Huyện Bắc Trà My là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm trong khu vực vùng núi phía Tây Nam của tỉnh với địa hình đồi núi hùng vĩ, hệ thống sông suối phong phú và nền văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau Bản đồ, xã phường thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Bắc Trà My (Quảng Nam):
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)?
Huyện Bắc Trà My có 13 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 12 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Trà My (huyện lỵ) |
2 | Xã Trà Bui |
3 | Xã Trà Đốc |
4 | Xã Trà Đông |
5 | Xã Trà Dương |
6 | Xã Trà Giác |
7 | Xã Trà Giang |
8 | Xã Trà Giáp |
9 | Xã Trà Ka |
10 | Xã Trà Kót |
11 | Xã Trà Nú |
12 | Xã Trà Sơn |
13 | Xã Trà Tân |
3. Thông tin khái quát về huyện Bắc Trà My (Quảng Nam):
Huyện Bắc Trà My nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam, nằm ở 15017’13” đến 18018’00” vĩ độ Bắc, 1080 09’16” đến 108017’58” kinh độ Đông, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50 km về hướng Tây Nam.
* Vị trí địa lý:
-
Phía Đông tiếp giáp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Núi Thành
-
Phía Tây tiếp giáp huyện Phước Sơn
-
Phía Nam tiếp giáp huyện Nam Trà My
-
Phía Bắc tiếp giáp các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức
* Diện tích, dân số:
Huyện có diện tích 823,05 km², dân số năm 2019 là 41.336 người, mật độ dân số đạt 50 người/km². Các dân tộc bản địa gồm người Co, Ka Dong (Xơ Đăng).
* Điều kiện tự nhiên:
Núi cao nhất của huyện Bắc Trà My là Hòn Bà (1.347m) thuộc xã Trà Giang. Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 2-8, và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 của năm sau.
Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng tạo nguồn nước cho sông Thu Bồn và một số sông ở cánh Bắc của tỉnh Quảng Ngãi. Sông suối ở Bắc Trà My còn có tiềm năng lớn về Thủy điện.
Đất đai của Bắc Trà My có nhiều nhóm, gồm: nhóm đất mùn phân bố trên những vùng núi cao, đất vàng đỏ phân bố hầu hết các xã và đất phù sa phân bổ tập trung chính ở các xã Trà Nú, Trà Kót, Trà Giáp, Trà Đốc,… Được thiên nhiên ưu đãi nên đất Bắc Trà My có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau: lúa, bắp, sắn, khoai, đậu phộng, … Đặc biệt ở Bắc Trà My, quế được trồng nhiều nhất ở các xã: Trà Giáp, Trà Ka, Trà Giác, Trà Bui, do phát triển trong môi trường thích hợp, quế Bắc Trà My đạt chất lượng cao, từ lâu được thị trường thế giới ưa chuộng, được gọi bằng nhiều tên: “vua của các loại quế” trước kia và “Cao Sơn ngọc quế” ngày nay.
Huyện Bắc Trà My có 82.305 ha đất, rừng Bắc Trà My có nhiều loại gỗ quý như: lim, dổi, chuồn, gõ…. Rừng Bắc Trà My đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật rừng quý hiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu,… Ở các sông suối có nhiều loại cá, cua, ếch,… trong đó đặc biệt là cá niên. Cá niên, cá chình, cá chiên, cá men… với những hương vị riêng, không thể hoà lẫn hương vị với các loài cá ở một số địa phương khác.
Theo điều tra thăm dò, Bắc Trà My có nhiều khoáng sản: đồng, niken ở Trà Giáp, thiếc ở Trà Giác, vàng ở Trà Giáp, Trà Bui và nước khoáng nóng ở Trà Bui.
* Lịch sử hình thành:
Địa bàn huyện Bắc Trà My trước năm 2003 là một phần huyện Trà My cũ.
Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP. Theo đó, chia huyện Trà My thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.
Khi mới thành lập, huyện Bắc Trà My bao gồm thị trấn Trà My và 11 xã: Trà Bui, Trà Đốc, Trà Đông, Trà Dương, Trà Giác, Trà Giang, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Nú, Trà Tân.
Ngày 8 tháng 3 năm 2007, thành lập xã Trà Sơn trên cơ sở điều chỉnh 4.295 ha diện tích tự nhiên và 2.939 người của thị trấn Trà My.
Huyện Bắc Trà My có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
* Tiềm năng du lịch:
Huyện Bắc Trà My níu chân du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số. Bắc Trà My có thể nói là một điểm đến hấp dẫn, xứng đáng để khám phá, nằm cách thành phố Tam Kỳ 50km về phía Tây và cách Phố cổ Hội An hơn 80km, Bắc Trà My. Huyện là vùng đất chuyên canh tác cây quế nổi tiếng, còn được biết đến với mệnh danh “Cao Sơn Ngọc Quế”.
Bắc Trà My sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, từ những ngọn núi sừng sững đến những thác nước kỳ vĩ.
Bắc Trà My cũng nổi tiếng với các di tích lịch sử, đặc biệt là quần thể khu Di tích lịch sử Trung Trung Bộ – Nước Oa. Đây từng là khu căn cứ của cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ. Quần thể này gồm 9 di tích, trong đó nổi bật nhất là di tích Bộ Tư lệnh Khu ủy V và di tích Khu ủy Khu V. Đây là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của dân tộc, là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, về những năm tháng kháng chiến oanh liệt.
Đến Bắc Trà My, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Ca Dong, Cor và Mường. Làng Cao Sơn, xã Trà Sơn, là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn những nét sinh hoạt văn hóa của người Ca Dong. Tại đây, du khách có thể tham gia các lễ hội truyền thống như lễ hội “ăn trâu huê”. Những lễ hội này không chỉ là dịp để người dân thể hiện lòng đoàn kết mà còn là cơ hội để du khách hòa mình vào văn hóa địa phương, hiểu thêm về phong tục và tập quán của người Ca Dong.
Ngoài ra, du khách còn có thể thăm quan làng văn hóa Cao Sơn, nơi người Ca Dong sinh sống, nơi hiện tại vẫn lưu giữ các nghề truyền thống như: Đan lát, xâu cườm. Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn những sản phẩm thủ công tinh xảo mà còn có thể tự tay tham gia vào quá trình làm ra chúng, cảm nhận rõ hơn sự khéo léo và tinh tế của người dân bản địa.
Sở hữu nhiều tiềm năng du lịch cùng với sự quan tâm và đầu tư từ ngành du lịch, nhiều điểm đến tại Bắc Trà My đã, đang được xây dựng và phát triển, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thăm quan và khám phá của du khách.
* Hệ thống giao thông:
Về hạ tầng giao thông, Bắc Trà My gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã và đường thôn xóm. Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có tổng chiều dài khoảng 525,146 km, trong đó có 148,646 km đường nhựa, 52,5 km đường bê tông, 301,4 km đường đất cấp phối, trong đó hệ thống giao thông đường bộ cấp vùng gồm:
Quốc lộ:
+ Quốc lộ 40B: Đây là tuyến giao thông đối ngoại, đối nội quan trọng của huyện Bắc Trà My được nâng cấp từ ĐT 616 cũ, đoạn qua địa phận huyện dài 37,65km, hiện trạng nền đường rộng 7,5m, mặt đường thâm nhập nhựa rộng 5,5m.
+ Quốc lộ 24C: Tuyến nối từ quốc lộ 40B tại thị trấn Trà My kết nối với các huyện Trà Bồng, Bình Sơn Quảng Ngãi, nối vào quốc lộ 1A và điểm cuối tại khu kinh tế Dung Quất. Đoạn qua địa bàn huyện dài 14,175km. Đoạn thuộc thị trấn Trà My 0,7 km, nền đường rộng 27,0 m, mặt đường rộng 15,0 m có dải phân cách giữa rộng 2,0 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt. Đoạn còn lại 13,475 km nền nhựa rộng 6,5 m, mặt đường rộng 5,5 m, kết cấu mặt đường thâm nhập nhựa, chất lượng tốt.
+ Quốc lộ Đông Trường Sơn: Đoạn qua huyện Bắc Trà My dài khoảng 41,0 km kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt, nền nhựa rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m, kết cấu mặt đường thâm nhập nhựa, chất lượng tốt.
Tỉnh lộ: Tỉnh lộ 617 nối từ QL 14B tại xã Trà Dương kéo dài qua xã Trà Nú nối với QL 24C kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt, nền nhựa rộng 5,50, đoạn xã Trà Nú kết cấu mặt đường cấp phối.
Đường huyện: Toàn huyện có 9 tuyến đường ĐH tổng chiều dài 97,0 km. Cụ thể:
+ Đường ĐH1: Tuyến đi từ ngã 3 Trà Dương đến UBND xã Trà Nú. Tổng chiều dài tuyến 13,0 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa.
+ Đường ĐH2: Tuyến đi từ ngã ba Sông Ví đến UBND xã Trà Kót. Tổng chiều dài tuyến 9,0 km, nền đường rộng 4,5 m, mặt đường cấp phối, đất.
+ Đường ĐH3: Tuyến đi từ UBND xã Trà Nú đến QL 24C. Tổng chiều dài tuyến 9,0 km, nền đường rộng 4,5 m, mặt đường cấp phối, đất mặt.
+ Đường ĐH4: Tuyến đi từ ngã ba Trà Giác đến UBND xã Trà Ka. Tổng chiều dài tuyến 21,0 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 3,5 m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng tốt.
+ Đường ĐH5: Tuyến đi từ ngã ba Nước Oa đến xã Trà Tân. Tổng chiều dài tuyến 4,8 km, nền đường rộng 6,5m, mặt đường 3,5m, kết cấu mặt đường thâm nhập nhựa chất lượng tốt.
+ Đường ĐH6: Tuyến từ xã Trà Tân đến UBND xã Trà Đốc. Tổng chiều dài tuyến 4,0 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng tốt.
+ Đường ĐH7: Tuyến đi từ Ngã ba tinh dầu quế đến tuyến Tây thị trấn. Chiều dài tuyến 3,5 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng tốt.
+ Đường ĐH8: Tuyến đi từ thôn 3 Trà Đốc (TĐST2) đến đường vận hành thủy điện. Tổng chiều dài tuyến 29 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng tốt.
+ Đường ĐH9: Tuyến đi từ cầu Suối Chợ đến Trà Sơn. Tổng chiều dài tuyến 5,0 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa chất lượng tốt.
THAM KHẢO THÊM: