Chế độ nâng lương là một trong những nội dung mà người lao động đặc biệt quan tâm, nhằm mục đích khuyến khích đối với người lao động để phát huy tinh thần của người lao động trong quá trình làm việc, ghi nhận sự đóng góp và cống hiến của người lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, bằng khen và giải thưởng nào thì sẽ được nâng lương trước hạn?
Mục lục bài viết
1. Bằng khen, giải thưởng nào được nâng lương trước hạn?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư
– Nâng lương trước thời hạn do lập thành tích suất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Nâng lương trước thời hạn đối với các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp các cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng là người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng lương trước thời hạn do lập thành tích suất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do có thông báo nghỉ hưu, thì các chủ thể này sẽ được lựa chọn một trong hai chế độ nâng lương trước thời hạn.
Đồng thời, pháp luật có quy định cụ thể về các bằng khen và giải thưởng được xét nâng lương trước thời hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Quyết định 1496/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp, có quy định cụ thể về tiêu chuẩn và cấp độ thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, thời gian nâng lương trước thời hạn tương ứng với các cấp độ thành tích. Theo đó, sẽ được xem xét nâng lương trước hạn nếu lập thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng một trong các danh hiệu thi đua như sau:
Thứ nhất, xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng đối với các bằng khen và giải thưởng sau đây:
– Huân chương các loại;
– Danh hiệu Anh hùng lao động Việt Nam;
– Danh hiệu Nhà giáo nhân dân, danh hiệu nhà giáo ưu tú;
– Giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh;
– Danh hiệu Chiến sĩ thi đua trong phạm vi toàn quốc;
– Bằng khen của Thủ tướng chính phủ;
– Số lượng 03 bằng khen cấp bộ, bằng khen cấp ngành, cấp tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên;
– Bốn năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên.
Thứ hai, xem xét nâng bậc lương trước thời gian 09 tháng đối với các bằng khen và giải thưởng sau đây:
– Số lượng 02 bằng khen cấp bộ, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc đoàn thể trung ương;
– Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc đoàn thể trung ương;
– Ba năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Thứ ba, xét nâng bậc lương trước thời gian 06 tháng đối với các bằng khen và giải thưởng sau đây:
– Bằng khen cấp bộ, cấp ngành, cấp tỉnh và đoàn thể trung ương;
– Hai năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
2. Quy trình thực hiện xét nâng bậc lương trước thời hạn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Quyết định 1496/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp, có quy định cụ thể về quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn. Theo đó, quá trình thực hiện xét nâng bậc lương trước thời hạn trải qua quy trình như sau:
Bước 1: Bộ phận tổ chức cán bộ, các cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục, Cục thi hành án dân sự sẽ tiến hành hoạt động rà soát, thống kê toàn bộ số lượng người của các đơn vị đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật, sau đó báo cáo Thủ trưởng đơn vị để tổ chức xem xét nâng bậc lương trước thời hạn cho những người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện đó.
Bước 2: Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn của các đơn vị sẽ tổ chức cuộc họp xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác và làm việc tại đơn vị của mình, sau đó trình lên Thủ trưởng đơn vị để đưa ra quyết định, hoặc đề nghị Bộ trưởng xem xét và đưa ra quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong đơn vị. Hội đồng xem xét nâng bậc lương trước thời hạn của Tổng cục thi hành án dân sự sẽ tiến hành hoạt động xem xét và đánh giá hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cục thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quyết định của bộ trưởng, sau đó báo cáo lên ban lãnh đạo để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
Bước 3: Vụ tổ chức cán bộ tiến hành hoạt động tổng hợp hồ sơ, lập danh sách đối với các công chức, viên chức và người lao động do các đơn vị thuộc Bộ đề nghị, sau đó tiếp tục báo cáo lên hội đồng xem xét nâng bậc lương trước thời hạn của Bộ tư pháp. Hội đồng xem xét nâng bậc lương trước thời hạn của Bộ tư pháp sẽ tiến hành hoạt động xem xét, tổ chức cuộc họp xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác và làm việc trong đơn vị thuộc Bộ, sau đó báo cáo bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét, đưa ra quyết định cuối cùng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện nâng lương trước thời hạn được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, có quy định cụ thể về điều kiện nâng lương trước thời hạn. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp lập thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cán bộ, công chức và viên chức lập thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao của mình sẽ được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu các chủ thể đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có quyết định công nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lập thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chưa xếp bậc lương trong chức danh;
– Trong thời gian giữ bậc lương đạt đủ các tiêu chuẩn sau: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá mức hoàn thiện nhiệm vụ và không còn hạn chế về năng lực trở lên, không vi phạm kỷ luật đối với một trong các hình thức khiển trách/cảnh cáo/giáng chức/cách chức;
– Tính đến 31/12 của năm xem xét nâng bậc lương trước thời hạn, các chủ thể chỉ còn thiếu 12 tháng trở xuống để có thể được xem xét nâng bậc lương thường xuyên.
Thứ hai, đối với trường hợp thông báo nghỉ hưu. Các cán bộ, công chức và viên chức có thông báo nghỉ hưu sẽ được xem xét để nâng bậc lương trước thời hạn nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc bậc lương cuối cùng trong chức danh;
– Trong thời gian giữ bậc lương đạt đủ các tiêu chuẩn sau: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ và không còn hạn chế về năng lực, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách/cảnh cáo/giáng chức/cách chức;
– Được tính kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu cho đến nay nghỉ hưu, chỉ còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để có thể được xem xét nâng bậc lương thường xuyên theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1496/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp;
– Thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
– Thông tư 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
THAM KHẢO THÊM: