Bằng FC là gì? Bằng FC được phép điều khiển những loại phương tiện nào? Điều kiện học và thi bằng lái xe FC. Bằng FC có hiệu lực trong bao lâu?
Ngày nay, bằng lái xe hay còn gọi là Giấy phép lái xe được phân thành nhiều loại phù hợp với từng loại phương tiện khác nhau. Bằng lái xe bao gồm các loại như bằng lái xe máy, bằng lái xe phân khối lớn, bằng lái xe ô tô…Trong việc phân cấp bằng lái xe hiện nay có một loại bằng ít được mọi người biết đến là bằng FC. Vậy có bằng FC thì được điều khiển loại xe nào? Để được học và thi cấp bằng FC thì người học cần đáp ứng những điều kiện nào?
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
–
– Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bằng FC là gì?
- 2 2. Bằng FC được phép điều khiển những loại phương tiện nào?
- 2.1 2.1. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe thuộc quy định của Giấy phép lái xe hạng B1:
- 2.2 2.2. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe thuộc quy định của Giấy phép lái xe hạng B2:
- 2.3 2.3. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe được quy định của Giấy phép lái xe hạng C:
- 2.4 2.4. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe được quy định của Giấy phép lái xe hạng FB2:
- 2.5 2.5. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe được quy định riêng của Giấy phép lái xe hạng FC:
- 3 3. Điều kiện học và thi bằng lái xe FC:
- 4 4. Bằng FC có hiệu lực trong bao lâu?
1. Bằng FC là gì?
Theo quy định tại điểm b Khoản 12 Điều 16 của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì Bằng FC được quy định là hạng bằng được cấp cho người điều khiển xe ô tô, cụ thể là điều khiển các loại xe được quy định trong Giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ móc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ móc ( bao gồm cả container) và được phép điều khiển các loại xe theo quy định của Giấy phép lái xe của các hạng B1, B2, C và cả hạng FB2.
2. Bằng FC được phép điều khiển những loại phương tiện nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sở hữu Giấy phép lái xe hạng FC thì được điều khiển các loại phương tiện thuộc quy định tại Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, FB2 và quy định riêng tại Giấy phép lái xe hạng FC. Cụ thể như sau:
2.1. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe thuộc quy định của Giấy phép lái xe hạng B1:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì Giấy phép lái xe hạng B1 được cấp cho những người lái xe không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau:
– Ô tô chở người có đến 9 chỗ ngồi ( bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe);
– Ô tô tải ( bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng) có trọng tải được thiết kế dưới 3500 kg;
– Máy kéo kéo một rơ móc có trọng tải được thiết kế dưới 3500 kg.
Như vậy, những người có bằng FC sẽ được lái những loại xe theo quy định tại Giấy phép lái xe hạng B1 nêu trên.
2.2. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe thuộc quy định của Giấy phép lái xe hạng B2:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho những người dùng để hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau:
– Ô tô chuyên được sử dụng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;
– Các loại xe được quy định được dùng cho Giấy phép lái xe hạng B1 được nêu tại mục 2.1 trên.
Những người có bằng lái xe hạng FC được điều khiển những loại xe theo quy định được ghi trên Giấy phép lái xe hạng B1 và thêm vào đó là điều khiển ô tô chuyên dụng có trọng tải được thiết kế dưới 3500 kg được quy định đối với Giấy phép lái xe hạng B2.
2.3. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe được quy định của Giấy phép lái xe hạng C:
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì người được cấp bằng lái xe hạng C thì được phép điều khiển các loại phương tiện sau:
– Điều khiển các loại xe được quy định cho phép điều khiển đối với Giấy phép lái xe hạng B1 và B2;
– Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải được thiết kế từ 3500 kg trở lên;
– Điều khiển máy kéo kéo một rơ móc có trọng tải được thiết kế từ 3500 kg trở lên.
Như vậy, bằng FC được điều khiển những phương tiện được điều khiển những phương tiện cho phép quy định tại Giấy phép lái xe hạng B1, B2 và những loại xe ô tô, máy kéo có trọng tải được thiết kế từ 3500kg trở lên.
2.4. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe được quy định của Giấy phép lái xe hạng FB2:
Theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì được phép điều khiển các loại xe theo quy định tại Giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ móc và được điều khiển những loại xe theo quy định cho phép Giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
Theo đó, những người được cấp bằng FC thì được điều khiển những loại xe theo quy định trên.
2.5. Bằng FC được phép điều khiển những loại xe được quy định riêng của Giấy phép lái xe hạng FC:
Theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 12 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì ngoài những loại xe mà bằng FC được điều khiển theo quy định của Giấy phép lái xe hạng B1, B1, hạng C và hạng FB2 thì người có Giấy phép lái xe hạng FC được phép điều khiển thêm các loại xe như: điều khiển xe ô tô, cụ thể là điều khiển các loại xe được quy định trong Giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ móc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ móc ( bao gồm cả container).
3. Điều kiện học và thi bằng lái xe FC:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7
– Người học và thi bằng FC phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Về độ tuổi: Người học và thi bằng FC phải từ đủ 24 tuổi trở lên (tính đến ngày dự sát hạch lái xe);
– Phải đảm bảo sức khỏe theo quy định ( có Giấy khám sức khoẻ chứng minh);
– Người học và thi lái xe phải đáp ứng trình độ văn hóa theo quy định pháp luật hiện hành;
Lưu ý, đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe thì phải đảm bảo thêm một số điều kiện sau:
– Người đăng ký học và thi bằng FC có thể học trước nhưng chỉ được dự thi sát hạch lái khi đủ tuổi theo quy định (đủ 24 tuổi);
– Có từ đủ 2 năm trở lên điều khiển liên tục ô tô đầu kéo;
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng FC phải đã có bằng lái xe hạng C, D, E, phải đáp ứng đủ thời gian lái xe từ 03 năm trở lên và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Trong trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người học để nâng hạng Giấy phép lái xe, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được miễn học và miễn thi đối với một hoặc một số bài thi, cụ thể:
– Được miễn tham gia khóa học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe; miễn sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe trên đường; nhưng phải dự sát hạch thực hành lái xe trong hình theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.
– Trường hợp lái xe đã được cấp Giấy phép lái xe hạng C, D, E và đã có đủ thâm niên và số km lái xe an toàn nhưng mới chỉ có từ 1 đến dưới 2 năm điều khiển liên tục ô tô đầu kéo thì được miễn học lý thuyết tại các cơ sở đào tạo lái xe nhưng phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC;
– Trường hợp lái xe đã được cấp Giấy phép lái xe hạng C, D, E và có đủ thâm niên và số km lái xe an toàn nhưng mới chỉ điều khiển liên tục ô tô đầu kéo dưới 1 năm thì được miễn học thực hành nhưng phải học lý thuyết tại cơ sở đào tạo lái xe, phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC;
– Trường hợp lái xe đã được cấp Giấy phép lái xe hạng C, D, E nhưng chưa đủ thâm niên lái xe và số km lái xe an toàn như trên, hiện đang lái ô tô đầu kéo nếu muốn học bằng lái xe FC thì phải tham gia học lý thuyết, học thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe, phải tham dự sát hạch lý thuyết và thực hành theo nội dung quy trình sát hạch lấy bằng lái xe FC.
4. Bằng FC có hiệu lực trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT quy định rõ thời hạn của Giấy phép lái xe hạng FC là 05 năm kể từ ngày được cấp phép.
Thời hạn sử dụng Giấy phép lái xe hạng FC được ghi tại góc dưới bên trái của bằng lái xe. Vì có thời hạn cụ thể nên khi hết hạn sử dụng thì người sở hữu Giấy phép lái xe hạng FC phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe để tránh bị xử lý vi phạm hành chính do sử dụng Giấy phép lái xe hết hiệu lực. Theo quy định tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển phương tiện giao thông mà sử dụng Giấy phép lái xe quá hạn, cụ thể như sau:
– Xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với lái xe sử dụng bằng lái xe hết hạn dưới 3 tháng;
– Xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với lái xe sử dụng bằng lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.