Thực trạng bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè ở nước ta hiện nay. Bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè có bị xử phạt hay không?
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người ngày một tăng cao, kéo theo đó, các dịch vụ kinh doanh ăn uống xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt là việc bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè. Vậy bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng việc bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè hiện nay:
– Hiện nay, việc bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè diễn ra hết sức phổ biến. Đây được xem là một trong những loại hình kinh doanh, buôn bán để kiếm thêm thu nhập của người lao động.
– Từ xưa đến nay, hàng rong được xem là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Nó là biểu tượng của lao động, hình ảnh người dân Việt Nam mưu sinh gắn liền với những gánh hàng rong. Do đó, ngay trong thời kỳ phát triển kinh tế, hội nhập thế giới, những loại hình kinh doanh hiện đại ngày càng phát triển, thì nét lao động chuyển thổng đó vẫn giữ được độ “hot” của mình trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam. Mỗi sáng, khi đi học, đi làm, ta thường thấy những gánh hàng nước, trà đá trong các góc phố, hiên nhà. Uống trà đá, nhâm nhi nước chanh, me, sấu,..được xem là thú vui, thói quen thường nhật của người dân. Tuy nhiên, nếp sinh hoạt, buôn bán đó đang ngày càng có sự xâm lấn đến các dịch vụ công cộng, đặc biệt là việc buôn bán trên vỉa hè.
– Hàng nước, trà đá là nét đẹp trong đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân Việt Nam. Song, việc buôn bán hàng nước, trà đá một cách tràn lan, vô tổ chức đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông phương tiện giao thông cũng như an ninh xã hội của nước nhà. Chỉ cần có chỗ trống, những hàng nước, trà đá lần lượt ra đời. Đặc biệt, tại các địa điểm đông người như phố đi bộ, hồ, khu vui chơi giải trí,..loại hình buôn bán này diễn ra ngày càng phổ biến.
– Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ di chuyển. Nó vừa đảm bảo an toàn cho người đi bộ, vừa tránh tình trạng chen lấn, gây ách tắc giao thông. Tuy nhiên, công dụng vốn có của nó ngày càng bị sử dụng trái với mục đích ban đầu. Các hàng nước, cơ sở kinh doanh ăn uống lần lượt ra đời, xâm lấn diện tích vỉa hè. Thậm chí, tại nhiều nơi, vỉa hè không còn diện tích cho người đi bộ di chuyển, người ta phải di chuyển xuống lòng đường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông, tính mạng của người tham gia giao thông, cũng như cảnh quan đô thị, đường phố Việt Nam. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động buôn bán này diễn ra ngày càng phổ biến. Cách mấy mét lại có một hàng nước. Các hàng nước này không chỉ bán nước mang về thông thường, mà còn được kê bàn ghế. Điều này chiếm rất nhiều diện tích, khiến người đi bộ không còn chỗ để di chuyển.
2. Bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè có bị xử phạt hay không?
– Bán hàng nước, trà đá trên vỉa hè gây ảnh hưởng nghiêm đến trật tự giao thông của người dân. Do đó, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể về vấn đề này.
Khoản 2 Điều 35
Như vậy, có thể thấy, hành vi buôn bán trên hè phố, trên đường bộ là hành vi bị cấm. Bởi về nguyên tắc, vỉa hè là khu vực công cộng, lối đi chung của mọi người và pháp luật nghiêm cấm hành vi lấn chiếm làm của riêng để buôn bán.
– Theo quy định tại Điều 12
+ Đối với việc bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này hoặc phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ, thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
+ Đối với hoạt động sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông; Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này; Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều này, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
+ Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe; Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
+ Đối với việc dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, việc bán nước, trà đá ở vỉa hè, phần đường dành cho người đi bộ, cá nhân có thị vị xử phạt hành chính từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
Có thể thấy, Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về việc xử lý hành vi bán nước, trà đá trên vỉa hè và mức phạt đối với nó. Những biện pháp xử phạt này mang tính chất răn đe, để cá nhân, tổ chức không còn vi phạm. Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ, nó tạo nên mỹ quan cho giao thông Việt Nam. Việc bán nước, trà đá tại đây ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển của người dân, gây rối loạn trật tự công cộng. Hơn hết, nếu không đưa ra những biện pháp kịp thời, nghiêm khắc, sẽ khiến những đối tượng xấu chuộc lợi từ tài sản công cộng này.
Thực tế, những nguyên tắc, quy định về việc cấm sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh buôn bán, cũng như các hình thức xử phạt cần được đẩy mạnh thực hiện. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra giám sát, đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời để ngăn chặn các hành vi này và xử lý vi phạm thích đáng. Có như vậy, vỉa hè mới được sử dụng với mục đích vốn có của nó; cảnh quan an toàn giao thông mới được đảm bảo. Hơn hết, đó là ý thức tôn trọng tài sản công trong mỗi người dân được duy trì và thực hiện nghiêm chỉnh.