Phòng khám trên thực tế hiện nay đã và đang trở thành loại hình kinh doanh vô cùng phổ biến, đây là tên gọi của các cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Dưới đây là mẫu bảng kê khai cơ sở vật chất trang thiết bị phòng khám nước ngoài có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bảng kê khai cơ sở vật chất thiết bị phòng khám nước ngoài:
Trước hết, phòng khám là khái niệm để chỉ cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân, phòng khám được thành lập nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, từ đó góp phần xây dựng cộng đồng có sức khỏe lành mạnh. Phòng khám có thể thuộc quyền sở hữu tư nhân hoặc quản lý cộng đồng, không nhất thiết phòng khám phải có sự kết nối bắt buộc với một bệnh viện nào đó. Có thể kể đến một số loại hình phòng khám nổi bật như phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng xét nghiệm, phòng khám bác sĩ gia đình, phòng khám y học gia đình. Có rất nhiều trường hợp phòng khám tồn tại dưới hình thức phòng khám nước ngoài, do các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh. Có thể tham khảo bảng kê khai cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế tại phòng khám nước ngoài như sau:
BẢNG KÊ KHAI
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ CHUYÊN MÔN CỦA PHÒNG KHÁM NƯỚC NGOÀI
Tên cơ sở: …
Họ tên chủ cơ sở: …
Địa chỉ cơ sở: …
Điện thoại/fax: …
I. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA PHÒNG KHÁM:
– Tổng số diện tích sử dụng của phòng khám: … m2
– Gồm các phòng sau:
+ Phòng 1: … Diện tích: … m2
Mô tả cụ thể phòng, mục đích sử dụng của phòng: …
+ Phòng 2: … Diện tích: … m2
Mô tả cụ thể phòng, mục đích sử dụng của phòng: …
+ Phòng 3: … Diện tích: … m2
Mô tả cụ thể phòng, mục đích sử dụng của phòng: …
+ Phòng 4: … Diện tích: … m2
Mô tả cụ thể phòng, mục đích sử dụng của phòng: …
II. TRANG THIẾT BỊ:
1. Trang thiết bị khám chữa bệnh chuyên khoa … gồm: …
2. Trang thiết bị khám chữa bệnh chuyên khoa … gồm: …
3. Trang thiết bị khám chữa bệnh chuyên khoa … gồm: …
4. Trang thiết bị khám chữa bệnh chuyên khoa … gồm: …
III. SỔ SÁCH THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA PHÒNG KHÁM:
+ …
+ …
Giám đốc doanh nghiệp (Nếu phòng khám trực thuộc doanh nghiệp) (Ký tên, đóng dấu) | …, ngày … tháng … năm … Giám đốc phòng khám (Ký ghi rõ họ tên) |
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị khi cấp cứu ngoài bệnh viện:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị cấp cứu ngoài bệnh viện cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, có quy định cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Theo đó:
- Đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị, cần phải đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc, các loại thuốc chữa bệnh, phương tiện vận chuyển phục vụ cho quá trình cấp cứu/phục vụ cho công tác cấp cứu bệnh nhân;
- Về nhân lực, cần phải có đội ngũ y sĩ/bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện;
- Về sổ sách chuyên môn, cần phải có sổ sách chuyên môn đầy đủ, thành phần hồ sơ bệnh án để ghi chép lại toàn bộ quá trình diễn biến của người bệnh trong quá trình cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân, đồng thời cần phải có giấy tờ tài liệu hướng dẫn phục vụ cho quá trình chuẩn đoán cấp cứu, có bản đồ hành chính khu vực, bản đồ giao thông khu vực phục vụ cho quá trình vận chuyển bệnh nhân.
Theo đó, khi cấp cứu ngoài bệnh viện thì bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về thiết bị, các loại thuốc, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển cấp cứu phục vụ cho công tác cấp cứu bệnh nhân.
3. Các yêu cầu chung đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại khoa cấp cứu của bệnh viện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, có quy định cụ thể về yêu cầu chung đối với các cơ sở vật chất và trang thiết bị tại khoa cấp cứu của bệnh viện. Theo đó:
- Khoa cấp cứu của bệnh viện bắt buộc phải được bố trí ở vị trí thuận lợi phục vụ cho quá trình tiếp nhận bệnh nhân, vận chuyển bệnh nhân, đồng thời đáp ứng được đầy đủ yêu cầu cấp cứu, trong đó bao gồm các phòng cơ bản như: phòng tiếp nhận người bệnh, phòng phân loại bệnh nhân, phòng thăm dò chức năng cấp cứu, phòng phẫu thuật bệnh nhân, phòng thủ thuật can thiệp cấp cứu, phòng lưu theo dõi tình hình của bệnh nhân, phòng cấp cứu đối với người bị bệnh nặng, phong cách ly của bệnh nhân, phòng để các loại trang thiết bị dụng cụ tùy theo điều kiện cụ thể của từng bệnh viện khác nhau;
- Cần phải có biển báo cấp cứu, cần phải có mũi tên chỉ dẫn vào khu vực cấp cứu, ban đêm thì cần phải có đèn cấp cứu, có đầy đủ ánh sáng và được cung cấp điện yêu tiền, có đầy đủ hệ thống phát điện, hệ thống chiếu sáng dự phòng hoạt động ở mức độ tốt nhất và tần suất cao nhất;
- Có đầy đủ sổ khám chữa bệnh, thành phần hồ sơ bệnh án để ghi chép, theo dõi người bệnh, điều trị người bệnh khi đến cấp cứu;
- Có đầy đủ trang thiết bị phương tiện kĩ thuật, đầy đủ các loại thuốc đảm bảo cho quá trình cấp cứu theo danh mục quy định cụ thể phù hợp với từng bệnh viện khác nhau. Trong đó, các trang thiết bị dụng cụ cơ bản, bao gồm: Cần phải có hệ thống cung cấp oxy, hệ thống cung cấp khí nén, hệ thống cung cấp nước sạch, các phương tiện phục vụ cho quá trình chuẩn đoán bệnh, thăm dò chức năng cấp cứu, xét nghiệm tại chỗ, các phương tiện phục vụ cho hoạt động cấp cứu người bệnh, các phương tiện phục vụ cho hoạt động vận chuyển người bệnh, hệ thống tin học quản lý.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật khám chữa bệnh năm 2023 và Quyết định 01/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, có quy định về điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh nói chung và phòng khám nước ngoài nói riêng. Theo đó, phòng khám nước ngoài để được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản như sau:
- Cơ sở khám chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau: Đáp ứng được đầy đủ quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia về cơ sở khám chữa bệnh cho chúng ta có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế ban hành, có đầy đủ người hành nghề đáp ứng phạm vi hoạt động chuyên môn, người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của các cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc phải có thời gian hằng ngày ít nhất trong khoảng thời gian 36 tháng;
- Trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký phòng khám chuyên khoa hoặc thực hiện thủ tục đăng ký bác sĩ gia đình, ngoài các điều kiện nêu trên thì người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh này phải là người có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề mà mình đăng ký;
- Bộ y tế, Bộ quốc phòng là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật khám bệnh chữa bệnh 2023;
– Quyết định 01/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.
THAM KHẢO THÊM: