Toà án nhân dân là cơ quan thực hiện nhiệm vụ Tư pháp của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân được phân chia quản lý và thực hiện nhiệm vụ với các chức danh từ thư ký đến Chánh án. Với công việc xét xử như vậy thì mức lương của Chánh án, Thẩm phán và Thư ký Toà án hiện nay được quy định là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Bảng lương Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án mới nhất:
Lương của Chánh án, Thẩm phán và Thư ký Toà án hiện nay được xác định theo mức lương cơ sở và hệ số lương của từng chức vụ và cấp bậc làm việc. Theo đó, mức lương sơ sở hiện nay được quy định là 1.490.000 đồng/ tháng theo quy định tại
Lương/ tháng = Hệ số lương x 1.490.000 ( đơn vị: đồng)
Tuy nhiên Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 thì trong năm 2023 sẽ có một lần tăng lương cơ sở từ 01/7/2023. Do đó, từ thời điểm hiện tại đến hết 30/6/2023, Thẩm phán, Thư ký Toà án sẽ nhận lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2023 trở đi sẽ áp dụng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Nhưng do thời điểm hiện tại vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng nên những bảng lương dưới đây được thể hiện theo mức lương hiện nay đang được áp dụng.
1.1. Bảng lương Chánh án Toà án hiện nay:
Mức lương của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hiện nay được tính theo 02 bậc hệ số lương là 10,4 và 11,00 theo quy định tại
Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
10,40 | 15.496.000 |
11,00 | 16.390.000 |
1.2. Bảng lương Thẩm phán Toà án hiện nay:
Bảng lương của Thẩm phấn năm 2022 có sự khác biệt giữa Thẩm phán làm tại Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao và Toà án nhân dân tối cao. Cụ thể mức lương của Thẩm phán tại Toà án nhân dân các cấp được xác định như sau:
1.2.1. Bảng lương Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hiện nay:
Mức lương của Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hiện nay được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành Toà án và ngành kiểm sát loại A3 theo quy định của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH. Theo đó, hệ số lương được xác định là từ 6,20 đến 8,00. Cụ thể được thể hiện dưới bảng lương sau:
Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
6,20 | 9.238.000 |
6,56 | 9.774.400 |
6,92 | 10.310.800 |
7,28 | 10.847.200 |
7,64 | 11.383.600 |
8,00 | 11.920.000 |
1.2.2. Bảng lương của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh:
Mức lương của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hiện nay được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành Toà án và ngành kiểm sát loại A2 theo quy định của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH. Theo đó, hệ số lương được xác định là từ 4,40 đến 6,78. Cụ thể được thể hiện dưới bảng lương sau:
Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
4,40 | 6.556.000 |
4,74 | 7.062.600 |
5,08 | 7.569.200 |
5,42 | 8.075.800 |
5,76 | 8.582.400 |
6,10 | 9.089.000 |
6,44 | 9.595.600 |
6,78 | 10.102.200 |
1.2.3. Bảng lương của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện hiện nay:
Mức lương của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hiện nay được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành Toà án và ngành kiểm sát loại A1 theo quy định của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH. Theo đó, hệ số lương được xác định là từ 2,34 đến 4,98. Cụ thể được thể hiện dưới bảng lương sau:
Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
2,34 | 3.486.600 |
2,67 | 3.978.300 |
3,00 | 4.470.000 |
3,33 | 4.961.700 |
3,66 | 5.453.400 |
3,99 | 5.945.100 |
4,32 | 6.436.800 |
4,65 | 6.928.500 |
4,98 | 7.420.200 |
1.3. Bảng lương của thư ký Toà án hiện nay:
Mức lương của Thư ký Toà án các cấp hiện nay được áp dụng theo bảng lương về chuyên môn, nghiệp vụ trong ngành Toà án và ngành kiểm sát loại A1 theo quy định của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH như mức lương của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện. Theo đó, hệ số lương được xác định là từ 2,34 đến 4,98. Cụ thể được thể hiện dưới bảng lương sau:
Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
2,34 | 3.486.600 |
2,67 | 3.978.300 |
3,00 | 4.470.000 |
3,33 | 4.961.700 |
3,66 | 5.453.400 |
3,99 | 5.945.100 |
4,32 | 6.436.800 |
4,65 | 6.928.500 |
4,98 | 7.420.200 |
2. Tiêu chuẩn được quy định đối với các chức danh làm việc tại Toà án:
2.1. Tiêu chuẩn đối với Thẩm phán Toà án:
Theo quy định của pháp luật về Tổ chức Toà án hiện hành, Thẩm phán của Toà án bao gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cáo, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Theo đó, để trở thành Thầm phán thì người được bổ nhiệm phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung của Thẩm phán theo quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Toà án năm 2014 như sau:
– Người được bổ nhiệm giữ vị trí thẩm phán phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
– Có trình độ cử nhân luật trở lên;
– Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử tại cơ sở đào tạo có thẩm quyền đào tạo và cấp chứng chỉ;
– Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật;
– Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trên đây là tiêu chuẩn chung để trở thành thẩm phán Toà án. Tuy nhiên để có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán cao cấp thì người được bổ nhiệm ngoài việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn chung được nêu trên thì cần phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt sau:
– Đối với Thẩm phán sơ cấp:
+ Người được bổ nhiệm phải có thời gian công tác trong thực tiễn pháp luật với thời gian từ 05 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử và giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mà pháp luật quy định;
+ Đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
– Đối với Thẩm phán trung cấp:
+ Người được bổ nhiệm phải có thời gian với vị trí là Thẩm phán sơ cấp với thời gian từ 05 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử và giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mà pháp luật quy định;
+ Đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp.
– Đối với Thẩm phán cao cấp:
+ Người được bổ nhiệm phải có thời gian với vị trí là Thẩm phán trung cấp với thời gian từ 05 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử và giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mà pháp luật quy định;
+ Đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp.
Ngoài ra còn những trường hợp khi đủ tiêu chuẩn thì có thể từ thẩm phán sơ cấp lên thẩm phán cao cấp hoặc một cán bộ khác của Toà án được bổ nhiệm thẳng vào vị trí thẩm phán cao cấp.
– Đối với Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao:
+ Người được bổ nhiệm phải có thời gian với vị trí là Thẩm phán cao cấp với thời gian từ 05 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử và giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mà pháp luật quy định.
2.2. Tiêu chuẩn đối với Thư ký Toà án:
Hiện nay thư ký Toà án được bổ nhiệm vào các ngạch sau theo quy định tại Điều 92 Luật Tổ chức Toà án năm 2014:
– Thư ký viên;
– Thư ký viên chính;
– Thư ký viên cao cấp.
Theo đó, để được bổ nhiệm vào vị tí Thư ký Toà án thì điều kiện chung của người được tuyển dụng, bổ nhiệm là:
– Người được bỏ nhiệm vào ngạch Thư ký Toà án có trình độ cử nhân luật trở lên;
– Được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Toà án tại cơ sở có thẩm quyền đào tạo và cấp chứng chỉ.
Tiêu chuẩn, điều kiện cũng như việc thi nâng ngạch Thư ký Toà án do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định theo quy định của từng thời kỳ riêng.
Theo đó, các ngạch thư ký được bố trí vào các Toà án như sau:
– Thư ký viên, Thư ký viên chính và Thư ký viên cao cấp được bố nhiệm làm việc tại Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án quân sự trung ương, Toà án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và các cấp tương đương;
Thư ký viên và Thư ký viên chính được bổ nhiệm làm việc tại Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và các cấp tuoeng đương, Toà án quân sự khu vực.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Tổ chức Toà án năm 2014;
– Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 5 năm 2019 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2004 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát.
– Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2022 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.