Trường hợp tổ chức tín dụng thu những loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ những khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với những khách hàng. Vậy khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế không?
Mục lục bài viết
1. Bán tài sản bảo đảm để trả nợ có phải khai nộp thuế không?
Khoản 8 Điều 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTC 2024 hợp nhất về những Thông tư hướng dẫn Luật Thuế GTGT và
– Hình thức cho vay;
– Hình thức chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
– Hình thức bảo lãnh ngân hàng;
– Hình thức cho thuê tài chính;
– Hình thức phát hành thẻ tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng thu những loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ những khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với những khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và những khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Các khoản phí giao dịch thẻ thông thường không thuộc quy trình cấp tín dụng như là phí cấp lại mã pin cho thẻ tín dụng, phí cung cấp bản sao hóa đơn giao dịch, phí đòi bồi hoàn khi mà sử dụng thẻ, phí thông báo mất cắp, thất lạc thẻ tín dụng, phí để hủy thẻ tín dụng, phí chuyển đổi loại thẻ tín dụng và các khoản phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
– Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với những ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
– Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án hoặc là bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:
+ Tài sản bảo đảm tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm mà đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao các tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp luật, các bên thực hiện thủ tục bàn giao các tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật thì không phải xuất hóa đơn GTGT.
Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì khi đó tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo đúng quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu như tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Ví dụ 1: Tháng 3/2015, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp là khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để thực hiện vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là vào ngày 31/3/2016). Đến ngày 31/3/2016, Doanh nghiệp A không có khả năng để trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A khi đó không phải lập hóa đơn. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ví dụ 2: Tổ chức X là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng. Năm 2014, tổ chức X đã ký hợp đồng cung cấp thông tin tín dụng cho một số ngân hàng thương mại phục vụ các hoạt động cấp tín dụng và phục vụ hoạt động khác của ngân hàng thương mại thì doanh thu ở từ dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh thu từ dịch vụ cung cấp các thông tin tín dụng phục vụ các hoạt động khác của ngân hàng thương mại không theo các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng trong trường hợp đã hết thời gian trả nợ nhưng người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao các tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật, khi đó các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm thì sẽ không phải xuất hóa đơn GTGT. Còn trong trường hợp doanh nghiệp mà được ngân hàng ủy quyền cho phép bán các tài sản bảo đảm của khoản tiền vay để trả nợ cho ngân hàng không thuộc đối tượng đã nêu trên thì sẽ phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra theo quy định.
2. Thời hạn nộp tờ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ:
Như đã phân tích ở mục trên, trong trường hợp doanh nghiệp được ngân hàng ủy quyền cho phép bán các tài sản bảo đảm của khoản tiền vay để trả nợ cho ngân hàng không thuộc đối tượng đã nêu trên thì sẽ phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT đầu ra theo quy định.
Căn cứ tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế như sau:
–Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như dưới đây:
+ Chậm nhất là vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
+ Chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như dưới đây:
+ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (áp dụng đối với hồ sơ quyết toán thuế năm); chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính (áp dụng đối với hồ sơ khai thuế năm);
+ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (áp dụng đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế);
+ Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, của các cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì khi đó thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là vào ngày thứ 10 bắt đầu kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thì khi đó chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
Theo như các quy định nêu trên thì đối với trường hợp nộp thuế GTGT theo tháng thì thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ sẽ là chậm nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
Còn đối với nộp thuế GTGT theo quý thì thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
3. Xử phạt khi chậm nộp tờ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ:
Căn cứ Điều 13 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BTC 2024 của Bộ Tài chính hợp nhất về những Nghị định xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn thì xử phạt khi chậm nộp tờ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ như sau:
– Phạt cảnh cáo: Nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng: Nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày
– Phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng: Nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
– Phạt tiền từ 8 triệu đến 15 triệu đồng, nếu:
+ Nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
+ Nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
+ Không nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
– Phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu đồng: Nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế khi bán tài sản bảo đảm để trả nợ đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định về việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTC 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Thuế GTGT và
THAM KHẢO THÊM: