Tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm là một trong những quận có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam – nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống, văn hóa dân tộc. Để hiểu rõ hơn về quận Hoàn Kiếm, mời các bạn tham khảo bài viết Bản đồ và danh sách đường phố quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ quận Hoàn Kiếm (Hà Nội):
Quận Hoàn Kiếm tọa lạc tại trung tâm thủ đô Hà Nội, nắm giữ vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong cả kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố. Địa giới hành chính của quận Hoàn Kiếm có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp quận Long Biên (ranh giới là sông Hồng).
- Phía Tây giáp các quận Ba Đình và Đống Đa (ranh giới là phố Trần Phú, Lý Nam Đế, đường tàu, Lê Duẩn, Nguyễn Thái Học).
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với quận Ba Đình (ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng).
- Phía Nam giáp với quận Hai Bà Trưng (ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du).
2. Danh sách đường phố quận Hoàn Kiếm (Hà Nội):
Quận Hoàn Kiếm có tất cả 165 đường. Dưới đây là danh sách các tuyến đường thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội bao gồm:
Số thứ tự | Danh sách đường phố quận Hoàn Kiếm |
1 | 19-12 |
2 | Ấu Triệu |
3 | Bà Triệu |
4 | Bạch Đằng |
5 | Bảo Khánh |
6 | Bảo Linh |
7 | Bát Đàn |
8 | Bát Sứ |
9 | Cao Thắng |
10 | Cầu Đất |
11 | Cầu Đông |
12 | Cầu Gỗ |
13 | Chả Cá |
14 | Chân Cầm |
15 | Chợ Gạo |
16 | Chương Dương Độ |
17 | Cổ Tân |
18 | Cổng Đục |
19 | Cửa Đông |
20 | Cửa Nam |
21 | Dã Tượng |
22 | Đặng Thái Thân |
23 | Đào Duy Từ |
24 | Điện Biên Phủ |
25 | Đinh Công Tráng |
26 | Đinh Lễ |
27 | Đinh Liệt |
28 | Đình Ngang |
29 | Đinh Tiên Hoàng |
30 | Đoàn Nhữ Hài |
31 | Đông Thái |
32 | Đồng Xuân |
33 | Đường Thành |
34 | Gầm Cầu |
35 | Gia Ngư |
36 | Hà Trung |
37 | Hai Bà Trưng |
38 | Hàm Long |
39 | Hàm Tử Quan |
40 | Hàn Thuyên |
41 | Hàng Bạc |
42 | Hàng Bài |
43 | Hàng Bè |
44 | Hàng Bồ |
45 | Hàng Bông |
46 | Hàng Buồm |
47 | Hàng Bút |
48 | Hàng Cá |
49 | Hàng Cân |
50 | Hàng Chai |
51 | Hàng Chiếu |
52 | Hàng Chĩnh |
53 | Hàng Cót |
54 | Hàng Da |
55 | Hàng Đào |
56 | Hàng Đậu |
57 | Hàng Điếu |
58 | Hàng Đồng |
59 | Hàng Đường |
60 | Hàng Gà |
61 | Hàng Gai |
62 | Hàng Giầy |
63 | Hàng Giấy |
64 | Hàng Hòm |
65 | Hàng Khay |
66 | Hàng Khoai |
67 | Hàng Lược |
68 | Hàng Mã |
69 | Hàng Mắm |
70 | Hàng Mành |
71 | Hàng Muối |
72 | Hàng Ngang |
73 | Hàng Nón |
74 | Hàng Quạt |
75 | Hàng Rươi |
76 | Hàng Thiếc |
77 | Hàng Thùng |
78 | Hàng Tre |
79 | Hàng Trống |
80 | Hàng Vải |
81 | Hàng Vôi |
82 | Hồ Hoàn Kiếm |
83 | Hỏa Lò |
84 | Hồng Hà |
85 | Phố Huế |
86 | Lãn Ông |
87 | Lê Duẩn |
88 | Lê Lai |
89 | Lê Phụng Hiểu |
90 | Lê Thạch |
91 | Lê Thái Tổ |
92 | Lê Thánh Tông |
93 | Lê Văn Hưu |
94 | Lê Văn Linh |
95 | Liên Trì |
96 | Lò Rèn |
97 | Lò Sũ[6] |
98 | Lương Ngọc Quyến |
99 | Lương Văn Can |
100 | Lý Đạo Thành |
101 | Lý Nam Đế |
102 | Lý Quốc Sư |
103 | Lý Thái Tổ |
104 | Lý Thường Kiệt |
105 | Mã Mây |
106 | Nam Ngư |
107 | Ngõ Gạch |
108 | Ngô Quyền |
109 | Ngô Thì Nhậm |
110 | Ngõ Trạm |
111 | Ngô Văn Sở |
112 | Nguyễn Chế Nghĩa |
114 | Nguyễn Du |
114 | Nguyễn Gia Thiều |
115 | Nguyễn Hữu Huân |
116 | Nguyễn Khắc Cần |
117 | Nguyên Khiết |
118 | Nguyễn Quang Bích |
119 | Nguyễn Siêu |
120 | Nguyễn Thái Học |
121 | Nguyễn Thiện Thuật |
122 | Nguyễn Thiếp |
123 | Nguyễn Tư Giản |
124 | Nguyễn Văn Tố |
125 | Nguyễn Xí |
126 | Nhà Chung |
127 | Nhà Hỏa |
128 | Nhà thờ |
129 | Ô Quan Chưởng |
130 | Phạm Ngũ Lão |
131 | Phạm Sư Mạnh |
132 | Phan Bội Châu |
133 | Phan Chu Trinh |
134 | Phan Đình Phùng |
135 | Phan Huy Chú |
136 | Phủ Doãn |
137 | Phúc Tân |
138 | Phùng Hưng |
139 | Quán Sứ |
140 | Quang Trung |
141 | Tạ Hiện |
142 | Thanh Hà |
143 | Thanh Yên |
144 | Thợ Nhuộm |
145 | Thuốc Bắc |
146 | Tô Tịch |
147 | Tôn Thất Thiệp |
148 | Tông Đản |
149 | Tống Duy Tân |
150 | Trần Bình Trọng |
151 | Trần Hưng Đạo |
152 | Trần Khánh Dư |
153 | Trần Nguyên Hãn |
154 | Trần Nhật Duật |
155 | Trần Phú |
156 | Trần Quang Khải |
157 | Trần Quốc Toản |
158 | Tràng Thi |
159 | Tràng Tiền |
160 | Triệu Quốc Đạt |
161 | Trương Hán Siêu |
162 | Vạn Kiếp |
163 | Vọng Đức |
164 | Vọng Hà |
165 | Yết Kiêu |
3. Giới thiệu về quận Hoàn Kiếm (Hà Nội):
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Nơi đây tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy, kết nối quận với các huyện, quận trong TP và với các địa phương lân cận.
Trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể gắn liền với Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến. Tên quận được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm. Đây là nơi tập trung của nhiều cơ quan Trung ương về hành pháp, tư pháp, các đại sứ quán và các cơ quan Đảng, Chính quyền TP. Hà Nội. Cùng với đó là các trung tâm thương mại, buôn bán lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da, Tràng Tiền Plaza,…
Vị trí địa lý quận Hoàn Kiếm
Tọa lạc ở vị trí nội đô lịch sử của TP. Hà Nội, quận Hoàn Kiếm có phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Đông quận Hoàn Kiếm tiếp giáp , ranh giới tự nhiên là sông Hồng.
- Phía Tây quận Hoàn Kiếm giáp các với ranh giới là các phố Lê Duẩn, Nguyễn Thái Học, Trần phú, Lý Nam Đế và đường tàu.
- Phía Nam quận Hoàn Kiếm tiếp giáp quận Hai Bà Trưng, ranh giới là các phố Nguyễn Du, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo.
- Phía Bắc và Tây Bắc quận Hoàn Kiếm tiếp giáp quận Ba Đình, ranh giới là các phố Phan Đình Phùng, Hàng Đậu.
Như vậy, với vị trí trung tâm của TP. Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận có nhiều ưu thế trong việc phát triển kinh tế – xã hội nói chung, đặc biệt là văn hóa và du lịch. Quận cũng thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường, giao lưu phát triển với các quận khác của TP và các tỉnh, thành lân cận.
Địa hình – Khí hậu
Địa hình quận Hoàn Kiếm tương đối bằng phẳng, thoải dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Cao độ thấp nhất là 6,5m, cao nhất là 11m. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, địa hình quận được bồi nền nhân tạo cao thêm 1,2m so với địa hình tự nhiên ban đầu.
Về khí hậu, quận Hoàn Kiếm thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Nền nhiệt trong năm dao động từ 8 – 38 độ C.
Hồ Gươm thuộc quận được ví là “viên ngọc quý” của Thủ đô, là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử quan trọng của TP. Hà Nội. Với hơn 32.000 diện tích cây xanh ven hồ và 130.000m2 mặt nước, Hồ Gươm còn giúp điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái của quận.
Diện tích và dân số
Quận Hoàn Kiếm có tổng diện tích đất tự nhiên là 5,29 km2 – là quận có diện tích tự nhiên nhỏ nhất tại TP. Hà Nội. Trong tổng diện tích đất tự nhiên đó, có 4,53 km2 đất dân cư, phần còn lại là diện tích mặt nước và sông Hồng.
Quy mô dân số quận Hoàn Kiếm Hà Nội theo số liệu thống kê năm 2019 vào khoảng 135.618 người. Theo đó, mật độ dân số của quận là 33.662 người/km2.
Hành chính quận Hoàn Kiếm
Hiện tại, quận Hoàn Kiếm có tổng cộng 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 18 phường sau: Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo, Phúc Tân, Phan Chu Trinh, Lý Thái Tổ, Hàng Trống, Hàng Mã, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Bông, Hàng Bồ, Hàng Bài, Hàng Bạc, Đồng Xuân, Cửa Nam, Cửa Đông, Chương Dương.
Lịch sử hình thành
Cùng với quận Ba Đình, Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của TP. Hà Nội. Lịch sử quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử Kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến. Hoàn Kiếm từ thời Lý – Trần trở đi thuộc huyện Thọ Xương, nơi kinh doanh buôn bán sầm uất của Kinh thành Thăng Long xưa.
Từ năm 1886, thời Pháp thuộc, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm, quy hoạch kiểu khu phố châu Âu theo hệ thống bàn cờ đặc trưng. Diện tích quận lúc bấy giờ chiếm phần lớn diện tích TP. Hà Nội cũ thuộc Pháp. Nhiều công trình kiến trúc Pháp đã được xây dựng và hầu hết các phố thuộc quận Hoàn Kiếm ngày nay đều đã từng mang tên tiếng Pháp.
Từ năm 1954 – 1961, khu vực quận Hoàn Kiếm gồm toàn bộ khu phố Đồng Xuân, Hoàn Kiếm và một phần khu phố Hàng Cỏ. Sau năm 1975, quận Hoàn Kiếm được xây dựng phát triển mạnh ra phía ngoài đê, nơi đây hình thành các khu nhà ở tập thể của các cơ quan. Tháng 6/1981, khu phố Hoàn Kiếm được đổi thành quận Hoàn Kiếm với 18 phường nêu trên và giữ ổn định cho đến ngày nay.
Kinh tế quận Hoàn Kiếm
Trong những năm gần đây, kinh tế quận Hoàn Kiếm đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Theo định hướng chung của TP. Hà Nội, cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại và du lịch.
Theo báo cáo mới đây của quận Hoàn Kiếm, kinh tế quận trong nửa đầu năm 2022 tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ước đạt 5.776 tỷ đồng, con só này đạt 51,4% dự toán năm 2022 và bằng 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, doanh thu ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 102,5% so với kế hoạch năm 2022, bằng 109,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó ngành du lịch bằng 188,3% so với cùng kỳ.
Trên địa bàn quận hiện có hơn 70 doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước; hơn 4.700 doanh nghiệp ngoài Nhà nước; hơn 240 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; hơn 11.800 hộ kinh doanh gia đình cùng 90 hợp tác xã. Quận có chợ Đồng Xuân là một trong những khu chợ đầu mối lớn, lâu đời nhất của khu vực miền Bắc. Đặc biệt, các khu phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm của quận.
Văn hóa
Lịch sử, văn hóa quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, văn hóa 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trên địa bàn quận có gần 170 di tích lịch sử – văn hóa, di thích cách mạng quan trọng và nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Trong đó, tiêu biểu là quần thể kiến trúc khu phố cổ Hà Nội, di tích Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, tháp Báo Thiên, cửa Ô Quan Chưởng, nhà tù Hỏa Lò, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà thờ Lớn, tượng đài Lý Thái Tổ,…
Khu phố cổ “băm sáu phố phường” với hàng loạt đường phố có chữ “Hàng” ở đầu như Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Da, Hàng Bồ… gợi nhớ những làng nghề sầm uất của đất Kinh thành Thăng Long xưa.
Quần thể di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm góp phần tạo tiềm năng, thế mạnh du lịch văn hóa, có sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Y tế
Hệ thống y tế quận Hoàn Kiếm thuộc top đầu của TP. Hà Nội. Nơi đây tập trung nhiều bệnh viện lớn tuyến đầu của cả nước với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
- Bệnh viện Mắt Hà Nội, địa chỉ 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện tim Hà Nội, 92 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội,
- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Hà Nội, 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương 40A, 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện K – Cơ sở 1, số 9A, 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương, số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Công an TP. Hà Nội, số 89 Lý Thường Kiệt, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cùng với đó là hệ thống 18 trạm y tế phường thuộc quận Hoàn Kiếm đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Ngoài ra còn có các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, hệ thống các nhà thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận.
Giáo dục
Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm luôn được quan tâm, chú trọng. Trường học đạt chuẩn Quốc gia chiếm tỷ lệ trên 53%. Trong năm học 2021 – 2022 vừa qua, học sinh quận Hoàn Kiếm đạt thành tích cao tại 5 kỳ thi toán và khoa học quốc tế với 117 huy chương. Trong đó có 19 Huy chương vàng, 29 Huy chương bạc, 38 Huy chương đồng, 31 giải khuyến khích.
THAM KHẢO THÊM: