Quận Ba Đình nằm ở vùng đất phía Tây Kinh thành Thăng Long - xưa có tên gọi là Thập Tam Trại. Trải qua bao biến thiên, vùng đất này trở thành một không gian văn hóa - lịch sử được hình thành trên cơ sở của nhiều nhân tố. Vậy sau đây chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Bản đồ và danh sách đường phố quận Ba Đình (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ quận Ba Đình (Hà Nội):
Quận Ba Đình nắm giữ vị trí trung tâm của vùng đất nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội. Trên bản đồ các quận ở Hà Nội, quận Ba Đình có vị trí các mặt tiếp giáp:
- Phía Đông: Quận Long Biên (ranh giới tự nhiên là sông Hồng)
- Phía Đông Nam: Quận Hoàn Kiếm (ranh giới là các phố Hàng Đậu, Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng và đường tàu)
- Phía Tây: Quận Cầu Giấy (ranh giới là đường Bưởi, sông Tô Lịch)
- Phía Bắc: Quận Tây Hồ (ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh niên, đường Hoàng Hoa Thám, đường Hùng Vương)
- Phía Nam: Quận Đống Đa (ranh giới là các phố Giảng Võ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành, Láng Hạ, Nguyễn Thái Học và đường Nguyễn Chí Thanh).
Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, quận Ba Đình hiện có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cùng nhiều cơ quan hành chính quan trọng khác của quận được đặt tại phường Liễu Giai.
2. Danh sách đường phố quận Ba Đình (Hà Nội):
Với vị thế là trung tâm hành chính của thủ đô Hà Nội, quận Ba Đình là nơi tập trung nhiều cơ quan, tổ chức và trụ sở các doanh nghiệp, tập đoàn hiện nay. Điều này dẫn đến lưu lượng và mật độ giao thông luôn đạt mức cao. Dưới đây là danh sách các đường phố tại quận Ba Đình:
Số thứ tự | Danh sách đường phố quận Ba Đình |
1 | An Xá |
2 | Bà Huyện Thanh Quan |
3 | Bắc Sơn |
4 | Bưởi |
5 | Cao Bá Quát |
6 | Cầu Giấy |
7 | Châu Long |
8 | Chu Văn An |
9 | Chùa Một Cột |
10 | Cửa Bắc |
11 | Cửa Đông |
12 | Đào Tấn |
13 | Đặng Dung |
14 | Đặng Tất |
15 | Đê La Thành |
16 | Điện Biên Phủ |
17 | Độc Lập |
18 | Đội Cấn |
19 | Đội Nhân |
20 | Giang Văn Minh |
21 | Giảng Võ |
22 | Hàng Bún |
23 | Hàng Bún |
24 | Hàng Cháo |
25 | Hàng Cót |
26 | Hàng Đậu |
27 | Hàng Than |
28 | Hoàng Diệu |
29 | Hoàng Hoa Thám |
30 | Hoàng Văn Thụ |
31 | Hòe Nhai |
32 | Hồng Hà |
33 | Hùng Vương |
34 | Huỳnh Thúc Kháng |
35 | Khúc Hạo |
36 | Kim Mã Thượng |
37 | La Pho |
38 | La Thành |
39 | Lạc Chính |
40 | Láng Hạ |
41 | Lê Duẩn |
42 | Lê Hồng Phong |
43 | Lê Trực |
44 | Liễu Giai |
45 | Linh Lang |
46 | Lý Nam Đế |
47 | Lý Văn Phúc |
48 | Mạc Đĩnh Chi |
49 | Mai Anh Tuấn |
50 | Nam Cao |
51 | Nam Tràng |
52 | Nghĩa Dũng |
53 | Ngọc Hà |
54 | Ngọc Khánh |
55 | Ngũ Xá |
56 | Nguyễn Cảnh Chân |
57 | Nguyễn Chí Thanh |
58 | Nguyễn Công Hoan |
59 | Nguyên Hồng |
60 | Nguyễn Khắc Hiếu |
61 | Nguyễn Khắc Nhu |
62 | Nguyễn Biểu |
63 | Nguyễn Phạm Tuân |
64 | Nguyễn Thái Học |
65 | Nguyễn Thiếp |
66 | Nguyễn Tri Phương |
67 | Nguyễn Trung Trực |
68 | Nguyễn Văn Ngọc |
69 | Núi Trúc |
70 | Kim Mã |
71 | Phạm Huy Thông |
72 | Phan Đình Phùng |
73 | Phan Huy Ích |
74 | Phan Kế Bình |
75 | Phó Đức Chính |
76 | Phúc Xá |
77 | Quần Ngựa |
78 | Quán Thánh |
79 | Sơn Tây |
80 | Tam Đa |
81 | Tân Ấp |
82 | Thái Hà |
83 | Thanh Bảo |
84 | Thành Công |
85 | Thanh Miến |
86 | Thanh Niên |
87 | Tôn Đức Thắng |
88 | Tôn Thất Đàm |
89 | Tôn Thất Thiệp |
90 | Trần Huy Liệu |
91 | Trần Tế Xương |
92 | Trấn Vũ |
93 | Trịnh Hoài Đức |
94 | Trúc Bạch |
95 | Vạn Bảo |
96 | Văn Cao |
97 | Trần Phú |
98 | Văn Miếu |
99 | Vạn Phúc |
100 | Vĩnh Phúc |
101 | Yên Phụ |
102 | Yên Thế |
103 | Ông Ích Khiêm |
104 | Phạm Hồng Thái |
3. Tổng quan về quận Ba Đình (Hà Nội):
3.1. Lịch sử hình thành:
Quận Ba Đình là nơi ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam. Tên gọi của Quận Ba Đình xuất phát từ chiến khu Ba Đình trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887) của các nhà cách mạng yêu nước và nhân dân huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
Quận Ba Đình ngày nay là vùng đất thuộc tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Thượng, Trung, Nội, huyện Vĩnh Thạnh. Tại mảnh đất này, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau năm 1954, vùng đất được chia thành 2 khu gồm khu Ba Đình và khu Trúc Bạch. Đến năm 1961, khu phố Ba Đình được thành lập trên cơ sở sáp nhập khu Ba Đình, khu Trúc Bạch và một phần diện tích của các xã thuộc quận V và quận VI cũ.
Tháng 6/1981, khu phố Ba Đình được đổi thành quận Ba Đình với 15 phường trực thuộc. Toàn bộ di tích Hoàng thành Thăng Long khi đó nằm trên địa bàn quận này. Tháng 10/1995, các phường Bưởi, Thụy Khuê và Yên Phụ thuộc quận Ba Đình được chuyển sang quận Tây Hồ. Tháng 01/2005, địa bàn quận Ba Đình điều chỉnh ranh giới hành chính giữa 2 phường Ngọc Khánh và Cống Vị, đồng thời thành lập 2 phường mới là Vĩnh Phúc và Liễu Giai. Kể từ đó, quận Ba Đình có tổng cộng 14 phường trực thuộc cho đến hiện nay.
3.2. Địa hình – Dân cư:
- Địa hình – Diện tích:
Địa hình quận Ba Đình tương đối bằng phẳng, cao độ nền trung bình từ 6 đến 6,6 m, thích hợp để xây dựng nhà ở và các công trình công cộng. Quận Ba Đình có nhiều điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,..Với vị trí trung tâm thành phố cùng với hệ thống hạ tầng hiện đại, quận Ba Đình được đánh giá là địa điểm lý tưởng để an cư, lập nghiệp. Ngoài ra, khu vực này còn thu hút rất nhiều doanh nghiệp đến để phát triển kinh doanh.
Quận Ba Đình có tổng diện tích đất tự nhiên là 9,21 km2,; chiếm khoảng 0,27% tổng diện tích đất của thành phố Hà Nội. Mặc dù là một trong những quận có diện tích nhỏ nhất thành phố, thế nhưng Ba Đình lại là nơi đặt trụ sở chính của nhiều cơ quan hành chính, chính trị quan trọng của cả nước.
- Dân cư:
Theo số liệu thống kế đến năm 2022, quận Ba Đình có tổng dân số 226 315 người, mật độ dân số đạt 24 572 người/km2. Trong đó, đa phần dân số thuộc dân tộc Kinh, chiếm khoảng 99,3%. Phần trăm còn lại đến từ các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng. Mường,…
3.3. Kinh tế:
Qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, Đảng bộ và nhân dân quận Ba Đình luôn nỗ lực hết mình đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt, trong 20 năm đổi mới với tinh thần: Đổi mới nhanh chóng, ổn định tình hình, hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn, Ba Đình ngày càng vững mạnh trên mọi mặt.
Bằng những giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế, cơ cấu hợp lý, thu hút được nhiều lao động, kinh tế quận Ba Đình từ năm 2006 đến nay luôn được tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Tổng giá trị sản xuất trong 5 năm đạt trên 12 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thành phố giao, nhiều năm hoàn thành ở mức cao. Năm năm qua, các thành phần kinh tế được tạo điều kiện và phát triển mạnh mẽ, hạ tầng cơ sở đáp ứng với yêu cầu tốc độ đô thị hóa, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Trong những năm qua, quận Ba Đình đã hoàn thành hàng chục dự án và giải quyết tập trung hiệu quả những dự án trọng điểm như: Đường Văn Cao – Hồ Tây, Thành cổ Hà Nội, Cung thể thao Quần Ngựa,…
3.4. Văn hóa – xã hội:
Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước đạt phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, xóa xong lớp học ca 3, phòng học cấp 4. Đến nay, quận đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt và vượt chuẩn. Công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được mở rộng về quy mô và loại hình, tạo ra nguồn động lực thúc đẩy giáo dục, đào tạo, dạy nghề phát triển.
Hoạt động văn hóa – thể dục thể thao ở quận được thực hiện sôi nổi hiệu quả và làm tốt chức năng tuyên truyền, cổ động, phục vụ những ngày lễ lớn. Đặc biệt, trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kì 2011 – 2016, toàn thể cử tri Ba Đình đã tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Song song với việc phát triển kinh tế xã hội, quận còn tập trung phát triển đô thị đối với quản lý và xây dựng nền sống văn hóa, kỷ cương, giữ gìn đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp, xứng đáng với vị trí trung tâm hành chính – chính trị Quốc gia.
THAM KHẢO THÊM: