Bảo vệ là một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm an ninh của mỗi công ty. Cho dù ở môi trường nào thì công việc của nhân viên bảo vệ cũng đều thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng cho bên được bảo vệ.
Mục lục bài viết
1. Bảng mô tả chi tiết công việc của nhân viên bảo vệ mới nhất:
1.1. Doanh nghiệp tư nhân:
NHIỆM VỤ CHÍNH | CÔNG VIỆC CỤ THỂ | YÊU CẦU |
Giữ xe cho khách hàng | Đối với xe ô tô: + Bảo vệ sẽ hướng dẫn khách cho xe vào đúng vị trí đỗ theo quy định + Trực tiếp giám sát và bảo quản xe cho khách hàng Đối với xe máy + Nhận xe từ khách hàng và sắp xếp chỗ để xe phù hợp + ghi số và đưa thẻ xe cho khách hàng + Bảo quản xe của khách hàng + Khi khách hàng ra về thì giữ lại vé và -kiểm tra cho khách Đối với xe của nhân viên: + Hướng dẫn nhân viên để xe đúng nơi quy định + Bảo quản xe của nhân viên | Bảo đảm trong suốt quá trình gửi xe, phải giữ gìn xe cũng như tất cả các tài sản liên quan đến xe của khách hàng Tránh tình trạng trầy xước và hư hỏng xe của khách hàng Đối với xe máy thì khi làm thủ tục giữ gửi xe và trả xe phải bảo đảm trong thời gian nhanh chóng (trung bình 3 phút) |
Kiểm tra – giám sát tình hình an ninh, an toàn | + Cần chú ý cao độ để bảo đảm tình hình an ninh trong khu vực công ty + Nếu như có khách hàng gây rối hoặc đánh nhau thì cần kịp thời ngăn chặn ngay lập tức + Báo cáo với cấp trên về tình hình an ninh, an toàn của công ty + Bảo vệ có trách nhiệm lập biên bản báo cáo tình hình sự việc và nêu hướng giải quyết cho cấp trên (nếu có) + Nhận bưu phẩm, quà tặng từ nhân viên giao hàng sau đó đưa cho người nhận | Nhanh nhẹn xử lý tình huống và tích cực kiểm tra, giám sát tình hình an ninh, an toàn |
Nhiệm vụ của bảo vệ ca đêm | Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ ca đêm: Tuần tra tất cả các khu vực của công ty vào 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ 30 phút, 6 giờ 30 phút, thực hiện cụ thể các công việc sau: + Kiểm tra điện tại: tủ chính, tủ lạnh khu vực bếp. + Máy bơm nước. + Xem xét tất cả các khu vực trong các tầng xem có sự cố gì về điện không. + Kiểm tra cửa ra vào + Bấm thẻ chấm công mỗi lần đi kiểm tra | Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm vào những khung giờ quy định sẽ tiến hành đi tuần tra và kiểm tra tất cả các khu vực của nơi làm việc, bảo đảm tính an toàn Kiểm tra tình trạng điện của tất cả các thiết bị điện đang hoạt động, thiết bị phòng cháy chữa cháy, cửa ra vào của công ty Nếu có sự cố về điện nước thì có thể xử lý hoặc báo nhân viên bảo trì xử lý |
Hỗ trợ bộ phận bảo trì thực hiện quy trình sửa chữa tài sản | Nhận phiếu yêu cầu sửa chữa trong trường hợp nhân viên bao chì vắng mặt và ghi nội dung sửa chữa | |
Thực hiện các công việc khác được giao |
1.2. Đối với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước:
– Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của lực lượng công an để từ đó phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Đồng thời kịp thời đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý
– Trực tiếp kiểm soát người ra vào cơ quan, doanh nghiệp.
– Nếu có xảy ra những vụ việc có liên đến an ninh, trật tự và an toàn của cơ quan, doanh nghiệp thì bảo vệ cơ quan phải tổ chức bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của cơ quan, doanh nghiệp cấp cứu nạn nhân, bắt người phạm tội quả tang và báo cáo
– Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự công cộng;
– Xây dựng cơ quan, doanh nghiệp an toàn, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp
– Có những đề xuất hữu ích với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp để xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp;
– Phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, doanh nghiệp đóng trong công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ quan, doanh nghiệp;
– Thực hiện các quy định về quản lý vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại (nếu có)
– Ngoài ra, còn có thể phối hợp với cơ quan công an để quản lý, giáo dục những người có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đang làm trong các cơ quan doanh nghiệp
– Thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khác để bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các tiêu chí tuyển dụng nhân viên bảo vệ:
2.1. Doanh nghiệp tư nhân:
Nhân viên bảo vệ tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước là nghề nghiệp không yêu cầu quá khắt khe về trình độ cũng như học vấn. Thông thường nhân viên bảo vệ chỉ cần đáp ứng những tiêu chí dưới đây:
+ Là một người có phẩm chất đạo đức tốt, thật thà, trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thái độ tích cực
+ Trình độ học vấn của bảo vệ đa phần chỉ cần bằng cấp 9/12 hoặc 12/12 là có thể làm nhân viên bảo vệ, tùy theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp
+ Nhân Viên bảo vệ cần có những kỹ năng như xử lý tình huống nhanh chóng, linh hoạt.
+ Nhân viên bảo vệ thường không yêu cầu kinh nghiệm, nếu không có kinh nghiệm thì được công ty đào tạo
2.2. Doanh nghiệp nhà nước:
Căn cứ theo Nghị định 06/2013/NĐ-CP thì nhân viên bảo vệ cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên
+ Là người có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt
+ Trình độ học vấn: tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên)
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ
+ Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
3. Những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của người bảo vệ:
Để trở thành một người bảo vệ chuyên nghiệp thì bản thân người bảo vệ phải học tập cũng như trau dồi những kỹ năng để phục vụ cho công việc như:
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với nhân viên bảo vệ. Lý do là khi khách hàng muốn đến và trải nghiệm dịch vụ của công ty thì người đầu tiên họ gặp sẽ là bảo vệ. Chính vì thế cách giao tiếp của nhân viên bảo vệ sẽ tác động trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng, trải nghiệm đó có thể là “tốt” hoặc “xấu”
+ Kỹ năng quan sát: Nhân viên bảo vệ cần trau dồi kỹ năng quan sát bởi nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ tài sản và an ninh trật tự mà họ được giao nhiệm vụ. Nếu không có kỹ năng quan sát hay nhận biết trước những tình huống xấu thì sẽ không bảo đảm được công việc.
+ Kỹ năng kiểm soát luồng người: Nhân viên bảo vệ cần nhanh nhạy nhận diện được những đối tượng tình nghi để bảo vệ tài sản cũng như an ninh trật tự
+ Kỹ năng xử lý tình huống
+ Kỹ năng kiểm tra, kiểm soát tài sản và thiết bị trong mục tiêu bảo vệ
+ Nhân viên bảo vệ cần chú ý lắng nghe và phối hợp với các bộ phận liên quan để nắm rõ quy trình làm việc và vị trí làm việc và mục tiêu họ cần phải làm
+ Nhân viên bảo vệ cũng cần trang bị cho mình thêm kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ và vận hành thiết bị như: Sử dụng bộ đàm, kỹ năng gọi, nghe đàm và bảo quản bộ đàm, kỹ năng sử dụng máy tuần tra, sử dụng máy dò kim loại, dùng dùi cui điện, còng số 8, gậy sắt, gậy gỗ, kỹ năng vận hành hệ thống phòng điều khiển trung tâm, trực camera, trích xuất video, dữ liệu, copy tài liệu,…
+ Kỹ năng ghi chép sổ sách và lập biên bản sự việc. Khi giao ca trực, nhân viên bảo vệ cần phải ghi tình hình ca trực cũng như khi xảy ra sự việc vi phạm thì nhân viên bảo vệ cũng cần phải lập biên bản. Do đó, đây là kỹ năng cần thiết đối với mỗi nhân viên bảo vệ
Tùy vào từng nhiệm vụ được giao mà nhân viên bảo vệ cần phải trang bị cho mình thêm những kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc mà mình được giao
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan doanh nghiệp