Quyết định giải quyết khiếu nại là kết quả của hoạt động giải quyết khiếu nại. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc ban hành, gửi và công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Mục lục bài viết
1. Quy định về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định về việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Theo đó, căn cứ vào quy định của pháp luật, căn cứ vào kết quả xác minh nội dung khiếu nại, căn cứ vào kết quả đối thoại trên thực tế, người giải quyết khiếu nại sẽ ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật như sau:
– Quyết định giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, văn bản hành chính lần đầu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021, quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thể hiện rõ một số nội dung theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến như sau: điều kiện thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại, tên và địa chỉ của người khiếu nại, tên và địa chỉ của người bị kiểu loại, nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu giải quyết của người khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nại trước đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kết quả xác định nội dung khiếu nại, xác minh nội dung, trong đó cần phải nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ hoặc sai toàn bộ, hoặc đúng một phần, giữ nguyên hoặc hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại cần phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai, việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại trên thực tế, giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động khiếu nại, quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án;
– Quyết định giải quyết lần đầu đối với các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức sẽ được thực hiện căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai đối với các quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021. Trong quyết định giải quyết khiếu nại cần phải thể hiện rõ và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, có thể kể đến như sau: cần phải thể hiện rõ họ tên và địa chỉ của người khiếu nại, họ tên và địa chỉ của người bị khiếu nại, nội dung khiếu nại theo quy định của pháp luật, lý do thực hiện hoạt động khiếu nại, kết quả xác minh, kết quả đối thoại trong trường hợp thực hiện hoạt động đối thoại, nêu rõ các căn cứ pháp lý để giải quyết trong quá trình giải quyết khiếu nại, kết quả về nội dung khiếu nại trên thực tế, giữ nguyên hoặc sửa đổi hoặc bổ sung hoặc hủy bỏ một phần, hoặc toàn bộ đối với quyết định kỷ luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu, hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại về việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai, việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế, giải quyết các vấn đề khác có liên quan, quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án tại cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án;
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai sẽ được thực hiện theo mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
2. Quy định về gửi quyết định giải quyết khiếu nại:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định cụ thể về việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại. Cụ thể như sau:
– Đối với quyết định giải quyết khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại sẽ phải có nghĩa vụ gửi quyết định giải quyết khiếu nại đó cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc khiếu nại, các cơ quan và tổ chức khác, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động khiếu nại. Đồng thời, trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai, người giải quyết khiếu nại sẽ phải có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại đó đến cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc, có cơ quan và tổ chức khác, cá nhân khác có liên quan;
– Đối với trường hợp giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ/công chức, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại sẽ phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ gửi quyết định giải quyết khiếu nại đến cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc khiếu nại, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Đồng thời, trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai, người giải quyết khiếu nại sẽ phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại, các cơ quan và cá nhân có liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai của chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cần phải được gửi cho tổng thanh tra Chính phủ và bộ trưởng Bộ nội vụ.
3. Quy định về việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, có quy định cụ thể về việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại. Theo đó, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ phải có nghĩa vụ công khai quyết định giải quyết khiếu nại đó theo một trong các hình thức cơ bản như sau:
– Công bố tại cuộc họp của các cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
– Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức đã tiến hành hoạt động giải quyết khiếu nại. Thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày được tính kể từ ngày niêm yết;
– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.