Mỗi ngành nghề xuất hiện thì cũng sẽ có những sản phẩm mang tính đặc thù riêng biệt. Việc sao chép, lấy ý tưởng xuất hiện rất nhiều. Do đó mà vấn đề bản quyền sản phẩm đang ngày càng được quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bản quyền sản phẩm là gì?
Mục lục bài viết
1. Bản quyền sản phẩm là gì?
Chúng ta có thể hiểu bản quyền thực chất là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để nhằm mục đích miêu tả quyền mà các chủ thể là những tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của chính những tác giả đó. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền sẽ bao gồm các tác phẩm cụ thể được nêu sau đây: sách, nhạc, điêu khắc, phim chuyện, các dữ liệu máy tính, quảng cáo hay những bản vẽ kỹ thuật và nhiều các loại sản phẩm khác. (Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả).
Ta nhận thấy rằng, thực tế thì vấn đề bản quyền sản phẩm ở trong giai đoạn hiện nay là một trong số những vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến. Pháp luật nước ta cũng đã có những quy định khá chi tiết về vấn đề này để nhằm có thể thông qua đó bảo vệ quyền và những lợi ích hợp pháp của các chủ thể là những tác giả.
2. Các sản phẩm được phép đăng ký bản quyền:
Trong trường hợp khi các chủ thể tự bản thân mình sáng tạo ra một sản phẩm bất kỳ nào đó, sản phẩm đó trên thực tế sẽ có thể là một hàng hóa được thể hiện dưới dạng vật thể, cũng có thể là một loại dịch vụ, và cũng có thể là một ý tưởng và nhiều hình thức cụ thể khác. Tất cả những sản phẩm đó thì về bản chất đều được hình thành một cách độc lập, các chủ thể là những tác giả cũng không sao chép, những sản phẩm này trên thực tế sẽ đều không có sự trùng lặp, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ thì những sản phẩm này sẽ đều có thể được đăng ký bản quyền sản phẩm.
Theo đó, đối với những chủ thể là những người chưa từng đăng ký bản quyền sản phẩm lần nào thì các chủ thể này pháp luật Việt Nam quy định sẽ cần phải có sự tìm hiểu rõ, nắm bắt rõ quy định cụ thể về các trình tự, thủ tục để cho các sản phẩm của mình được đăng ký bản quyền, các sản phẩm đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ, từ đó cũng giúp các chủ thể có thể hạn chế được các tranh chấp, các rủi ro không đáng có trong quá trình các chủ thể sử dụng sản phẩm.
Dưới đây là một số hình thức đăng ký bản quyền cụ thể như sau:
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền cho logo của công ty, logo doanh nghiệp dưới dạng là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền cho bài hát và các tác phẩm âm nhạc.
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền cho các loại sách, truyện, phần mềm, bản vẽ, các thiết kế.
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền cho các thương hiệu, thương hiệu độc quyền.
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền những ý tưởng.
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền cho các tác phẩm nhiếp ảnh, các tác phẩm kiến trúc.
– Thực hiện việc đăng ký bản quyền cho các tác phẩm văn học, các tác phẩm nghệ thuật dân gian và các tác phẩm khác trong các trường hợp cụ thể.
2. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền sản phẩm:
Khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ thể sẽ có thể nhận được những lợi ích cụ thể như sau:
– Khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ thể sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ, được tự mình hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các cá nhân, đơn vị, tổ chức chấm dứt các hành vi xâm phạm đến bản quyền sản phẩm của mình.
– Khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ thể sẽ được sử dụng bản quyền sản phẩm độc quyền, tạo được sự phân biệt sản phẩm của mình với các đơn vị khác, tăng tính cạnh tranh, nâng cao doanh thu.
– Đăng ký bản quyền sản phẩm cũng là cơ sở để nhằm mục đích các chủ thể sẽ có thể giải quyết được các tranh chấp có thể phát sinh hoặc các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện việc kinh doanh, sản xuất, sử dụng sản phẩm, từ đó đảm bảo quyền lợi hợp pháp và bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể là những chủ sở hữu bản quyền sản phẩm.
– Khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ thể cũng sẽ có thể được phép sử dụng sản phẩm lâu dài, ổn định, từ đó cũng sẽ giúp thu hút các đối tượng khách hàng, việc các chủ thể đăng ký bản quyền sản phẩm là cơ sở để đăng ký bản quyền các sản phẩm tương tự tiếp theo để phát triển logo, nhãn hiệu hoặc thương hiệu của đơn vị, doanh nghiệp đó.
– Khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ thể sẽ được quyền chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng bản quyền sản phẩm, cho chủ thể bên thứ ba, yêu cầu các bên xâm phạm tới bản quyền sản phẩm bồi thường thiệt hại cho mình.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, có rất nhiều lợi ích khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm. Việc đăng ký bản quyền sản phẩm là cần thiết giúp các chủ thể có thể phát triển sản phẩm lâu dài và tạo sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
3. Đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?
Đăng ký bản quyền sản phẩm được hiểu cơ bản chính là thủ tục hành chính được các chủ thể thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc cùng bản quyền tác giả để nhằm mục đích giúp các chủ thể là những tác giả của sản phẩm có thể khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với sản phẩm do chính bản thân mình sáng tạo ra thông qua việc các chủ thể thực hiện nộp đơn đăng ký tại cơ quan được đăng ký nêu trên.
Chúng ta thấy rằng, ở trên các phương tiện truyền thông, có nhắc đến rất nhiều các cụm từ như sở hữu trí tuệ hay bản quyền tác giả và cụm từ bản quyền sản phẩm. Về bản chất thì tất cả những cụm từ được nêu cụ thể ở bên trên thường thì sẽ có hàm ý giống nhau, là nhằm mục đích chung để giúp các chủ thể có thể bảo vệ những quyền lợi hay chất xám mà các chủ thể là những cá nhân hoặc một doanh nghiệp tạo ra những giá trị riêng của mình.
Thực ra, đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ là những điều cần thiết phải làm. Bởi vì ta thấy được cụ thể rằng, ở trong môi trường cạnh tranh diễn ra một cách gay gắt, thậm chí là sống còn, khi các chủ thể không thể tự bảo vệ bản thân mình và quyền lợi của mình, rất khó để các chủ thể đó có thể tồn tại.
3. Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm:
Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền sản phẩm, chủ sở hữu dự định đăng ký bản quyền sản phẩm cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và các tài liệu như sau:
– Tờ khai đăng ký bản quyền sản phẩm.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh giới thiệu về sản phẩm dự định đăng ký được thể hiện dưới dạng vật chất, thể hiện trên giấy A4 theo quy định pháp luật hiện hành.
– Văn bản cam kết của chủ thể là chủ sở hữu sản phẩm về việc hoàn toàn tự sáng tạo sản phẩm, không sao chép sản phẩm từ đơn vị, cá nhân khác.
– Biên bản bàn giao hoặc
– Bản sao có công chứng hoặc bản sao có chứng thực căn cước công dân hay Chứng minh nhân dân đối với chủ thể là chủ sở hữu sản phẩm dự định đăng ký là cá nhân.
– Bản sao có công chứng hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tương ứng đối với chủ sở hữu sản phẩm là các doanh nghiệp, công ty hoặc hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
– Văn bản ủy quyền cho chủ thể là người thực hiện đăng ký bản quyền sản phẩm.
4. Quy trình thực hiện đăng ký bản quyền sản quyền sản phẩm:
Quy trình thực hiện đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
– Bước 1: Cần phân biệt và xác định được đối tượng đăng ký bản quyền:
Trước khi các chủ thể thực hiện việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm, các chủ thể là chủ sở hữu sản phẩm sẽ cần phân loại và xác định hình thức đăng ký cho sản phẩm đó.
– Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm:
Sau khi các chủ thể đã xác định xong đối tượng đăng ký, chủ thể là chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền cho sản phẩm. Bởi vì đối tượng đăng ký bản quyền sản phẩm rất nhiều nên thành phần hồ sơ của các đối tượng đó cũng có sự khác nhau.
– Bước 3: Các chủ thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tới cơ quan đăng ký:
Mỗi hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm thì sẽ có cơ quan thẩm định riêng, chính bởi vì thế mà các chủ thể cần xác định đúng đối tượng đăng ký và tương ứng với cơ quan mình sẽ nộp hồ sơ.
– Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký sau khi đã nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm tới cơ quan đăng ký:
Hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm sau khi đã nộp sẽ được cơ quan đăng ký thẩm định. Trong quá trình thẩm định có thể hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ cần bổ sung những tài liệu hoặc khắc phục những thiếu xót. Chính vì vậy, các chủ thể là những chủ sở hữu cần lưu ý để có thể kịp thời bổ sung theo quy định của cơ quan đăng ký
– Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho sản phẩm: