Ban thường vụ có cách gọi đầy đủ là ban thường vụ Đảng bộ, được ban chấp hành đại diện cho cả đảng bộ bầu ra. Vậy, Ban thường vụ là gì? Các quy định của Đảng về Ban thường vụ như thế nào? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu nội dung dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Ban thường vụ là gì?
Ban thường vụ có cách gọi đầy đủ là ban thường vụ Đảng bộ, được ban chấp hành đại diện cho cả đảng bộ bầu ra. Dịch theo ý nghĩa Hán Việt thì “thường vụ” là nhiệm vụ hàng ngày/ thường ngày. Ban thường vụ ý nói đến một “bộ phận có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày của một tổ chức, một đoàn thể” (theo Từ điển mở Wiktionary.
Như vậy, Ban thường vụ được hiểu là cơ quan giúp việc cho Đảng, có vai trò quan trọng và được giao những nhiệm, quyền hạn khác nhau, phù hợp với vai trò.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban thường vụ:
Để xác định nhiệm vụ và quyền hạn của ban thường vụ, chúng ta cần căn cứ vào những quy định được nêu rõ ở Điều 2 thuộc Quyết định số 168-QĐ/TW ban hành vào năm 2018. Theo Quyết định này, Ban thường vụ được xác định các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Một, ban thường vụ cấp tỉnh được quyền đưa ra quyết định đối với việc triệu tập một hội nghị ở cấp ủy tỉnh; tiến hành công tác chỉ đạo việc các vấn đề về chuẩn bị: chương trình, nội dung, dự thảo của nghị quyết, đề án, báo cáo và kết luận phục vụ cho việc trình lên những vấn đề trong hội nghị cấp ủy thuộc thẩm quyền đã được quy định rõ trong Điều 4 của Quy định 168 này; được đưa ra quyết định cho các kế hoạch công tác và chương trình trong ban thường vụ. Đồng thời, ban thường vụ sẽ nêu cao tinh thần chủ động trong công tác đưa ra các đề xuất đối với các vấn đề quan trọng có liên quan tới địa phương và trình đề xuất đó lên cấp ủy.
Hai, Ban thường vụ sẽ trực tiếp chỉ đạo, giám sát hoạt động triển khai thực hiện các nghị quyết, các chỉ thị (Nghị quyết và chỉ thị được ban hành bởi Trung ương và cấp ủy tỉnh, nghị quyết của đại hội đảng bộ cấp tỉnh). Bộ phận ban thường vụ còn đứng ra tổ chức làm các thí điểm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tham gia cả vào công cuộc phát triển nền kinh tế – xã hội và tổng kết lại kết quả của quá trình đó.
Ba, Ban thường vụ còn góp phần quan trọng trong công tác thực hiện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tổ chức hoạt động và xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị chất lượng.
Tư, ban thường vụ cũng được phép đưa ra kết luận, đưa nghị quyết để lãnh đạo các vấn đề mang tính chất nhạy cảm, quan trong ở lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Năm, bộ phận này có thể đưa ra chủ trương, nêu các biện pháp hoặc quyết định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ về: an ninh – quốc phòng, về xây dựng các khu phòng thủ, vấn đè đối ngoại, thế trận an ninh và trong việc xây dựng một nền quốc phòng toàn dân. Trong công tác giải quyết, phòng và chống tội phạm, giải quyết các vấn đề, các tình huống phức tạp, đột xuất về trật tự, an ninh, an toàn chính trị – xã hội, ban thường vụ cũng góp một phần công sức lớn.
Sáu, ban thường vụ đưa ra các định hướng cho các bộ phận viện kiểm sát, nội chính, tòa án, tư pháp; tham gia hoạt động phòng và chống lãng phí, tham những; được phép xử lý những sự vụ phức tạp đối với vấn đề trên đúng theo quy định của pháp luật.
Bảy, bộ phận ban thường vụ còn có trách nhiệm chỉ đạo các vấn đề liên quan tới tài sản, tài chính của đảng bộ dựa trên căn cứ là đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước.
Trách nhiệm, quyền hạn thứ tám của ban thường vụ là được tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng các chính sách, quy định, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đặc biệt cần tham gia đóng góp tích cực vào các vấn đề của địa phương.
Tiếp theo, được phép thực hiện công tác do cấp ủy tỉnh và Trung ương giao phó; được đưa ra quyết định khi các tổ chức đảng, cấp ủy đề nghị đối với các vấn đề.
Cuối cùng, ban thường vụ tỉnh còn có thể ủy quyền cho tổ chức thường trực cấp hủy đảm nhiệm tiến hành các công việc thuộc thẩm quyền và giám sát công tác đó.
3. Căn cứ xác định trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó tại Ban thường vụ cấp tỉnh:
Một, căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu tại Ban thường vụ cấp Tỉnh
– Căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ; quy chế làm việc của từng cơ quan, đơn vị.
– Căn cứ nghĩa vụ, chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; quy định những điều đảng viên không được làm; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm và các văn bản pháp luật liên quan.
– Căn cứ tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cán bộ.
– Môi trường và điều kiện cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
– Căn cứ trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu quy định tại điểm 1, mục II, Quy định này.
Hai, nguyên tắc xử lý vi phạm trách nhiệm
Việc xử lý người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu vi phạm nội dung trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu phải được tiến hành một cách công minh, công khai, khách quan, đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, đúng trình tự, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
– Trường hợp thực hiện cơ chế lãnh đạo, điều hành tập thể, khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể lãnh đạo, nếu ý kiến của đa số thành viên là trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu được phân công lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý lĩnh vực đó không có ý kiến khác thì khi xử lý vi phạm, phải bị xử lý trách nhiệm ở mức cao hơn so với các thành viên khác trong tập thể lãnh đạo.
Ba, quy định về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cấp Tỉnh
* Trách nhiệm bản thân người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
– Về tư tưởng chính trị: Trung thành với Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành và tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có ý thức, trách nhiệm và thái độ cương quyết trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác của bản thân.
– Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm. Luôn trung thực, khách quan trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ. Ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, thường xuyên có ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.
– Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao, đạt kết quả và mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ; ý thức xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị; coi trọng việc quy tụ, đoàn kết trong nội bộ; có thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng. Trách nhiệm tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
– Về ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
* Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị
– Phổ biến, quán triệt và chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách và các quy định khác của Đảng, pháp luật Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp trên.
– Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, xây dựng và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội; quốc phòng-an ninh, tư pháp; xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh; xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm cao; có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng; kỷ cương, kỷ luật tốt; cần cù, sáng tạo; tận tụy phục vụ nhân dân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không cửa quyền, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.
– Đảm bảo phát huy dân chủ; xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, thống nhất; ngăn chặn, phát hiện và xử lý hoặc tham mưu xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vấn đề nảy sinh tại địa phương, cơ quan, đơn vị.