Khu vực Quận Đống Đa thuộc khu vực phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, nơi có vốn lịch sử nghìn năm. Quận sở hữu vị trí mang tính chiến lược cả về giao thương, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về Quận Đống Đa thông qua bài viết Bản đồ và danh sách đường phố quận Đống Đa (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ và danh sách đường phố quận Đống Đa (Hà Nội):
Quận Đống Đa là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, trước đây được biết đến là một phần đất của kinh thành Thăng Long xưa. Địa bàn quận Đống Đa là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp sản xuất quốc doanh, ngoài ra còn có hệ thống các trường đại học lớn của thành phố. Đặc biệt hơn, quận nội thành này còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử – văn hoá có giá trị cao, tiêu biểu như: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Láng, Gò Đống Đa,…
Vị trí địa lý của quận Đống Đa trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng).
- Phía Bắc giáp quận Ba Đình (ranh giới là các phố Láng Hạ, Nguyên Hồng, Nguyễn Thái Học, Huỳnh Thúc Kháng, Đê La Thành, Giảng Võ).
- Phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn).
- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch).
- Phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Nguyễn Trãi, đường Trường Chinh và sông Tô Lịch).
Với vị trí đắc địa ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, quận Đống Đa có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối giao thương và phát triển kinh tế với các quận, huyện lân cận.
Theo thống kê, tổng diện tích tự nhiên của quận Đống Đa là 9,95 km2 (tương đương 9.950 ha). Mặc dù sở hữu diện tích khá khiêm tốn so với các quận huyện khác, Đống Đa lại được biết đến là nơi tập trung của nhiều cơ quan chính trị, hành chính quan trọng của thành phố. Tính đến năm 2022, quận Đống Đa có tổng dân số 378.100 người, mật độ dân số đạt 37.857 người/km2 (cao gấp 15 lần mật độ dân số trung bình của thành phố Hà Nội).
Với vị thế là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, quận Đống Đa rất được chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông hiện đại. Các dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao của người dân trong khu vực mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị của Hà Nội. Dưới đây là danh sách các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Đống Đa:
Ngoài các tuyến đường giao thông hiện có, địa bàn quận Đống Đa cũng đang triển khai gấp rút các dự án giao thông trọng điểm (theo quy hoạch đô thị đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030). Trong đó bao gồm nhiều dự án đáng chú ý như: mở rộng trục đường Lương Định Của – Trường Chinh; cải tạo các nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà, Tây Sơn – Hồ Đắc Di; xây dựng trục đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh;…
Danh sách đường phố quận Đống Đa (Hà Nội)
1 | An Trạch |
2 | Bích Câu |
3 | Cát Linh |
4 | Cầu Giấy |
5 | Cầu Mới |
6 | Chợ Khâm Thiên |
7 | Chùa Bộc |
8 | Chùa Láng |
9 | Cù Chính Lan |
10 | Đại La |
11 | Đặng Tiến Đông |
12 | Đặng Trần Côn |
13 | Đặng Văn Ngữ |
14 | Đào Duy Anh |
15 | Đê La Thành |
16 | Đoàn Thị Điểm |
17 | Đỗ Hành |
18 | Đông Các |
19 | Đông Tác |
20 | Giải Phóng |
21 | Giảng Võ |
22 | Hàng Cháo |
23 | Hào Nam |
24 | Hồ Đắc Di |
25 | Hồ Giám |
26 | Hồ Văn Chương |
27 | Hoàng Cầu |
28 | Hoàng Ngọc Phách |
29 | Hoàng Tích Trí |
30 | Láng |
31 | Láng Hạ |
32 | Lê Duẩn |
33 | Linh Quang |
34 | Lương Định Của |
35 | Lý Văn Phức |
36 | Mai Anh Tuấn |
37 | Nam Đồng |
38 | Ngô Sĩ Liên |
39 | Ngô Tất Tố |
40 | Nguyễn Chí Thanh |
41 | Nguyên Hồng |
42 | Nguyễn Hy Quang |
43 | Nguyễn Khuyến |
44 | Nguyễn Lương Bằng |
45 | Nguyễn Ngọc Doãn |
46 | Nguyễn Như Đổ |
47 | Nguyễn Phúc Lai |
48 | Nguyễn Thái Học |
49 | Nguyễn Trãi |
50 | Nguyễn Văn Tuyết |
51 | Ô Chợ Dừa |
52 | Ô Đồng Lầm |
53 | Phạm Ngọc Thạch |
54 | Phan Phù Tiên |
55 | Phan Văn Trị |
56 | Pháo Đài Láng |
57 | Huỳnh Thúc Kháng |
58 | Khâm Thiên |
59 | Phương Mai |
60 | Quốc Tử Giám |
61 | Tam Khương |
62 | Tây Sơn |
63 | Thái Hà |
64 | Thái Thịnh |
65 | Tôn Đức Thắng |
66 | Tôn Thất Tùng |
67 | Trần Hữu Tước |
68 | Trần Quang Diệu |
69 | Trần Quý Cáp |
70 | Trịnh Hoài Đức |
71 | Trúc Khê |
72 | Trung Liệt |
73 | Trung Phụng |
74 | Trường Chinh |
75 | Văn Miếu |
76 | Vĩnh Hồ |
77 | Võ Văn Dũng |
78 | Vọng |
79 | Vũ Hữu Lợi |
80 | Vũ Ngọc Phan |
81 | Vũ Thạnh |
82 | Xã Đàn |
83 | Y Miếu |
84 | Yên Lãng |
85 | Khương Thượng |
86 | Kim Hoa |
87 | La Thành |
2. Danh sách các UBND tại quận Đống Đa, Hà Nội:
Ủy ban nhân dân (UBND) là một phần quan trọng trong cơ cấu tổ chức hành chính của mỗi địa phương. Theo đó, ngoài trụ sở UBND quận, các phường của quận Đống Đa đều sẽ có một trụ sở UBND cấp phường để quản lý và thực hiện các chính sách, quyết định của cấp ủy địa phương và chính phủ. Dưới đây là danh sách các UBND tại quận Đống Đa, Hà Nội:
UBND | Địa chỉ |
UBND Đống Đa | Số 61 phố Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa |
UBND Phường Cát Linh | 216 Phố Hào Nam, Phường Chợ Dừa, Đống Đa |
UBND Phường Hàng Bột | 228 P. Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Đống Đa |
UBND Phường Khâm Thiên | 2 Ng. Sân Quần, Phường Khâm Thiên, Đống Đa |
UBND Phường Khương Thượng | 388 Đ. Trường Chinh, Phường Khương Thượng, Đống Đa |
UBND Phường Kim Liên | 23 P. Lương Định Của, Phường Kim Liên, Đống Đa |
UBND Phường Láng Hạ | 79 P. Vũ Ngọc Phan, Phường Láng Hạ, Đống Đa |
UBND Phường Láng Thượng | 896 Đ. Láng, Phường Yên Hoà, Đống Đa |
UBND Phường Nam Đồng | 98 Ngõ Đàn 2, Phường Nam Đồng, Đống Đa |
UBND Phường Ngã Tư Sở | 420 Tây Sơn, Phường Thịnh Quang, Đống Đa |
UBND Phường Ô Chợ Dừa | 63 P. Hoàng Cầu, Phường Chợ Dừa, Đống Đa |
UBND Phường Phương Liên | 188 P. Kim Hoa, Phường Phương Liên, Đống Đa |
UBND Phường Phương Mai | 2 Ng. 28D P. Lương Định Của, Phường Phương Đình, Đống Đa |
UBND Phường Quang Trung | 92 P. Tây Sơn, Phường Quang Trung, Đống Đa |
UBND Phường Quốc Tử Giám | 71 P. Tôn Đức Thắng, Phường Quốc Tử Giám, Đống Đa |
UBND Phường Thịnh Quang | 151 Ngõ Thái Thịnh 1 Đường Láng, Phường Thịnh Quang, Đống Đa |
UBND Phường Thổ Quan | 62 Ng. Thổ Quan, Phường Thổ Quan, Đống Đa |
UBND Phường Trung Liệt | 5 P. Trung Liệt, Phường Trung Liệt, Đống Đa |
UBND Phường Trung Phụng | 30 Ng. 143 P. Chợ Khâm Thiên, Phường Trung Phụng, Đống Đa |
UBND Phường Trung Tự | 2 Ng. 4B Đặng Văn Ngữ, Phường Trung Tự, Đống Đa |
UBND Phường Văn Chương | 138 Ngõ Văn Chương, Phường Văn Chương, Đống Đa |
UBND Phường Văn Miếu | 34 P. Ngô Sĩ Liên, Phường Văn Miếu, Đống Đa |
3. Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa:
Theo quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, quận Đống Đa thuộc phân khu quy hoạch H1-3. Chi tiết bản đồ quy hoạch quận Đống Đa bao gồm các hạng mục như sau:
- Mở rộng đường Láng – Cầu Giấy – Nội Bài: Theo bản đồ quy hoạch quận Đống Đa, đường Láng – Cầu Giấy – Nội Bài là trục đường lớn quan trọng của thành phố. Theo đó, trục đường này sẽ được tiến hành mở rộng đến năm 2030, giúp tăng cường kết nối, giao thương giữa các khu vực trung tâm với sân bay quốc tế Nội Bài. Việc mở rộng tuyến đường trọng điểm này cũng làm giảm tình trạng ách tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của cư dân trong khu vực.
- Xây dựng khu trung tâm thương mại mới: Khu vực Tây Nam quận Đống Đa được kỳ vọng trở thành khu trung tâm thương mại mới của thành phố Hà Nội. Theo đó, khu vực này sẽ được đầu tư xây dựng mới các khu chung cư, hệ thống bệnh viện, trường học, khu vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của cư dân. Bên cạnh đó, quy hoạch chi tiết còn hướng đến mục tiêu thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư và du khách đến tham quan, mua sắm.
- Xây dựng khu đô thị mới Kim Liên: Khu đất Kim Liên hiện là nơi tập trung nhiều trường học, bệnh viện lớn của quận. Hướng đến mục tiêu phát triển hơn nữa, UBND quận Đống Đa đã quyết định xây dựng một khu đô thị hiện đại tại khu đất này. Theo đó, khu đô thị mới sẽ bao gồm nhiều hạng mục công trình công cộng như: trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, khu thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí,…
- Sửa chữa, nâng cấp công trình cấp thoát nước: Tiến hành sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp thoát nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân. Đây là hạng mục quy hoạch quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, giúp đô thị vệ sinh và môi trường sống được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, bản đồ quy hoạch quận Đống Đa Hà Nội cũng nêu rõ khu phố cũ sẽ là khu vực hạn chế phát triển. Bởi đây là khu vực có nhiều công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa của thủ đô, bao gồm: Di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, cơ quan tài chính, văn hóa, y tế và các chức năng công cộng khác.
THAM KHẢO THÊM: