Ngoài những thành tích mà các chủ thể là những cán bộ đã đạt được trong nhiều năm công tác, phẩm chất đạo đức, lối sống mà các chủ thể đó thể hiện hàng ngày tại môi trường làm việc thì những bản tự nhận xét hay bản tự kiểm điểm bản thân cũng là những yếu tố quan trọng để thực hiện xem xét bổ nhiệm chức vụ.
Mục lục bài viết
1. Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm là gì?
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm được hiểu cơ bản chính là
Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm là biểu mẫu được lập ra để các chủ thể là những cá nhân cán bộ tự đưa ra những nhận xét đánh giá chung trong thời gian cán bộ đó làm việc, giữ chức vụ suốt nhiệm kỳ vừa qua. Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ là yếu tố quan trọng để xem xét bổ nhiệm.
Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm sẽ giúp các chủ thể là những người cán bộ có thể tự mình đánh giá, nhìn nhận chính quá trình làm việc của bản thân mình, thành thật với những khuyết điểm của bản thân và cũng thông qua đó sẽ có thể tự tìm ra giải pháp để nhằm mục đích có thể khắc phục tình trạng. Việc tự phê bình và đánh giá cán bộ trên thực tế cũng sẽ góp phần to lớn nhằm mục đích để nâng cao tinh thần cũng như là năng lực lãnh đạo, quản lý của các đối tượng cán bộ.
Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ bổ nhiệm lại gồm những thông tin về Quốc hiệu tiêu ngữ; Thông tin cán bộ bổ nhiệm lại tự đánh giá: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác; Phần tự nhận xét, đánh giá và người tự đánh giá ký ghi rõ họ tên của mình.
2. Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
Họ và tên cán bộ: …. Mã số:…
Chức vụ:… Ngạch bậc lương:…
Đơn vị đang công tác: ……
I. TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ CÔNG TÁC TU DƯỠNG RÈN LUYỆN
1/ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước:
2/ Kết quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được phân công
3/ Tinh thần kỷ luật:
4/ Tinh thần phối hợp trong công tác:
5/ Tính trung thực trong công tác:
6/ Lối sống đạo đức:
7/ Tinh thần học tập nâng cao trình độ:
8/ Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân:
II. TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC TU DƯỠNG RÈN LUYỆN
….., ngày…..tháng….năm….
Người tự nhận xét
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
3. Cách viết bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm:
Bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo tại các cơ quan,đơn vị sự nghiệp công lập được viết theo mẫu được nêu cụ thể bên trên và bao gồm các nội dung sau đây:
– Thứ nhất: Phần mở đầu bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm:
Ở phần mở đầu bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm, các chủ thể là những cá nhân thực hiện cần phải viết đầy đủ những thông tin của mình cụ thể là các thông tin như: họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, chức vụ, đang sinh hoạt tại chi bộ, đảng bộ nào.
– Thứ hai: Phần nội dung bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm:
Nội dung của bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm sẽ bao gồm các nội dung về thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, kết quả đạt được; phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống và những ưu điểm, nhược điểm cụ thể.
Các chủ thể cũng có thể tham khảo cách viết nội dung của một phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở như sau:
+ Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
Về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thì bản thân là Phó hiệu trưởng nhà trường, chủ tịch công đoàn, Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở đã chủ động cùng với chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường xây dựng ra các kế hoạch giáo dục theo định kỳ hàng tháng, hàng năm để nhằm mục đích cùng cấp ủy và ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo cũng như thực hiện việc chỉ đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chỉ tiêu trong nghị quyết của nhà trường đã đề ra qua từng năm học.
Giữ vững và từng bước ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó thì cũng đã chú trọng đến bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi để tham gia các cuộc thi của thành phố, của quốc gia.
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng đã được củng cố; xây dựng thêm ngày càng khang trang và đảm bảo vệ sinh sạch đẹp.
+ Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua:
Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở đã đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chuẩn nghề nghiệp loại xuất sắc; công chức loại tốt và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở cùng Hiệu trưởng nhà trường lãnh đạo giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia,…
Bên cạnh đó thì đã luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy; của Hiệu trưởng nhà trường trong công tác chỉ đạo chuyên môn để từ đó có thể xây dựng kế hoạch, nội dung; biện pháp thực hiện các kế hoạch và phân công công việc tạo nên nền tảng làm việc ổn định; khoa học và đạt hiệu quả cao.
+ Về phẩm chất chính trị, lối sống:
Phẩm chất đạo đức tốt, đã chấp hành đầy đủ các chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở có lối sống trong sạch, vững mạnh, gương mẫu thực hiện tốt các cuộc vận động.
Bên cạnh đó thì cũng có ý thức học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn; có ý thức kỷ luật.
+ Tóm tắt những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân:
Ưu điểm: Có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, điều lệ, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chấp hành tốt sự phân công của Hiệu trưởng nhà trường; phối hợp tốt với Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, lãnh đạo đối với các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ; …
Hạn chế: Trong công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân thì vẫn còn thiếu nhạy bén; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế; Công tác chỉ đạo đoàn thể vẫn chưa có sự đồng bộ.
– Thứ ba: Phần kết luận bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm:
Phần kết luận bản tự nhận xét đánh giá quá trình công tác cán bộ để bổ nhiệm sẽ nêu cụ thể về địa điểm, thời gian viết bản tự nhận xét và chữ ký của người thực hiện.
4. Vai trò của cán bộ:
Cán bộ được hiểu cơ bản chính là công dân Việt Nam, các cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để được giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây sẽ gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và các cán bộ sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi ra đi đã từng căn dặn chúng ta như sau: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng cán bộ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của bộ máy nhà nước, cán bộ cũng chính là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu trong tiến trình xây dựng đất nước và các cán bộ sẽ được nhân dân tin tưởng. Nhân dân sẽ bầu ra và gửi gắm niềm tin vào những cán bộ ưu tú nhất, những người có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm to lớn này.
Muốn xây dựng được một nhà nước vững mạnh, một nhà nước mà có thể sánh vai với cường quốc năm châu thì mỗi chúng ta đều sẽ cần xây dựng hệ thống gốc vững chắc, đầu tiên đó chính là từ việc xây dựng, đào tạo một đội ngũ cán bộ, hay còn gọi là công tác cán bộ. Đây cũng chính là một trong các nội dung quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng Đảng.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy” Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Con người cũng chính là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, không ngừng thực hiện việc kiểm tra, củng cố công tác cán bộ là việc tất yếu mà Đảng và Nhà nước cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.