Trưởng phòng nhân sự là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Chính vì thế khi cần tuyển dụng rất nhiều đơn vị không biết nên viết phần mô tả công việc như thế nào cho đầy đủ, chính xác.
Mục lục bài viết
1. Vài nét về công việc vị trí Trưởng phòng, Giám đốc Nhân sự:
1.1. Trưởng phòng, Giám đốc Nhân sự là ai?
Người đứng đầu bộ phận nhân sự có trách nhiệm giám sát và lãnh đạo các hoạt động của bộ phận bao gồm quản lý hành chính các nhân viên, tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên, quản lý lương và phúc lợi, chế độ nghỉ việc và thực hiện các chính sách nội bộ của công ty.
1.2. Mô tả công việc của Trưởng phòng, Giám đốc Nhân sự?
Chức vụ Trưởng phòng Nhân sự trong doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực và phát triển chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể. Nhiệm vụ của vị trí này bao gồm xây dựng chính sách, quy định và quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự.
Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò là cầu nối giữa Ban Giám đốc và nhân viên công ty. Họ cần hiểu rõ tâm tư và mong muốn của nhân viên, đồng thời phụ trách tư vấn cho Ban Giám đốc trong việc đưa ra quyết định về nhân sự.
Khi đưa ra bản mô tả công việc trưởng phòng nhân sự, phần trách nhiệm chính được viết rất rõ ràng, đôi khi có một chút khác biệt tùy vào doanh nghiệp nhưng thông thường sẽ có các đầu việc sau:
– Tuyển dụng nhân sự, tham gia phỏng vấn, đào tạo nhân viên trong bộ phận nhân sự.
– Giám sát quy trình làm việc của bộ phận nhân sự mỗi ngày
– Đánh giá hiệu suất lao động của nhân viên
– Thực hiện kỷ luật hoặc thôi việc với những nhân viên trong bộ phận theo quy định của doanh nghiệp
– Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tìm và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp phù hợp trong những thời điểm khác nhau.
– Phối hợp cùng với những phòng ban khác để làm tốt việc tuyển dụng và quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.
– Khảo sát tiền lương trong thị trường lao động nhằm so sánh và biết được mức độ cạnh tranh
– Tạo dựng các chương trình hoặc sáng kiến học tập mang đến cơ hội cho nhân viên
– Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện chấm công, trả lương và xử lý những vấn đề liên quan như: bảo hiểm, thuế thu nhập.
– Quản lý hồ sơ nhân viên trong toàn doanh nghiệp
– Đề xuất, phê duyệt và giám sát khi có những chiến lược tuyển dụng nhân sự mới.
– Định hướng và đào tạo nguồn nhân lực kịp thời
– Quản lý ngân sách của bộ phận và tổ chức sự kiện cho nhân viên trong công ty
– Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và văn hóa doanh nghiệp tích cực.
– Giải đáp thắc mắc về các thủ tục, chính sách cho nhân viên
– Giám sát và truyền đạt cho nhân viên theo quy định của
1.3. Tầm quan trọng của vị trí Trưởng phòng, Giám đốc Nhân sự?
Vị trí Trưởng phòng hoặc Giám đốc Nhân sự rất quan trọng trong một tổ chức vì họ chịu trách nhiệm quản lý và phát triển nhân sự của công ty. Các chức danh này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng tổ chức có đủ nhân lực chất lượng để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và đảm bảo sự thành công của công ty.
Cụ thể, Trưởng phòng hoặc Giám đốc Nhân sự có các trách nhiệm sau đây:
– Tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân viên: Trưởng phòng hoặc Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, thu hút và duy trì các nhân viên tốt nhất cho công ty.
– Phát triển kỹ năng và năng lực nhân viên: Họ phải đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo đầy đủ và có kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc hiệu quả.
– Quản lý các vấn đề nhân sự: Họ phải xử lý các vấn đề liên quan đến nhân viên, bao gồm lương thưởng, thăng tiến, chính sách và quy trình công ty, và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc làm việc.
– Phát triển chính sách nhân sự: Họ phải thiết lập và triển khai các chính sách và quy trình nhân sự để đảm bảo rằng công ty tuân thủ các quy định pháp luật và tối đa hóa lợi ích cho nhân viên và công ty.
Với những trách nhiệm quan trọng này, Trưởng phòng hoặc Giám đốc Nhân sự có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tổ chức hiệu quả, có năng lực cạnh tranh và thu hút nhân tài.
2. Làm thế nào để trở thành Trưởng phòng nhân sự?
Một mô tả công việc cho vị trí Trưởng phòng nhân sự thường bao gồm các nhiệm vụ cơ bản và tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu có thể thay đổi. Tuy nhiên, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, ứng viên cần đáp ứng ít nhất 80% yêu cầu và tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp. Một số yêu cầu cụ thể cho vị trí này bao gồm:
Bằng cử nhân trở lên thuộc các chuyên ngành như Quản lý nguồn nhân lực, Quản trị nhân sự, Ngoại ngữ, Luật hoặc Quản trị kinh doanh.
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở mảng nhân sự và nếu từng có kinh nghiệm ở vị trí tương đương, sẽ được ưu tiên hơn.
– Có đầy đủ kiến thức về
– Có kiến thức chuyên môn sâu rộng về quản trị nguồn nhân lực.
– Có các kỹ năng như lãnh đạo, giám sát, tư vấn, giao tiếp, giải quyết vấn đề, lý luận và đưa ra quyết định để đảm trách các nhiệm vụ quan trọng của vị trí này.
– Thành thạo ngoại ngữ nếu làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài.
3. Mô tả công việc Trưởng phòng, Giám đốc nhân sự:
MÔ TẢ CÔNG VIỆC TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ
I/ Thông tin chung:
Vị trí |
| Thời gian làm việc |
|
Bộ phận |
|
| |
Quản lý trực tiếp |
|
|
II/ Mục đích công việc
Quản lý toàn bộ hoạt động nhân sự của công ty. |
III/ Nhiệm vụ cụ thể:
1. Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng.
2. Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho CNV công ty.
3. Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
4. Lập ngân sách nhân sự.
5. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty.
6. Xây dựng
7. Tổ chức và thực hiện công tác hành chánh theo chức năng nhiệm vụ và theo yêu cầu của Ban Giám đốc.
8. Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của công ty.
9. Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an tinh trật tư, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
10. Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Công ty. Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định cho Công ty và giám sát việc chấp hành các nội qui đó.
11. Tham mưu cho BGĐ xây dựng có tính chất chiến lược bộ máy tổ chức hoạt động của công ty.
12. Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chánh-Nhân sự.
13. Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty.
14. Tham mưu cho BGĐ về công tác đào tạo tuyển dụng trong công ty.
15. Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động.
16. Tham mưu cho BGĐ về công tác hành chánh của công ty.
17. Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh.
IV/ Tiêu chuẩn:
– Giới tính: Nam, Nữ: 30 tuổi trở lên
– Am hiểu sâu về Luật Lao động,
1. Trình độ học vấn/chuyên môn:
– Tốt nghiệp đại học kinh tế, quản trị, hành chánh, luật trở lên.
– Vi tính văn phòng tương đương B trở lên.
2. Kỹ năng:
– Kỹ năng lãnh đạo nhân viên.
– Kỹ năng lập kế hoạch.
– Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc.
– Kỹ năng phân tích, tổng hợp, làm báo cáo.
– Kỹ năng giao tiếp tốt.
3. Kinh nghiệm:
– Ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong công tác quản trị nhân sự và hành chánh.
– Ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
4. Phẩm chất cá nhân:
– Có khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
– Trung thực, dũng cảm, nhiệt tình công tác.
– Sáng tạo trong công việc.
V/ Quyền lợi được hưởng:
– Lương+ thưởng theo năng lực
– Chế độ đãi ngộ tốt, đầy đủ
– BHXH, BHYT, Lễ, Tết, Hiểu, Hỷ…
– Môi trường làm việc hiện đại
– Nhiều cơ hội thăng tiến.
– Được đào tạo nhiều kỹ năng, kiến thức.