Hà Đông là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông trước đây được biết đến là thành phố Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây, được thành lập vào ngày 8/5/2009 theo Nghị quyết số 19/NQ-CP. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Bản đồ và danh sách đường phố quận Hà Đông (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ quận Hà Đông (Hà Nội):
Hà Đông là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 12 km về phía Tây Nam. Quận Hà Đông trước đây được biết đến là thành phố Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây, được thành lập vào ngày 8/5/2009 theo Nghị quyết số 19/NQ-CP. Hiện nay, quận Hà Đông là nơi đặt trụ sở cho một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội.
Từ lâu, quận Hà Đông đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, gắn liền với quá trình hình thành của thủ đô Thăng Long – Hà Nội. Nơi đây có hơn 200 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó bao gồm 83 di tích đã được xếp hạng cùng 47 lễ hội truyền thống đặc sắc. Ước tính mỗi năm, quận Hà Đông lại đón hàng chục nghìn du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Ngoài phát triển về du lịch, đây cũng là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng của thành phố.
2. Danh sách đường phố quận Hà Đông (Hà Nội):
Với vị trí chiến lược ngay cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố, quận Hà Đông có nhiều đóng góp quan trọng về mọi mặt từ kinh tế, chính trị cho đến quốc phòng. Khu vực này cũng được biết đến là đầu mối giao thông quan trọng, giúp Hà Nội kết nối nhanh chóng với các tỉnh lân cận. Dưới đây là danh sách các tuyến đường trên địa bàn quận Hà Đông:
Số thứ tự | Danh sách đường phố quận Hà Đông |
1 | 19-5 |
2 | An Hòa |
3 | Ao Sen |
4 | Ba La |
5 | Bà Triệu |
6 | Bắc Lãm |
7 | Bạch Thái Bưởi |
8 | Bế Văn Đàn |
9 | Biên Giang |
10 | Bùi Bằng Đoàn |
11 | Cao Thắng |
12 | Cầu Am |
13 | Cầu Đơ |
14 | Chiến Thắng |
15 | Chu Văn An |
16 | Chùa Tổng |
17 | Cù Chính Lan |
18 | Cửa Quán |
19 | Đa Sĩ |
20 | Đại An |
21 | Đại Mỗ |
22 | Đinh Tiên Hoàng |
23 | Động Lãm |
24 | Dương Lâm |
25 | Dương Nội |
26 | Hà Cầu |
27 | Hà Trì |
28 | Hạnh Hoa |
29 | Hồ Học Lãm |
30 | Hoàng Công |
31 | Hoàng Diệu |
32 | Hoàng Đôn Hòa |
33 | Hoàng Hoa Thám |
34 | Hoàng Tùng |
35 | Hoàng Văn Thụ |
36 | Hữu Hưng |
37 | Huyền Kỳ |
38 | Huỳnh Thúc Kháng |
39 | Kiến Hưng |
40 | La Dương |
41 | La Nội |
42 | Lê Hồng Phong |
43 | Lê Hữu Trác |
44 | Lê Lai |
45 | |
46 | Lê Lợi |
47 | Lê Quý Đôn |
48 | Lê Trọng Tấn |
49 | Lụa |
50 | Lương Ngọc Quyến |
51 | Lương Văn Can |
52 | Lý Thường Kiệt |
53 | Lý Tự Trọng |
54 | Mậu Lương |
55 | Minh Khai |
56 | Mộ Lao |
57 | Nghĩa Lộ |
58 | Ngô Đình Mẫn |
59 | Ngô Gia Khảm |
60 | Ngô Gia Tự |
61 | Ngô Quyền |
62 | Ngô Thì Nhậm |
63 | Ngô Thì Sĩ |
64 | Nguyễn Công Trứ |
65 | Nguyễn Du |
66 | Nguyễn Khuyến |
67 | Nguyễn Sơn Hà |
68 | Nguyễn Thái Học |
69 | Nguyễn Thanh Bình |
70 | Nguyễn Thị Minh Khai |
71 | Nguyễn Thượng Hiền |
72 | Nguyễn Trác |
73 | Nguyễn Trãi lớn |
74 | Nguyễn Trãi nhỏ |
75 | Nguyễn Trực |
76 | Nguyễn Văn Lộc |
77 | Nguyễn Văn Trỗi |
78 | Nguyễn Viết Xuân |
79 | Nhân Trạch |
80 | Nhuệ Giang |
81 | Nông Quốc Chấn |
82 | Phan Bội Châu |
83 | Phan Chu Trinh |
84 | Phan Đình Giót |
85 | Phan Đình Phùng |
86 | Phan Huy Chú |
87 | Phan Kế Toại |
88 | Phú La |
89 | Phú Lương |
90 | Phúc La |
91 | Phùng Hưng |
92 | Phượng Bãi |
93 | Quang Lãm |
94 | Quang Trung |
95 | Quyết Thắng |
96 | Tản Đà |
97 | Tây Sơn |
98 | Thanh Bình |
99 | Thành Công |
100 | Thanh Lãm |
101 | Thượng Mạo |
102 | Tiểu Công Nghệ |
103 | Tô Hiến Thành |
104 | Tô Hiệu |
105 | Tố Hữu |
106 | Tống Tất Thắng |
107 | Trần Hưng Đạo |
108 | Trần Nhật Duật |
109 | Trần Phú |
110 | Trần Văn Chuông |
111 | Trinh Lương |
112 | Trưng Nhị |
113 | Trưng Trắc |
114 | Trương Công Định |
115 | Văn Khê |
116 | Văn La |
117 | Văn Nội |
118 | Văn Phú |
119 | Vạn Phúc |
120 | Văn Phúc |
121 | Văn Quán |
122 | Văn Yên |
123 | Võ Thị Sáu |
124 | Vũ Trọng Khánh |
125 | Vũ Văn Cẩn |
126 | Xa La |
127 | Xốm |
128 | Ỷ La |
129 | Yên Bình |
130 | Yên Lộ |
131 | Yên Phúc |
132 | Yết Kiêu |
3. Giới thiệu về quận Hà Đông (Hà Nội):
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, được thành lập vào ngày 8/5/2009. Quận nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam.
Quận Hà Đông nguyên trước đây là thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Đây vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội nhanh nhất của thành phố.
Địa lý
Quận Hà Đông nằm ở vị trí trung tâm hình học của thành phố Hà Nội và là cửa ngõ phía tây nam của thủ đô.
Quận nằm tại nơi giao nhau của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và tỉnh lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của Quốc lộ 21B nối trung tâm Hà Nội tới các huyện phía nam và đi các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Phía đông giáp huyện Thanh Trì, phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân, phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía tây giáp các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, phía tây nam giáp huyện Chương Mỹ, và phía nam giáp huyện Thanh Oai.
Hành chính
Quận Hà Đông gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu
Kinh tế
Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại – dịch vụ – du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.
Văn hóa
Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.
Các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Đông:
- Làng lụa Vạn Phúc
- Làng rèn Đa Sỹ
- Làng dệt La Khê
- Chùa Mậu Lương
- Bia Bà
- Chùa Diên Khánh
Giao thông và cơ sở hạ tầng
Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận.
Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc lộ 21B, v…v. Tuyến đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển được xây dựng từ năm 1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La (QL21B). Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La – Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê – Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa.
Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và chính thức vận hành vào quý I-2019.
THAM KHẢO THÊM: