Thủ Đức đã chính thức trở thành thành phố trực thuộc TP. Hồ Chí Minh khi tiến hành sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức cũ. Điều này giúp củng cố vị thế của Thủ Đức trong cấu trúc hành chính của TP.HCM nói riêng và của quốc gia nói chung. Bài viết dưới đây cung cấp bản đồ và danh sách đường phố TP Thủ Đức (TPHCM), mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ TP Thủ Đức (TPHCM):
2. Danh sách đường phố TP Thủ Đức (TPHCM):
STT | Danh sách đường phố TP Thủ Đức |
1 | Bà Giang |
2 | Bác Ái |
3 | Bình Chiểu |
4 | Bình Phú |
5 | Bồi Hoàn |
6 | Cây Keo |
7 | Chân Lý |
8 | Chu Mạnh Trinh |
9 | Chương Dương |
10 | Công Lý |
11 | Dân Chủ |
12 | Đặng Thị Rành |
13 | Đặng Văn Bi |
14 | Đào Trinh Nhất |
15 | Đoàn Công Hớn |
16 | Đoàn Kết |
17 | Đường số 1 |
18 | Đường số 10 |
19 | Đường số 11 |
20 | Đường số 12 |
21 | Đường số 13 |
22 | Đường số 14 |
23 | Đường số 147 |
24 | Đường số 15 |
25 | Đường số 16 |
26 | Đường số 17 |
27 | Đường số 18 |
28 | Đường số 19 |
29 | Đường số 2 |
30 | Đường số 20 |
31 | Đường số 21 |
32 | Đường số 22 |
33 | Đường số 23 |
34 | Đường số 24 |
35 | Đường số 25 |
36 | Đường số 26 |
37 | Đường số 27 |
38 | Đường số 28 |
39 | Đường số 29 |
40 | Đường số 3 |
41 | Đường số 30 |
42 | Đường số 31 |
43 | Đường số 32 |
44 | Đường số 33 |
45 | Đường số 34 |
46 | Đường số 35 |
47 | Đường số 36 |
48 | Đường số 37 |
49 | Đường số 38 |
50 | Đường số 39 |
51 | Đường số 4 |
52 | Đường số 40 |
53 | Đường số 41 |
54 | Đường số 42 |
55 | Đường số 43 |
56 | Đường số 44 |
57 | Đường số 45 |
58 | Đường số 46 |
59 | Đường số 47 |
60 | Đường số 48 |
61 | Đường số 49 |
62 | Đường số 5 |
63 | Đường số 50 |
64 | Đường số 51 |
65 | Đường số 52 |
66 | Đường số 53 |
67 | Đường số 6 |
68 | Đường số 7 |
69 | Đường số 8 |
70 | Đường số 9 |
71 | Dương Văn Cam |
72 | Einstein |
73 | Gò Dưa |
74 | Hàn Thuyên |
75 | Hiệp Bình |
76 | Hồ Văn Tư |
77 | Hòa Bình |
78 | Hoàng Diệu |
79 | Hoàng Diệu 2 |
80 | Hồng Đức |
81 | Hữu Nghị |
82 | Kha Vạn Cân |
83 | Khổng Tử |
84 | Khu làng Đại Học |
85 | Lam Sơn |
86 | Lê Quý Đôn |
87 | Lê Thị Hoa |
88 | Lê Văn Chí |
89 | Lê Văn Ninh |
90 | Lê Văn Tách |
91 | Linh Đông |
92 | Linh Trung |
93 | Linh Xuân |
94 | Lương Khải Siêu |
95 | Lý Tế Xuyên |
96 | Ngô Chí Quốc |
97 | Nguyễn An Ninh |
98 | Nguyễn Bá Luật |
99 | Nguyễn Công Trứ |
100 | Nguyễn Khuyến |
101 | Nguyễn Văn Bá |
102 | Nguyễn Văn Lịch |
103 | Phạm Văn Đồng |
104 | Phú Châu |
105 | Phượng Vĩ |
106 | Quốc Lộ 13 |
107 | Quốc Lộ 1A |
108 | Quốc Lộ 1K |
109 | Quy Đức |
110 | Rạch Lùng |
111 | Tam Bình |
112 | Tam Châu |
113 | Tam Hà |
114 | Tâm Tâm Xã |
115 | Thống Nhất |
116 | Tỉnh lộ 42 |
117 | Tỉnh lộ 43 |
118 | Tỉnh Lộ 44 |
119 | Tô Ngọc Vân |
120 | Tô Vĩnh Diện |
121 | Trần Văn Nữa |
122 | Trịnh Phong Đán |
123 | Trường Thọ |
124 | Truông Tre |
125 | Trương Văn Ngư |
126 | Ụ Ghe |
127 | Võ Tiên Sư |
128 | Võ Văn Ngân |
129 | Xa Lộ Hà Nội |
130 | Xuân Hiệp |
3. Lịch sử hình thành TP Thủ Đức (TPHCM):
Năm 1911, Thủ Đức được biết đến là một trong bốn quận của tỉnh Gia Định – một tỉnh cũ của Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn. Năm 1975, thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập, huyện Thủ Đức cũng được được xác lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1997, Nghị định số 03-CP của Chính phủ được ban hành, quyết định giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9. Theo đó:
- Quận Thủ Đức có 12 phường trực thuộc (diện tích 4.726,5 ha);
- Quận 2 có 11 phường trực thuộc (diện tích 5.020 ha);
- Quận 9 gồm 13 phường trực thuộc (11.362 ha).
Ngày 09/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thành phố Thủ Đức. Nội dung cụ thể như sau:
- Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của các quận: Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9;
- Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm;
- Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh để thành lập phường An Khánh.
Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Khi đó Thủ Đức là thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
4. Vị trí địa lý TP Thủ Đức (TPHCM):
Thành phố Thủ Đức tọa lạc tại cửa ngõ phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng hàng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vị trí địa lý của Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (ranh giới là sông Đồng Nai);
- Phía Tây giáp với các quận Bình Thạnh, Quận 1, Quận 4 và Quận 12 (ranh giới là sông Sài Gòn);
- Phía Nam giáp với Quận 7 (qua sông Sài Gòn) và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai);
- Phía Bắc giáp với các thành phố Thuận An và Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
Thành phố Thủ Đức được xem là “đầu mối” của các tuyến đường giao thông huyết mạch giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận như: Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13,… Ngoài ra, tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên trên địa bàn thành phố cũng đang được hoàn thiện các hạng mục cuối, dự kiến vận hành thương mại vào đầu năm 2024.
5. Diện tích và dân số TP Thủ Đức:
Thành phố Thủ Đức còn được gọi là thành phố phía Đông, được thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ của TP.HCM là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Sau khi sáp nhập, tổng diện tích tự nhiên của TP. Thủ Đức là 211,56 km2. Trong đó bao gồm, 49,79 km2 diện tích tự nhiên của Quận 2; 113,97 km2 diện tích tự nhiên của Quận 9 và 47,80 km2 diện tích tự nhiên của quận Thủ Đức cũ.
Tổng quy mô dân số của thành phố Thủ Đức tính đến năm 2022 là 1.207.795 người. Mật độ dân số đạt 5.724 người/km2.
6. Những khu vực trọng điểm sáng tạo của TP Thủ Đức:
Ý tưởng về khu đô thị sáng tạo do Bí thư Thành ủy TP.HCM khởi xướng hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống cao. Năm 2018, thành phố đã tổ chức cuộc thi quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM”. Trong đó, đề án của liên doanh Sasaki – enCity đã được trao giải nhất, liên quan đến việc phát triển 6 khu vực trọng điểm sáng tạo của thành phố, bao gồm:
- Khu tài chính Thủ Thiêm: Khu vực này có vị trí dọc theo bờ sông Sài Gòn với diện tích 647 ha. Nơi đây được định hướng phát triển thành trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ cao cấp của thành phố, đồng thời là trung tâm văn hóa, mua sắm, giải trí hàng đầu.
- Khu công nghệ cao (SHTP): Tọa lạc tại xa lộ Hà Nội, kéo dài đến đường vành đai 2 với tổng diện tích 913 ha. Khu vực này được định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam.
- Khu Đại học Quốc gia TP.HCM: Đây là nơi tập trung các trường đại học, giáo dục đào tạo trên nhiều lĩnh vực (đặc biệt là công nghệ thông tin). Bên cạnh đó còn có một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng khả năng nghiên cứu và phát triển.
- Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: Khu vực này tập trung các trung tâm sáng tạo, chăm sóc sức khỏe, khu sản xuất đồ thể thao, kiến tạo nên không gian rộng lớn xung quanh sân vận động. Với hạ tầng kết nối thuận tiện, nơi đây sẽ trở thành điểm đến sáng tạo trong lĩnh vực thể thao, giải trí và chăm sóc sức khỏe của khu vực.
- Trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa: Đây là trung tâm sáng tạo về mảng công nghệ sinh thái, tạo môi trường hiệu quả để đổi mới nông nghiệp và thúc đẩy du lịch sinh thái;
- Khu đô thị tương lai Trường Thọ: Khu vực này được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở đa chức năng. Với vị trí giao thông thuận lợi cùng hạ tầng phát triển, khu Trường Thọ sẽ đóng vai trò là khu đô thị thông minh – tọa độ “trung tâm” trên bản đồ Thủ Đức trong tương lai.
THAM KHẢO THÊM: