Như đã biết thì bằng đại học là loại bằng được phát cho những người đã được đào tạo trình độ đại học theo quy định của bộ giáo dục, hiện nay cũng có một số trường hợp làm bằng giả với mục đích trục lợi. Vậy để hiểu thêm về bằng đại học là gì? Làm giả bằng đại học bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bằng đại học là gì?
Chắc hẳn với cái tên gọi bằng cử nhân ai cũng sẽ biết đây là gì, cụ thể thì đây được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm, luật, kinh tế (cử nhân khoa học, cử nhân kinh tế, cử nhân luật…). Thời gian đào tạo của chương trình đào tạo cử nhân thường là 4 năm. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành kỹ thuật được cấp bằng kỹ sư; ngành kiến trúc “bằng cử nhân”; ngành dược cấp “bằng dược sĩ” hoặc “bằng cử nhân”.
Khoản 2 Điều 12
“Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Ngoài ra thì bàn về khái niệm này thì tại
Tren thực tế có rất nhiều trường đại học nhưng chỉ có 5 loại bằng tốt nghiệp đại học gồm: Bằng kỹ sư (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật); bằng kiến trúc sư (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành kiến trúc); bằng bác sĩ, mẫu bằng dược sĩ, mẫu bằng cử nhân (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của ngành y, dược; bằng Cử nhân (mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế) và mẫu bằng tốt nghiệp đại học của các ngành còn lại.
Với bằng tôt nghiệp nay bằng cử nhân này thì trong một hệ thống cũng có văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bác sĩ thú y, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định.
Theo quy định của pháp luật về bằng tốt nghiệp thì một bằng tốt nghiệp được tao ra sẽ gồm bốn 4 trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5cm. Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ, trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng; trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm, tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3.
Chính phủ cũng quy định việc chuyển một trường đại học lên thành đại học. Để được chuyển, trường đó phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng, có ít nhất ba trường thành viên, 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người và có sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc nhà đầu tư.
Để thành lập trường thành viên, các đơn vị phải có 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo đại học, trong đó có ít nhất ba ngành đào tạo bậc thạc sĩ, một ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên. Thành lập trường chỉ để đào tạo chương trình theo định hướng ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến thạc sĩ, tiến sĩ.
Với trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc số ngành ít hơn quy định, trường phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
2. Bằng đại học tiếng Anh là gì?
Bằng đại học tiếng Anh là ” college degree”.
3. Làm giả bằng đại học bị xử lý như thế nào?
Mức phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP thì hành vi dùng bằng giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi dùng bằng giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy từng mức độ vi phạm. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu văn bằng, chứng chỉ. Và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin…
Mức phạt truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo điều 341
“Trong trường hợp chứng minh được những người mua bằng biết các văn bằng, chứng chỉ đó là giả nhưng vẫn sử dụng (ví dụ họ được cấp bằng khi không thông qua đào tạo tuyển sinh, không đến lớp học, không qua thi tuyển hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng), những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”
Căn cứ dựa trên quy định này ta thấy nếu xét về mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý về việc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và chủ thể đó họ nhận thức được hành vi không qua xét tuyển, không qua đào tạo nhưng vẫn được cấp bằng là trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó, sử dụng tài liệu, giấy tờ giả đó vào mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân để đạt được mục đích của bản thân.
Điều luật này quy định 3 khung hình phạt:
– Khung cơ bản có hình phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
– Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt từ 2 năm đến 5 năm áp dụng đối với phạm tội có tổ chức, phạm tội 2 lần trở lên, làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; hoặc thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
– Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 3 năm đến 7 năm áp dụng đối với trường hợp làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hoặc thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên. Bên cạnh hình phạt chính, hình phạt bổ sung có thể áp dụng cho tội phạm này là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng.
Để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này cần lưu ý phải chứng minh được họ dùng tiền, tài sản hoặc quan hệ nào đó để mua bằng tức biết chắc chắn là bằng giả, không hề qua đào tạo như quy định và sử dụng bằng giả đó (hồ sơ giả) để nộp hồ sơ thi tuyển, thi nâng ngạch bậc hoặc để học lên cao hơn thì đó là hành vi “sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” đã quy định ở điều 341 nêu trên.