Chi phí thuê tài sản cố định cần phải được thực hiện hoạt động hạch toán chi tiết vào các chi phí kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Doanh nghiệp cho thuê với tư cách là chủ sở hữu cần phải theo dõi và quản lý tài sản cố định cho thuê.
(2) Đối với tài sản cố định thuê tài chính cần phải được thực hiện như sau:
+ Doanh nghiệp đi thuê cần phải thực hiện trách nhiệm theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản cố định đi thuê giống như tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết ghi nhận cụ thể trong hợp đồng thuê tài sản cố định;
+ Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư cần phải thực hiện nghĩa vụ theo dõi, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.
(3) Trong trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản cố định có quy định về việc, bên đi thuê có trách nhiệm và nghĩa vụ sửa chữa tài sản cố định trong thời gian thuê, thì theo quy định của pháp luật, toàn bộ chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê sẽ được phép hạch toán vào chi phí hợp lý hoặc phân bổ dần dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên thời gian tối đa là kéo dài không quá 03 năm.
Tóm lại, tài sản thuê hoạt động sẽ không trích khấu hao, mà chi phí thuê sẽ được hạch toán.
THAM KHẢO THÊM: