Thay vì sử dụng các con số 0, 1, 2, 3 như là hệ thống số Ả Rập mà chúng ta thường dùng, số La Mã sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Latinh để biểu diễn những giá trị số. Số La Mã là một hệ thống số cổ đại được người La Mã sử dụng từ lâu đời. Vậy cách đọc và viết đúng của bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 là gì?
Mục lục bài viết
1. Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100:
Số La Mã là một hệ thống số cổ đại, có nguồn gốc từ người La Mã. Thay vì sử dụng các con số 0, 1, 2, 3 như là hệ thống số Ả Rập mà chúng ta thường dùng, số La Mã sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Latinh để biểu diễn những giá trị số. Số La Mã là một hệ thống số cổ đại được người La Mã sử dụng từ lâu đời. Khác với hệ thống số Ả Rập mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày, số La Mã sử dụng với các chữ cái Latinh như I, V, X, L, C, D và M để biểu diễn những giá trị số. Mỗi chữ cái này tương ứng với một con số cụ thể và khi kết hợp với nhau theo quy tắc cứng, chúng ta có thể viết được tất cả mọi số. Hệ thống này không chỉ là một công cụ tính toán mà còn thể hiện sự sáng tạo của người La Mã, được bảo tồn và tiếp nối qua rất nhiều thế hệ. Mặc dù hệ thống số Ả Rập đã trở nên phổ biến hơn, số La Mã vẫn giữ một vị trí đặc biệt ở trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp số La Mã trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, trong những tòa nhà cổ kính, đồng hồ, sách vở, phim ảnh, số La Mã thường được sử dụng để tạo nên một vẻ đẹp cổ điển và sang trọng.
Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 như sau:
Số tự nhiên | Số la mã | Số tự nhiên | Số la mã |
1 | I | 51 | LI |
2 | II | 52 | LII |
3 | III | 53 | LIII |
4 | IV | 54 | LIV |
5 | V | 55 | LV |
6 | VI | 56 | LVI |
7 | VII | 57 | LVII |
8 | VIII | 58 | LVIII |
9 | IX | 59 | LIX |
10 | X | 60 | LX |
11 | XI | 61 | LXI |
12 | XII | 62 | LXII |
13 | XIII | 63 | LXIII |
14 | XIV | 64 | LXIV |
15 | XV | 65 | LXV |
16 | XVI | 66 | LXVI |
17 | XVII | 67 | LXVII |
18 | XVIII | 68 | LXVIII |
19 | XIX | 69 | LXIX |
20 | XX | 70 | LXX |
21 | XXI | 71 | LXXI |
22 | XXII | 72 | LXXII |
23 | XXIII | 73 | LXXIII |
24 | XXIV | 74 | LXXIV |
25 | XXV | 75 | LXXV |
26 | XXVI | 76 | LXXVI |
27 | XXVII | 77 | LXXVII |
28 | XXVIII | 78 | LXXVIII |
29 | XXIX | 79 | LXXIX |
30 | XXX | 80 | LXXX |
31 | XXXI | 81 | LXXXI |
32 | XXXII | 82 | LXXXII |
33 | XXXIII | 83 | LXXXIII |
34 | XXXIV | 84 | LXXXIV |
35 | XXXV | 85 | LXXXV |
36 | XXXVI | 86 | LXXXVI |
37 | XXXVII | 87 | LXXXVII |
38 | XXXVIII | 88 | LXXXVIII |
39 | XXXIX | 89 | LXXXIX |
40 | XL | 90 | XC |
41 | XLI | 91 | XCI |
42 | XLII | 92 | XCII |
43 | XLIII | 93 | XCIII |
44 | XLIV | 94 | XCIV |
45 | XLV | 95 | XCV |
46 | XLVI | 96 | XCVI |
47 | XLVII | 97 | XCVII |
48 | XLVIII | 98 | XCVIII |
49 | XLIX | 99 | XCIX |
50 | L | 100 | C |
2. Cách đọc bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100:
Để hiểu rõ hơn về các chữ số La Mã, cần phải nắm rõ quy tắc đọc số La Mã theo chuẩn. Quy tắc này bao gồm:
- Ký hiệu I: ký hiệu này đại diện cho một đơn vị.
- Ký hiệu V: ký hiệu này đại diện cho năm đơn vị.
- Ký hiệu X: ký hiệu này đại diện cho mười đơn vị.
- Ký hiệu L: ký hiệu này đại diện cho số 50.
- Ký hiệu C: ký hiệu này đại diện cho số 100.
- Ký hiệu D: ký hiệu này đại diện cho số 500.
- Ký hiệu M: ký hiệu này đại diện cho số 1000.
Quy tắc đọc số La Mã như sau: khi đọc số kiểu La Mã, chúng ta phải tính giá trị từ bên trái sang bên phải. Những nhóm chữ số được phân chia thành hàng nghìn trước, sau đó là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị (tương tự khi mà đọc các số tự nhiên). Ví dụ như đọc số 2222 theo kiểu La Mã thì sẽ có ký hiệu là MMCCXXII, đọc số này là hai nghìn hai trăm hai mươi hai. Trong đó:
- MM là hàng ngàn: 2000
- CC là hàng trăm: 200
- XX là hàng chục: 20
- II là hàng đơn vị: 2.
Những lưu ý trong quy tắc đọc số theo kiểu La Mã:
- Chỉ có ký hiệu I mới đứng trước ký hiệu X hoặc là ký hiệu V.
- Chỉ có ký hiệu X mới được đứng trước ký hiệu C hoặc là ký hiệu L.
- Chỉ có ký hiệu C mới được đứng trước ký hiệu D hoặc là ký hiệu M.
- Với các số lớn hơn 4000, sẽ có một gạch ngang được đặt ở trên đầu số gốc chỉ cho phép nhân với 1000.
- Với các số rất lớn, ký hiệu La Mã của chúng không còn được xác định cụ thể. Đôi khi trên đầu số gốc có thể có 2 gạch hoặc là gạch dưới chỉ cho phép nhân với 1 triệu. Điều này có nghĩa là ký hiệu X với gạch dưới chỉ cho con số 10 triệu ở trong hệ thống chữ La Mã.
3. Cách viết đúng bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100:
Tương tự như cách đọc số theo kiểu La Mã, cách viết số này cũng rất đơn giản nếu như nắm rõ các quy tắc chung. Trong hệ thống chữ số kiểu La Mã, có 07 ký tự số cần nhớ là:
- I=1
- V=5
- X=10
- L=50
- C=100
- D=500
- M=1000
Khi viết số La Mã cần tuân thủ các quy tắc sau:
- Ký hiệu X, I, M, C không được lặp lại quá ba lần ở trong một số. Ví dụ:
C = 100; CCC = 300; CC = 200.
- Các ký hiệu L, V, D chỉ được xuất hiện một lần duy nhất.
- Các chữ số La Mã cơ bản khi lặp lại hai hoặc là ba lần sẽ thể hiện giá trị gấp đôi hoặc gấp ba.
- Khi viết số La Mã, ta viết từ phải sang trái. Những số thêm vào bên phải là số cộng (bé hơn số gốc) và không được lặp lại quá ba lần. Ví dụ:
VI = 6; V = 5; VIII = 8; VII = 7
Nếu bạn viết: VIIII = 9 (sai), cách viết đúng là IX = 9
L = 50; LXX = 70; LX = 60; LXXX = 80
CX = 110; C = 100; CV = 105
2000 + 200 + 30 + 8 = 2238 = MMCCXXXVIII.
- Các số viết bên trái có giá trị trừ đi. Nghĩa là lấy số gốc trừ đi số ở bên trái để tính giá trị. Số ở bên trái luôn phải nhỏ hơn số gốc. Ví dụ:
Số 4 (4 = 5 – 1): Ký hiệu là IV
Số 9 (9 = 10 – 1): Ký hiệu là IX
Số 40 = Ký hiệu là XL; + số 90 = Ký hiệu là XC
Số 400 = Ký hiệu là CD; + số 900 = ký hiệu là CM
MCMLXXXIV = Ký hiệu là 1984
MMXIX = Ký hiệu là 2019.
- Khi sử dụng các ký hiệu như V, I, L, D, C, M và các nhóm số IX, IV, XC, CM, CD, XL để viết số La Mã thì phải đọc từ trái qua phải và tính giá trị các chữ số theo thứ tự giảm dần. Ví dụ, MCMXCIX được đọc là Một nghìn chín trăm chín mươi chín.
Một số cách để viết số La Mã đúng nhất:
- Học từ dễ đến khó là phương pháp học toán rất hiệu quả, sau khi đã thành thạo được cách đọc số La Mã từ 1 đến 20, có thể làm những bài tập viết và đọc các số La Mã có giá trị cao hơn để được luyện tập tư duy toán học một cách nhạy bén nhằm hiểu rõ hơn về các số La Mã.
- Học lí thuyết kết hợp với thực hành: không chỉ riêng môn toán, mà học bất kỳ môn nào cũng cần phải kết hợp giữa lý thuyết với thực hành để nhớ lâu. Vì vậy, cần phải thực hành đọc và viết số La Mã thật nhiều để nhớ lâu hơn.
- Cần đọc và viết nhiều chữ số La Mã để bé thành thạo, nên viết các chữ số La Mã và đoán giá trị và cách đọc của chúng, từ đó giúp cho nắm vững kiến thức. Việc học lý thuyết và thực hành các bài tập liên quan đến chữ La Mã sẽ giúp cho việc áp dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả. Phương pháp này không phải là mới nhưng chính là phương pháp học toán hiệu quả nhất.
- Để giúp nhớ lâu các chữ số La Mã thì nên sử dụng hình ảnh trực quan trong thực tế, từ đó có thể sẽ nhớ được lâu hơn.
- Thường xuyên làm các bài tập về số La Mã.
THAM KHẢO THÊM: