Trải dài cùng lịch sủ hình thành và phát triển hơn 320 năm của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, quận Gò Vấp luôn là minh chứng điển hình của bề dày lịch sử - văn hóa rất quý báu, khắc đậm trọn vẹn dáng vẻ nghị lực, lối sống hào sảng của người Nam Bộ. Vậy xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết: Bản đồ và danh sách đường phố quận Gò Vấp (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ quận Gò Vấp (TPHCM):
Quận Gò Vấp (TPHCM) nằm trong vành đai phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc ngay cửa ngõ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Vậy từ trên bản đồ, ta có thể thấy quận Gò Vấp có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông: giáp với Quận Bình Thạnh;
- Phía Tây và phía Bắc: giáp với Quận 12 (ranh giới là kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên);
- Phía Nam: giáp với các quận Phú Nhuận và Tân Bình.
Quận Gò Vấp có vị trí khá thuận lợi cho việc di chuyển, kết nối đến các khu vực trọng điểm của thành phố. Cụ thể:
- Quận Gò Vấp đến sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khoảng 2 km;
- Quận Gò Vấp đến bến xe miền Đông chỉ khoảng 5 km;
- Quận Gò Vấp đến ga Sài Gòn khoảng 6 km;
- Quận Gò Vấp đến trung tâm Quận 1 khoảng 10 km.
Xét về mặt địa hình, Quận Gò Vấp có quỹ đất khá lớn với địa hình chia thành 2 vùng riêng biệt. Vùng trũng thấp nằm dọc sông Bến Cát, thường bị ngập và nhiễm phèn nên năng suất cây trồng không cao. Vùng cao hơn thích hợp cho việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp, chiếm phần lớn diện tích của quận. Quá trình đô thị hóa của phần đất này cũng diễn ra nhanh chóng và được đầu tư mạnh mẽ.
2. Danh sách đường phố quận Gò Vấp (TPHCM):
Số thứ tự | Danh sách đường phố Quận Gò Vấp |
1 | An Hội |
2 | An Nhơn |
3 | Bùi Quang Là |
4 | Cây Trâm |
5 | Đỗ Thúc Thịnh |
6 | Đường 26 tháng 3 |
7 | Dương Quảng Hàm |
8 | Đường số 1 |
9 | Đường số 10 |
10 | Đường số 11 |
11 | 2 Đường số 12 |
12 | Đường số 13 |
13 | Đường số 14 |
14 | Đường số 15 |
15 | Đường số 17 |
16 | Đường số 18 |
17 | Đường số 19 |
18 | Đường số 2 |
19 | 2 Đường số 20 |
20 | 2 Đường số 21 |
21 | Đường số 22 |
22 | Đường số 23 |
23 | Đường số 24 |
24 | Đường số 25 |
25 | Đường số 27 |
26 | 2 Đường số 28 |
27 | Đường số 29 |
28 | Đường số 3 |
29 | Huỳnh Văn Nghệ |
30 | Lê Đức Thọ |
31 | Lê Hoàng Phái |
32 | Lê Lai |
33 | Lê Lợi |
34 | Lê Quang Định |
35 | Lê Thị Hồng |
36 | Lê Văn Thọ |
37 | Lê Văn Trị |
38 | Lương Ngọc Quyến |
39 | Lý Thường Kiệt |
40 | Nguyễn Bỉnh Khiêm |
41 | Nguyễn Du |
42 | Nguyễn Duy Cung |
43 | Nguyễn Hữu Thọ |
44 | Nguyên Hồng |
45 | Nguyễn Kiệm |
46 | Nguyễn Oanh |
47 | Nguyễn Thái Sơn |
48 | Nguyễn Thị Nhỏ |
49 | Nguyễn Thượng Hiền |
50 | Nguyễn Tư Giản |
51 | Nguyễn Huy Điển |
52 | Nguyễn Văn Bảo |
53 | Nguyễn Văn Công |
54 | Nguyễn Văn Dung |
55 | Nguyễn Tuân |
56 | Nguyễn Văn Lượng |
57 | Đường số 30 |
58 | Đường số 31 |
59 | Đường số 32 |
60 | Đường số 35 |
61 | Đường số 38 |
62 | Đường số 4 |
63 | Đường số 43 |
64 | Đường số 45 |
65 | Đường số 46 |
66 | Đường số 46 |
67 | 2 Đường số 5 |
68 | Đường số 50 |
69 | Đường số 51 |
70 | Đường số 53 |
71 | Đường số 55 |
72 | Đường số 56 |
73 | Đường số 57 |
74 | Đường số 58 |
75 | Đường số 59 |
76 | 2 Đường số 6 |
77 | Đường số 7 |
78 | Đường số 8 |
79 | Đường số 9 |
80 | Hạnh Thông |
81 | Hạnh Thông Tây |
82 | Hoàng Hoa Thám |
83 | Hoàng Minh Giám |
84 | Huỳnh Khương An |
85 | Nguyễn Văn Nghi |
86 | Phạm Huy Thông |
87 | Phạm Ngũ Lão |
88 | Phạm Văn Bạch |
89 | Phạm Văn Chiêu |
90 | Phạm Văn Đồng |
91 | Phan Huy Ích |
92 | Phan Văn Trị |
93 | Phùng Văn Cung |
94 | Quang Trung |
95 | Tân Sơn |
96 | Tân Thọ |
97 | Thích Bửu Đăng |
98 | Thiên Hộ Dương |
99 | Thống Nhất |
100 | Thông Tây Hội |
101 | Tô Ngọc Vân |
102 | Trần Bá Giao |
103 | Trần Phú Cường |
104 | Trần Thị Nghĩ |
105 | Trần Quốc Tuấn |
106 | Trần Bình Trọng |
107 | Trưng Nữ Vương |
108 | Trương Đăng Quế |
109 | Trương Minh Giảng |
110 | Trương Minh Ký |
111 | Tú Mỡ |
3. Vài nét về quận Gò Vấp (TPHCM):
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Theo nhiều bằng chứng lịch sử, vùng đất Gò Vấp hình thành do lưu dân người Việt đi mở đất khẩn hoang từ cuối thế kỷ XVI. Năm 1698, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thừa lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu kinh lý miền Nam, xác lập chủ quyền cương thổ của Việt Nam ở vùng đất phương Nam, thì Gò Vấp đã có tên trong sổ bộ thôn xã thuộc Huyện Bình Tân – Phủ Gia Định.
Gò Vấp là vùng gò đồi, cao nhất Gia Định, cao tới hơn 11 m so với nước biển, lại có nước ngọt của rạch Bến Cát – Vàm Thuật thuận lợi canh tác và sinh hoạt nên đã được lưu dân lựa chọn định cư. Truyền thuyết xưa còn kể rằng nguồn gốc của tên gọi Gò Vấp cũng là do ở nơi gò cao này sinh sôi một rừng cây Vắp – người xưa ghép nối lại gọi thành Gò Vắp, lâu dần biến âm thành Gò Vấp ngày nay.
Tên tuổi đất và người Gò Vấp gắn liền với các thời kỳ hình thành, đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển của Thành phố Sài Gòn – Gia Định xưa, Thành phố Hồ Chí Minh nay. Là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trong suốt quá trình bền bỉ tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu nước cứu đồng bào và chiến sĩ quận Gò Vấp dũng cảm và bất khuất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân Gò Vấp cùng với đồng bào thành phố và cả nước anh dũng, bền gan đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đem hết sức mình kiến tạo Gò Vấp ngày càng văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình.
3.2. Diện tích và dân số:
Từ những năm 80, Quận Gò Vấp đã được đánh giá là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao. So với các quận nội thành TPHCM, Quận Gò Vấp còn sở hữu quỹ đất lớn 19,73 km2, thích hợp để đầu tư xây dựng các khu đô thị hiện đại. Chính bởi tốc độ đô thị hóa quá cao đã dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng ở khu vực này. Cơ cấu hành chính gồm 16 phường.
Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến ngày 01/04/2019, tổng dân số Quận Gò Vấp là 676.889 người. Trong đó, dân số nam là 329.487 người (chiếm khoảng 48,68%) và dân số nữ là 347.412 người (chiếm khoảng 51,32%). Với kết quả này, Quận Gò Vấp là một trong ba quận có tốc độ gia tăng dân số cao nhất của thành phố (sau quận Bình Tân và huyện Bình Chánh). Sau 10 năm phát triển (kể từ năm 2009), quy mô dân số của Quận Gò Vấp đã tăng thêm 154.089 người, bình quân mỗi năm tăng 2,62%. Mật độ dân số của quận là 34.308 người/km2. Tại Quận Gò Vấp, dân tộc Kinh chiếm đa số tỷ lệ với 98,54%. Các dân tộc còn lại chiếm 1,46% trên tổng dân số của toàn quận.
3.3. Kinh tế:
Từng là một vành đai hậu cần căn cứ quân sự khổng lồ của quân xâm lược và tay sai, kinh tế nghèo nà, văn hóa lạc hậu, xã hội nhiều tệ nạn,… Sau giải phóng 30/4/1975, Đảng bộ và nhân dân quận Gò Vấp từng bước xây dựng cuộc sống mới, biến những nơi hoang vu, ảm đạm, xơ xác của bom đạn thành những nhà máy, công trình dân sinh, những khu dân cư văn hóa, xanh tươi, giàu sức sống và nay là một Quận nội thành có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh, hiện đại.
3.4. Văn hóa – xã hội:
Toàn quận có 11 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được Trung ương và thành phố công nhận di tích, trong đó có những công trình tên tuổi hơn 300 năm là chứng tích quá trình hình thành, phát triển của thành phố và cả Nam Bộ, mang giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, đó là 2 Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia: Đình Thông Tây Hội (tại phường 11) là Đình cổ nhất Nam Bộ; Chùa Sắc Tứ Trường Thọ (tại phường 7); 1 Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Tịnh xá Ngọc Phương (tại phường 1); Đình Hanh Thông (tại phường 7),… Ngoài các công trình lịch sử, đình – chùa tiêu biểu đã được xếp hạng, còn một số công trình tiếp tục khảo sát, đề xuất công nhận như: Khu nhà Quận ủy, Miếu Trung Thành, Đền thờ Họ Trương,…
Ngoài ra, ở Gò Vấp còn có các sinh hoạt lễ hội dân gian mang nét sinh hoạt phong phú của các vùng quê Nam Bộ như: Lễ Kỳ Yêu (cầu an, tế thần Thành Hoàng lớn nhất trong năm) tổ chức tại các đình thần vào Rằm tháng Giêng kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch; Lễ Phật đản tổ chức vào Rằm tháng Tư, Lễ Vu Lan tổ chức vào Rằm tháng Bảy của Phật giáo; Lễ Noel tổ chức vào tháng 12 của Công giáo và Tin lành,… Trong các dịp lễ tết, tại các đình – chùa còn tổ chức trình diễn các thể loại văn hóa nghệ thuật dân gian nhưu ngâm thơ, đờn ca tài tử,…
THAM KHẢO THÊM: