Danh mục 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống? Mẫu bản kiểm điểm 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị?
Đảng viên nắm giữ vai trò và trách nhiệm to lớn trong hoạt động Đảng. Do đó, mang đến các trách nhiệm và lý tưởng trong chính trị vững vàng. Từ đó mới đảm bảo hiệu quả của công tác lãnh đạo, xác định phương hướng chính trị.
Căn cứ pháp lý: Nghị quyết số 04-NQ/TW Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Danh mục 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống:
Nghị quyết số 04-NQ/TW đã liệt kê rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.
1.1. Những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị:
– Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, những quan điểm sai trái.
– Nhận thức sai lệch ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị.
– Không chấp hành nghiêm những nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm.
– Trong việc tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm.
– Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
– Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó.
– Vướng vào tư duy nhiệm kỳ, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn để giữ chức vụ lãnh đạo.
1.2. Các biểu hiện về suy thoái đạo đức lối sống:
– Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích của tập thể.
– Vi phạm các nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức.
– Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
– Mắc bệnh thành tích, phô trương, che dấu khuyết điểm.
– Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
– Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên…
– Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi.
– Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền,.. Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
– Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, sao vào các tệ nạn xã hội.
1.3. Những biểu hiện về việc tự diễn biến tự chuyển hóa trong nội bộ:
– Có hành vi phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng.
– Phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
– Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ.
– Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang.
– Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
– Đưa những thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
– Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học – nghệ thuật.
– Tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
2. Mẫu bản kiểm điểm 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị:
Mẫu 02-HD KĐ.ĐG 2019.
ĐẢNG BỘ ……….. Chi bộ: …………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ————— ….., ngày … tháng … năm … |
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm ….
Họ và tên:………….. Ngày sinh: …….
Chức vụ Đảng: ………
Chức vụ chính quyền: ………
Chức vụ đoàn thể: …………
Đơn vị công tác: ………
Chi bộ ………
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:
– Về tư tưởng chính trị.
– Về phẩm chất đạo đức, lối sống.
– Về ý thức tổ chức kỷ luật.
– Về tác phong, lề lối làm việc.
– Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện)
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
– Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể).
– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.
– Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên).
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)
Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
2. Xếp loại đảng viên:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM (Ký, ghi rõ họ tên) |
Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
– Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: …………
– Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: …………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên
– Nhận xét, đánh giá của chi ủy: ……
– Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ……
T/M CHI ỦY (CHI BỘ) (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên) |
– Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng: ……
T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY) (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
3. Hướng dẫn viết Bản kiểm điểm:
Đảng viên điền các thông tin cá nhân, thông tin đơn vị công tác và chức vụ. Sau đó là thực hiện tự nhận thức, tự đánh giá, tự kiểm điểm trong hoạt động đảng của mình. Thông qua các nội dung cần trình bày phía bên dưới. Bản kiểm điểm sẽ được xem xét và đánh giá trong hiệu quả hoạt động, lý tưởng chính trị của Đảng viên trong hoạt động công việc. Đây là một cơ sở để đơn vị làm việc, Chi ủy, Đảng ủy thực hiện đánh giá xếp loại Đảng viên.
Nguyên tắc viết bản kiểm điểm:
Bản kiểm điểm được Đảng viên thực hiện đều đặn trong quá trình làm việc. Do đó giúp Đảng viên nhìn nhận, đánh giá lại các công việc, trách nhiệm đã thực hiện. Bên cạnh các tồn tại, khuyết điểm cần khắc phục trong tương lai. Kiểm điểm giúp nhận thức và phản ánh chính xác, trung thực các ưu nhược điểm trong công việc được giao.
Các ưu điểm được trình bày trong tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, các kết quả công tác đạt được. Tự đánh giá các tồn tại, nhược điểm và cam kết trách nhiệm trong hoạt động tương lai. Bản kiểm điểm phải phù hợp với quá trình công tác. Trong đó, để dẫn chứng cho các nội dung trình bày, Đảng viên có thể trích dẫn các số liệu chứng minh những thành tích. Chỉ ra nguyên nhân của tồn tại và đề xuất những phương hướng khắc phục.
Đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên:
Nội dung bản kiểm điểm được đánh giá khách quan từ các tổ chức lãnh đạo. Các đánh giá, nhận xét của phía chi bộ. Như thực hiện công nhận và biểu dương đối với đảng viên thực hiện đúng chuẩn mực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Từ đó có được thành tích tốt trong thi đua.
Người viết bản kiểm điểm tự đánh giá với hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của mình thông qua các mức độ khác nhau. Bản kiểm điểm mang đến ý nghĩa nhận thức, thay đổi và tiến bộ trong tương lai. Giúp cho lý tưởng đảng và các tư tưởng chính trị được thực hiện hiệu quả trong đội ngũ đảng.
Các mục trước phần ký xác nhận của đảng viên, là phần dành cho nội dung được đảng viên trình bày. Cung cấp các nội dung chính xác, khách quan dựa trên các đánh giá khách quan trên yêu cầu chung. Tự nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ và rút ra trách nhiệm, yếu điểm cần khắc phục.