Để có thể duy trì và điều phối hoạt động của công ty thò doanh nghiệp đó không thể nào không có một mô hình ban lãnh đạo được thành lập dựa trên nhu cầu và quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, ban lãnh đạo là gì? Bao gồm những ai và chịu trách nhiệm gì?
Mục lục bài viết
1. Ban lãnh đạo là gì?
Đối với một công ty thì những người đứng đầu và quản lý, lãnh đạo, định hướng hoạt động cho sự phát triển của công ty đó thì được xác định là ban lãnh đạo của công ty. Và ban lãnh đạo này lại được nhận định là một nhóm người tiên phong, có tầm nhìn để định hướng và phân công nhiệm vụ công việc cho các thành viên khác.
Một thuật ngữ dùng để chỉ đến một tập thể những người đứng đầu của một doanh nghiệp và người chỉ đạo nhân viên dưới quyền mình thì đó chính là ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo sẽ thực hiện hoạt động ban hành những quy định cũng như chính là người ra quyết định quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp và sự vững mạnh của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
Được xác định là một ủy ban điều hành cùng giám sát các hoạt động của một tổ chức thì ban lãnh đạo có thể là tổ chức vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận như doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ.
Quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của ban lãnh đạo được xác định bởi các quy định của chính phủ (bao gồm
Trong một tổ chức có các thành viên biểu quyết, hội đồng quản trị chịu trách nhiệm và có thể là cấp dưới, tư cách thành viên đầy đủ của tổ chức, thường bầu ra các thành viên của hội đồng quản trị. Trong một công ty cổ phần, các giám đốc không điều hành được bầu bởi các cổ đông và hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về việc quản lý công ty.
Lãnh đạo là người dẫn dắt, tổ chức, có tầm nhìn, sự ảnh hưởng và là người đề ra mục tiêu và hướng đi cụ thể định hướng cho doanh nghiệp, hoặc tổ chức. Lãnh đạo có nhiệm vụ quy tụ, định hướng và dẫn dắt mọi người thực hiện các chiến lược dài hạn.
2. Ban lãnh đạo gồm những ai?
Bản chất và thành phần của một ban lãnh đạo có thể thay đổi từ tổ chức này sang tổ chức khác. Nói chung, một ban ban lãnh đạo bao gồm một nhóm nhỏ những người ra quyết định quan trọng trong một tập đoàn, công ty hoặc doanh nghiệp. Trong các tập đoàn vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, ban lãnh đạo được lựa chọn bởi hội đồng quản trị và thường bao gồm các giám đốc, bao gồm các vị trí quản lý như chủ tịch, phó chủ tịch và thủ quỹ. Tùy thuộc vào tổ chức, nhóm giám đốc ưu tú này có thể được gọi là ban lãnh đạo, ban điều hành hoặc ban chỉ đạo.
Trong ban lãnh đạo sẽ bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, giám đốc công ty, giám đốc điều hành của công ty; giám đốc tài chính của công ty, giám đốc thông tin của công ty, phó giám đốc công ty, quản lý trong công ty, trưởng bộ phận, trưởng phòng nhân, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng tài chính, trường phòng kế toán, trường phòng sản xuất, trường phòng marketing, trường phòng, trưởng bộ phận,… Đây là một số các chức vụ nằm trong ban lãnh đạo công ty, hoặc đối với các công ty khác nhau sẽ xây dựng một mô hình ban lãnh đạo khác nhau tùy thuộc vào tính chất hoạt động của công ty đó. Đối với mỗi thành viên giữ chức vụ trong ban lãnh đạo sẽ được biết đế với tên tiếng Anh riêng và sẽ có những thuật ngữ chuyên dùng riêng cho ngành. Tuy nhiên ban lãnh đạo sẽ được dịch với tên trong tiếng Anh như sau:
3. Ban lãnh đạo được xác định là chịu trách nhiệm gì?
Để nhằm mục đích để thi hành chức trách, nhiệm vụ được giao thì pháp luật Việt Nam đã quy định về việc ban lãnh đạo được giao cho sử dụng một số quyền lực. Và đồng thời đây cũng được nhận định là quyền lực của tập thể trao cho họ. Cũng chính vì vậy mà ban lãnh đao là người đại diện cho quyền lực của tập thể để thực thi công việc sao cho có hiệu quả cao nhất, quyền lực đó không phải là của cá nhân họ.
Chất lượng công tác của ban lãnh đạo hay là người đứng đầu thể hiện chất lượng lãnh đạo cụ thể của tổ chức đảng và chính quyền, đoàn thể ở đơn vị mà người đứng đầu đại diện. Chất lượng công tác của ban lãnh đạo này nó được xác định là bộc lộ toàn bộ phẩm chất của người cán bộ, khả năng, đồng thời cũng thể hiện chất lượng lãnh đạo cụ thể của tổ chức đảng ở lĩnh vực mà cá nhân người đứng đầu được trao quyền đại diện.
Gốc của mọi công việc theo như quan điểm của Bác Hồ đều dựa trên sự chỉ dạo của ban lãnh đạo. Cũng chính vì thế mà một đơn vị, địa phương, đoàn thể có thành cồng trong hoạt động của mình hay không đó chính là nhờ vào sự lãnh đạo của ban lãnh đạo. Bởi vì ban lãnh đạo chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
Trên thực tế thì ban lãnh đạo là người đứng dầu sẽ phải chịu trác nhiệm lớn hơn những cán bộ nhân viên thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Trước mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao thì ban lãnh đạo luôn là người phải đứng lên chịu trách nhiệm đầu tiên. Đồng thời khi ban lãnh đạo ra các quyết định, chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm chính trong việc ra các về quyết định đó.
Ban lãnh đạo sẽ phải tự mình nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và chính xác những cán bộ, nhân viên thuộc quyền có vai trò rất quan trọng đối với người đứng đầu trong sử dụng, bố trí, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nhân viên phù hợp. không những thế mà cần phải tự mình biết tạo ra khả năng quán xuyến, khả năng tổng hợp, khái quát đòi hỏi người đứng đầu có năng lực nghe, nhìn, phân tích mọi hiện tượng, sự việc trong cơ quan, đơn vị.
Đối với ban lãnh đạo thì sẽ được quy định về trách nhiệm của người đứng đầu với những nội dung cơ bản như sau;
– Trong hoạt động của ban lãnh đạo trong quá trình hình thành và hoạt động thì cần phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
– Ban lãnh đao là những người đứng đầu, là người quản lý nên rất cần đến việc tính tiền phong gương mẫu, liêm chính, nói đi đôi với làm.
– Mặt khác thì ban lãnh đạo cũng cần phải thực hiện những tính dân chủ, tinh thần tập thể trong công tác và văn hóa ứng xử các mối quan hệ của người lãnh đạo.
– Để trở thành một trong những thành viên của ban lãnh đạo xuất sắc nhất thì người đứng đầu phải thể hiện ở trình độ, năng lực, phẩm chất, phong cách của người lãnh đạo, có quan điểm, phương pháp làm việc khách quan, toàn diện và cụ thể…
Như vậy, có thể thấy rằng là ba lãnh đạo có vai trò và thể hiện trách nhiệm của mình như người đứng đầu, người dẫn dắt các nhân viên của mình tham gia vào quá trình làm việc và hoạt động để dẫn đến những thành công và giảm thiểu những thất bại không đáng có có thể sảy ra. Đối với ban lãnh đạo thì cần phải nhận định và xác định được cơ chế trách nhiệm và chỗ đứng của mình trong tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và cơ quan, đơn vị.
Ban lãnh đạo càn phải phân biệt thật rạch ròi quyền và trách nhiệm của mình đến đâu. Đồng thời cũng cần phải xác định mối quan hệ giữa mình và tập thể ban lãnh đạo như thế nào? Việc xác định này sẽ nhằm được mục đích công bằng giữa việc ban thưởng và những khuyết điểm phải nhận khi có sai phạm của ban lãnh đạo hay đối với cá nhân. Sự nhập nhằng trong việc xác định mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách sẽ đẩy người đứng đầu rơi vào một trong hai tình trạng: hoặc là độc đoán, chuyên quyền; hoặc là sợ trách nhiệm, chờ đợi, không dám quyết đoán.