Bằng lái xe nào có thời hạn? Thời hạn của các loại giấy phép lái xe A, B1, B2 theo quy định mới nhất? Điều kiện được đổi bằng lái hết hạn? Thủ tục đổi bằng lái xe sắp hết hạn? Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng bằng lái hết hạn?
Bằng lái xe ( giấy phép lái xe) là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Việc thi sát hạch giấy phép lái xe là điều cần thiết để biết về năng lực điều khiển phương tiện. Nếu khi tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép hết hạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Mỗi một phương tiện sẽ tương ứng với một giấy phép lái xe, và thời hạn sử dụng của giấy phép cũng khác nhau. Vậy theo quy định của pháp luật thì đối với bằng lái xe hết hạn phải làm thủ tục xin cấp đổi ? Vậy thủ tục xin cấp đổi giấy phép lái xe hết hạn được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời hạn giấy phép lái xe:
Căn cứ Theo điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có các loại bằng lái xe và thời hạn sử dụng như sau:
“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”
Thứ nhất về thời hạn các loại bằng lái xe của ô tô
+Bằng lái xe hạng B1: là loại bằng lái cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như: Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.
Tuy nhiên hiện tại bằng lái xe b1 có một số bất cập không được hành nghề lái xe. Nên đa phần những người học lái xe thường không chọn hình thức này. Mà thay bằng học lái xe ô tô loại bằng cao hơn đó là bằng lái xe B2. Thời hạn của bằng lái xe B1 được áp dụng cho người điều khiển tới tuổi nghỉ hưu, theo quy định luật thì đối với nam là 60 tuổi, đối với nữ là 55 tuổi. Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp
+ Bằng lái xe hạng B2: là bằng lái xe dàng cho ô tô phổ thông và cơ bản nhất cho bất kỳ người học lái xe mới nào. Bằng này cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe như Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. Thời hạn của bằng lái xe B2 được áp dụng cho người điều khiển là 10 năm
+ Bằng lái xe hạng C là bằng lái xe cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe như: Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2..Bằng lái xe ô tô hạng c là một trong 3 bằng có thể học trực tiếp và thi lấy bằng lái. Với hạng bằng này cũng có kỳ hạn theo quy định. Thời hạn của bằng lái xe hạng c là 5 năm.
+ Bằng lái xe hạng D là bằng lái cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. Thời hạn của bằng lái xe D được áp dụng cho người điều khiển là 5 năm
+ Bằng lái xe hạng E là bằng lái cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Thời hạn của bằng lái xe E được áp dụng cho người điều khiển là 5 năm
Thứ hai về thời hạn các loại bằng lái xe của xe máy
+ Bằng lái xe Hạng A1: Hạng bằng lái xe cơ bản thấp nhất trong các bằng lái xe, dùng cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
+ Bằng lái xe Hạng A2: người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
+ Bằng lái xe Hạng A3: người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
+ Bằng lái xe Hạng A4: người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
Với các loại xe máy có dung tích xy-lanh dưới 50cc, người điều khiển xe chỉ cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi lái xe mà không phải có giấy phép lái xe khi lưu thông trên đường.Với thời hạn của bằng lái xe của các loại bằng A1, A2, A3. là vô thời hạn. Bằng A4 có thời hạn là 10 năm
Như vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ có bằng lái xe hạng A1, A2, A3 là vô thời hạn còn lại các hạng bằng lái xe A4, B1, B2, C, D, E là có thời hạn
Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. Đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể: Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết; quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành. Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.
2. Thủ tục đổi giấy phép lái xe sắp hết hạn:
Như đã trình bày trên, theo Điều 17
– Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam;
(Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp);
– Bằng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp;
– Bằng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, trừ bằng cấp cho người điều khiển xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh (A1, A2, A3), các loại bằng khác phải xin đổi trước khi hết thời hạn sử dụng.
Trường hợp quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Đối với người có bằng lái quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng sẽ phải thi sát hạch lại để được cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể,
– Quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm phải sát hạch lại lý thuyết;
– Quá hạn từ 01 năm trở lên phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Như vậy, người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình. Nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cần thiết để xin đổi bằng.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ vào Điều 38
“Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
2.
a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
b) Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.”
Theo hướng dẫn trên thì người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp bằng lái xe trước đó.
Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Bước 3: Nộp lệ phí
Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ
Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
3. Xử phạt về hành vi sử dụng bằng hết hạn:
Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông quy định về việc sử dụng bằng lái xe ô tô hết hạn bị xử phạt như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng”
Như vậy đối với người điều khiển bị xử lý trong trường hợp sử dụng giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng thì bị phạt tiền 400.000 đồng đến 600.000 đồng.