Để hạn chế việc các vụ tai nạn xảy ra, pháp luật nước ta đã ban hành quy định về quản lý tốc độ của các loại xe tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc quản lý tốc độ như thế nào thì nhiều cá nhân chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về "Bắn tốc độ"
Mục lục bài viết
1. Bắn tốc độ là gì?
Có thể thấy rằng, đối với câu hỏi bắn tốc độ là gì – bạn hoàn toàn có thể hiểu đơn giản bắn tốc độ chính là công việc của CSGT. Họ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dùng này để có thể tính toán được tốc độ của xe trên một đoạn đường nhất định, sau khi đã xác định được phương tiện liệu có vi phạm về tốc độ hay không, thì thiết bị này còn có khả năng giúp cho CSGT ghi lại hình ảnh của đối tượng vi phạm đó.
Bên cạnh đó, theo
Thông thường, CSGT hiện nay thường sử dụng súng bắn tốc độ tại các đoạn đường cao tốc – đây là nơi mà các chủ phương tiện thường không thể làm chủ được vận tốc của mình. Ngoài ra, trên các đoạn đường quốc lộ nơi có nhiều phương tiện tham gia giao thông cũng được cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra tốc độ và tiến hành xử phạt.
2. Cách hoạt động của các loại máy bắn tốc độ:
Thứ nhất, lắp máy cố định
Máy được lắp đặt trong hầu hết các thành phố lớn, hoặc được treo trên cầu tại những điểm giao nhau có nhiều phương tiện qua lại trên đường.
Máy bắn tốc độ cố định này có khả năng ghi lại được tốc độ của xe bởi xe được trang bị hệ thống cảm biến điện tử được người dùng lắp đặt nổi trên mặt đường. Do đó mà khi một chiếc xe lăn bánh qua, thì đèn tín hiệu điện từ của máy sẽ bắt đầu sáng lên. Trong trường hợp tốc độ của xe cao hơn tốc độ giới hạn thì máy sẽ tự động chụp lại hình ảnh vi phạm của xe tại thời điểm đó.
Máy bắn tốc độ cố định còn ghi lại được ngày, giờ, địa điểm, hướng đi, tốc độ, tốc độ giới hạn và làn đường mà xe đi qua. Hơn nữa, nó còn phát hiện được cả xe đi sai làn đường quy định ngay cả khi chiếc xe đó đi sau chiếc xe khác. Bởi vì, mỗi làn đường dành riêng cho từng loại xe được lắp hệ thống rò và máy chụp tự động.
Thứ hai, máy bắn tốc độ tầm trung
Có lẽ đây là loại máy quay đơn gian nhất. Loại máy này được trang bị hệ thống nhận dạng biển số tự động, không sử dụng chùm laser, GPS hoặc phát minh hiện đại nhưng là loại máy thu được hình ảnh rõ nhất.
Nguyên lý hoạt động của loại máy này cũng đơn giản: Tính được khoảng cách giữa điểm A đến điểm B. Cũng như thời gian xuất phát từ điểm A máy dễ dàng xác định được tốc độ trung bình của chiếc xe giữa hai điểm. Sử dụng tia hồng ngoại và cơ sở dữ liệu của phương tiện, hệ thống sẽ nhận diện chiếc xe qua biển số.
Ngoài hai cái tên kể trên, loại máy này còn được gọi là hệ thống camera cưỡng chế tốc độ (SPECS) hoặc thiết bị chống vi phạm tốc độ (SSVD).
Thứ ba, máy bắn tốc độ di động
Máy bắn tốc độ di động là một trong những loại máy được thiết kế dành cho xe cảnh sát. Loại máy này cũng gần giống với hệ thống radar, có nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau như: Máy cầm tay, máy có chân…được trang bị thiết bị ghi lại chính xác tốc độ vi phạm của người tham gia giao thông ở mọi nơi, ngoài ra nó còn được trang bị công nghệ laser, hạn chế được chùm ánh sáng của xe đang đến trong vòng 3-7 giây và đo được tốc độ của xe trong phạm vi hoạt động 800 mét.
Máy bắn tốc độ di động còn có khả năng phát hiện được hướng di chuyển của xe, đồng thời kiểm soát được tần số của xe như: Nếu tần số tăng có nghĩa là xe đang đến và tần số giảm cho biết xe đang di chuyển qua trạm gác.
Thứ tư, bắn tốc độ bên đường
Với cách này, thường được làm thủ công chính là CSGT sẽ ngồi ở một điểm cố định, hơi khuất, thuận lợi để có thể có tầm nhìn xa. Vì súng này sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên tuyệt đối không đường đi của nó không được có chướng ngại nào.
Thứ năm, máy “Vừa chạy vừa bắn”
Là một trong những kiểu bắn tốc độ thường được sử dụng nhiều với máy LaserCam III đời mới. Dòng máy bắn tốc độ này người dùng không cần phải gắn cố định, mà có thể bắn di động bằng cách lắp đặt trên xe tuần tra. Máy được trang bị GPS để giúp xác định được tốc độ di chuyển của súng, làm cho máy có khả năng bắn cả xe xuôi chiều và ngược chiều.
Bên cạnh đó, máy bắn tốc độ này còn có thể ghi lại cả tọa độ bắn để làm bằng chứng cho CSGT. Có độ nhạy sáng cao, nên có thể bắn cả buổi tối mà vẫn cho hình ảnh rất rõ nét.
3. Mức xử phạt khi điều khiển xe chạy quá tốc độ:
Thứ nhất, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.
Thứ hai,xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
Thứ ba, xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
Thứ tư, xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
4. Khi bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ cần phải làm gì?
Khi tham giao thông nhưng bị dừng xe để xử lý vi phạm về việc tốc độ thì người tham gia giao thông có quyền yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh vi phạm. Căn cứ Theo điểm a khoản 2 Điều 14 của Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập
Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi, thu được thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.
Trong trường hợp sau khi đã xem xong hình ảnh chứng minh lỗi vi phạm vượt quá tốc độ của mình, người vi phạm phải chấp hành việc nộp phạt theo quy định.
Như vậy, để tránh tình trạng bị xử phạt về tốc độ mỗi cá nhân hãy có ý thức trong việc tham gia giao thông tại các tuyến đường, vừa góp phần vệ cho chính bản thân và gia đình mình.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường;
–
– Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.