Bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là một trong những nội dung chưa có sự phổ biến nên ít cá nhân có thể hiểu về nội dung xoay quanh vấn đề này. Vậy, Bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là gì?
Mục lục bài viết
1. Khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3, Thông tư 20/2017/TT-NHNN về khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính đã định nghĩa về vấn đề này như sau: Khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính có thể được gọi tắt là khoản phải thu là số tiền mà bên thuê tài chính còn phải trả cho bên cho thuê tài chính thực hiện theo hợp đồng cho thuê tài chính. Việc bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính sẽ phải thực hiện theo đúng nguyên tắc đã được hướng dẫn. Hiện nay, về nguyên tắc được áp dụng trong trường hợp này đã được ghi nhận tại Điều 7 Thông tư 20/2017/NĐ-CP, cụ thể:
– Đối với những giao dịch bán khoản phải thu thì bên bán chỉ được chuyển giao quyền đòi nợ tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua, trừ trường hợp đã được quy định tại khoản 2 của Điều này;
– Đối với trường hợp bên mua là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính thực hiện theo giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép, bên bán sẽ được chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính cũng như thực hiện các quyền đòi nợ và những quyền nghĩa vụ khác được ghi nhận trong hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua;
– Căn cứ trên thực tế nếu hợp đồng cho thuê tài chính có ghi nhận những nội dung thể hiện sự thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thì đối với trường hợp này việc chuyển giao quyền đòi nợ sẽ bao gồm các biện pháp bảo đảm đó;
– Nguyên tắc tiếp theo được nhắc đến trong việc bán khoản phải thu đó là bên bán sẽ không được mua lại các khoản phải thu đã bán;
– Đồng thời, bên bán không được bán loại khoản phải thu với những các trường hợp sau đây:
+ Đối với trường hợp bên mua là công ty con của mình thì sẽ không được thực hiện việc bán khoản phải thu;
+ Trường hợp bên bán và bên thuê tài chính có thể hiện bằng văn bản thống nhất với nhau về việc không được bán khoản phải thu thì các bên sẽ phải tuân thủ những thỏa thuận này;
+ Trường hợp tiếp theo: bên bán sẽ không được bán khoản phải thu đó là khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán khoản phải thu, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu;
– Đối với trường hợp bán một phần khoản phải thu hoặc bán một khoản phải thu cho nhiều bên mua thì bên bán và các bên mua thỏa thuận với nhau các thông tin về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, cũng như quyền nghĩa vụ ràng buộc mỗi bên. Đồng thời, các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng bán khoản phải thu cũng phải được ghi nhận phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính sẽ không được thực hiện bán trong một số trường hợp nhất định, có thể kể đến như: bên mua là công ty con của mình; bên bán và bên thuê tài chính có sự thống nhất bằng văn bản với nhau về việc không bán khoản phải thu và cuối cùng khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm ban quản phải thu trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu.
2. Nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính:
Hợp đồng bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính để đảm bảo giá trị thì cần có những nội dung cơ bản được ghi nhận tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 20/2017/TT-NHNN, cụ thể phải chứa những nội dung như sau:
– Các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của bên bán; cùng với đó phải cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực hoặc mã số doanh nghiệp của bên mua;
– Nội dung được các bên thỏa thuận với nhau không thể thiếu là về khoản phải thu, thời hạn còn lại của hợp đồng cho thuê tài chính, tài sản cho thuê tài chính liên quan tới khoản phải thu được bán và tên, địa chỉ của bên thuê tài chính;
– Giá bán khoản phải thu cũng là một trong những vấn đề cần sự công khai minh bạch và phải được ghi nhận rõ trong hợp đồng;
– Có trách nhiệm trong việc ghi nhận các nội dung về chi phí liên quan đến việc thực hiện bán khoản phải thu
– Nội dung quy định để thống nhất về đồng tiền bán khoản phải thu; bên cạnh đó để hạn chế những tranh chấp không đáng có thì phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán cũng nên ghi nhận;
– Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bán khoản phải thu (nếu có);
– Quy định về chuyển giao quyền đòi nợ, quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư này;
– Cần ghi nhận nội dung quy định về việc bên mua trực tiếp thu tiền thuê; hoặc bên bán thu tiền thuê để trả cho bên mua hoặc thành viên đầu mối thanh toán thu tiền thuê để trả cho bên mua (trong trường hợp bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính hợp vốn có thành viên đầu mối thanh toán);
– Nếu có yêu cầu về việc truy đòi khoản phải thu thì cũng có thể ghi nhận thêm thông tin này;
– Những điều khoản liên quan đến phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;
– Ghi nhận thêm các quy định thể hiện được trách nhiệm gửi thông báo cho bên thuê tài chính (nếu có);
– Một khi xác lập hợp đồng bán khoản thu thì không thể thiếu những nội dung ghi nhận quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua;
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn thì có thể quy định thêm về vấn đề này;
– Lường trước được những rủi ro hoặc tranh chấp có thể xảy ra nên điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bán khoản phải thu;
– Hiệu lực của hợp đồng bán khoản phải thu.
Bên cạnh các nội dung đa được trình bày với nội dung nêu trên thì bên bán và bên mua có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Có thể thấy, hợp đồng bán khoản phải thu phải chứa đựng những thông tin bao gồm các nội dung tối thiểu trên, trong đó có đồng tiền bán khoản phải thu.
3. Pháp luật có ràng buộc những đối tượng nào không được mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-NHNN quy định về bên mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính. Bên mua khoản phải thu (sau đây gọi tắt là bên mua) được thực hiện bởi người cư trú và người không cư trú theo quy định của pháp luật ngoại hối, trong đó bao gồm:
– Thứ nhất, Cá nhân là người cư trú:
+ Hoạt động trong Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) mà những tổ chức này được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp;
+ Cá nhân hoạt động của Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập. giấy phép này sẽ được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
+ Ngoài ra, còn kể đến pháp nhân khác không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Cá nhân;
– Thứ hai, người không cư trú là tổ chức, cá nhân:
Như vậy, người không cư trú (gồm cả tổ chức và cá nhân), hay cá nhân là người cư trú cũng không hề bị pháp luật ràng buộc hay có sự phân biệt trong việc mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính khi đáp ứng những điều kiện quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư 20/2017/TT-NHNN Quy định về bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính.