Huyện Ứng Hòa vốn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), ngày 1 tháng 8 năm 2008, giải thể tỉnh Hà Tây theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc thành phố Hà Nội. Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn Bản đồ và danh sách đường phố huyện Ứng Hòa (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ và danh sách đường phố huyện Ứng Hòa (Hà Nội):
Huyện Ứng Hòa vốn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), ngày 1 tháng 8 năm 2008, giải thể tỉnh Hà Tây theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc thành phố Hà Nội.
Ứng Hòa là một huyện thuần nông ngoại thành phía Nam Hà Nội với cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, trong đó động lực kinh tế là mô hình nông nghiệp giá trị kinh tế cao, phát triển công nghiệp gắn với môi trường sinh thái.
Đường quốc lộ: Quốc lộ 21B là trục giao thông chính xuyên suốt Bắc Nam của huyện cùng với hệ thống cầu, cống với đoạn tuyến chiều qua huyện dài 22km đã được mở rộng, trải thảm nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Trục đường này đóng vai trò đối ngoại kết nối với mạng lưới giao thông thành phố. Đường Vành đai V là tuyến đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Tuyến đi qua đị phận huyện Ứng Hòa tại xã Hồng Quang, kết nối với huyện Mỹ Đức qua cầu Hồng Quang và với tỉnh Hà Nam qua cầu Phú Dư. Đường Đỗ Xá – Quan Sơn đoạn qua huyện có chiều dài 9km.
Đường tỉnh lộ: Có tất cả 9 tuyến tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện với chiều dài 63,2km, trong đó có 39,7km được trải thảm nhựa, 10km bê tông xi măng và 13,5km đường cấp phối.
Đường huyện: Có 30,3km đường huyện lộ, trong đó có 16,1km được thảm bê tông, 2,5km bê tông xi măng và 11,7km là đường cấp phối.
2. Vị trí địa lý, địa hình địa mạo huyện Ứng Hòa:
Huyện Ứng Hoà nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội, có địa giới hành chính:
-
Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai
-
Phía nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
-
Phía tây giáp huyện Mỹ Đức với ranh giới là Sông Đáy
-
Phía đông giáp huyện Phú Xuyên và thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Dân số năm 2017 là 204.800 người. 2,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Nhìn chung, địa hình của Ứng Hòa tương đối bằng phẳng, Sông Đáy là phân giới tự nhiên phía tây của huyện, đồng thời cũng là giao tuyến phân chia địa hình núi đá vôi với đồng bằng chiêm trũng. Hồng Quang thì có một thôn nằm trong vùng địa hình núi đá vôi.
Ứng Hòa có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh tưới tiêu cho hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Nguồn nước được lấy từ hai con sông chảy qua huyện là sông Đáy và sông Nhuệ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây 2 sông này đã bị ô nhiễm nguồn nước do các công trình công nghiệp thải trực tiếp ra sông, đặc biệt là sông Nhuệ.
3. Quy hoạch sử dụng đất huyện Ứng Hòa đến năm 2030:
Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch (toàn bộ địa giới hành chính của huyện Ứng Hòa) khoảng 18.375,25 ha, bao gồm:
-
Đất tự nhiên đô thị khoảng 559,87 ha (chiếm khoảng 3,03% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 274 ha, chỉ tiêu khoảng 156,57m2/người, đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị có diện tích đất khoảng 285,87ha.
-
Đất tự nhiên nông thôn khoảng 17.815,38 ha, trong đó đất phục vụ đô thị khoảng 1256.27 ha; đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.441,52 ha, chỉ tiêu khoảng 120,57m2/người; đất khác khoảng 14.117,59 ha.
4. Quy hoạch định hướng phát triển không gian đô thị huyện Ứng Hòa:
Theo bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa, định hướng chung phát triển đô thị huyện:
Phát triển huyện Ứng Hòa theo mô hình phân tán với một đô thị hạt nhân trung tâm là thị trấn Vân Đình và 03 cụm đổi mới gồm cụm đổi mới Quán Tròn tại xã Quảng Phú – Cầu Trường Thịnh, cụm đổi mới Khu Cháy tại xã Đồng Tân – Trung Tú và cụm đổi mới Hòa Nam tại xã Hòa Nam phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ sản xuất, công cộng, thương mại và dịch vụ.
Thị trấn Vân Đình sẽ là đô thị loại V, thực hiện theo quy hoạch chung Thị trấn Vân Đình đến năm 2030 đã được duyệt. Theo đó, thị trấn sẽ trở thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và dịch vụ của huyện Ứng Hòa. Quy mô diện tích khoảng 559,87 ha, dân số dự kiến đến năm 2030 là 17.500 người.
Phát triển đô thị dựa trên cơ sở khai thác triệt để yếu tố cảnh quan sông nước, gắn tuyến du lịch sông Đáy với khu vực dân cư và vùng nông nghiệp sinh thái ven sông Đáy, tạo vành đai xanh liên kết phía Tây huyện. Lấy hệ thống không gian cây xanh mặt nước dọc 2 kênh Tân Phương và kênh Vân Đình làm khung quản lý kiểm soát và hướng dẫn phát triển đô thị. Tổ chức không gian ven sông Đáy thành không gian cảnh quan quan trọng của đô thị.
5. Quy hoạch giao thông huyện Ứng Hòa:
Theo bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa đến năm 2030, quy hoạch giao thông của huyện sẽ được chú trọng vào các phần:
Giao thông đối ngoại
Phát triển các tuyến đối ngoại huyết mạch gồm:
-
Quốc lộ 21B: là tuyển trục chính xuyên suốt Bắc Nam của huyện, đóng vai trò đối ngoại kết nối với mạng lưới giao thông Thành phố. Nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng. Đoạn từ huyện Thanh Oai đến dốc Đầu Đê ( gần cầu Tế Tiêu) mặt cắt ngang rộng B=35m, 6 làn xe. Đoạn còn lại (từ dốc Đầu Đê đến tỉnh Hà Nam) mặt cắt ngang rộng B=24m, 4 làn xe
-
Trục phát triển kinh tế Bắc- Nam: là tuyến đường định hướng phát triển kinh tế cho các huyện phía Tây, Nam của Thủ đô, quy mô 6 làn Xe, đoạn qua khu vực phát triển đô thị bổ sung đường gom.
-
Đường Vành đai V: là tuyến đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Tuyến đi qua địa phận huyện Ứng Hòa tại xã Hồng Quang, kết nối với huyện Mỹ Đức qua cầu Hồng và với tỉnh Hà Nam qua cầu Phú Du, Chiều dài tuyến qua huyện khoảng 1km. Mặt cắt ngang theo tiêu chuẩn đường cao tắc loại A, quy mô 6 làn xe, mặt cắt ngang 33m.
-
Trục phát triển phía Nam: là trục đường chính, liên kết các huyện phía Nam với trung tâm Thành phố, chạy phía Đông Nam huyện, quy mô mặt cắt ngang đường Bn=40m, 6 làn xe.
-
Đường Đỗ Xá-Quan Sơn; đoạn qua huyện có chiều dài 9km, quy mô mặt cắt ngang đường Bn=36,5m, 4 đến 6 làn xe.
-
Đường cao tốc Tây Bắc. Quốc lộ 5B: kết nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường Hồ Chí Minh, phục vụ giao thông liên vùng, liên hệ vùng Tây Bắc với cụm Hải Phòng, quy mô 6 làn xe, mặt cắt ngang Bn=110m – 120m.
Tuyến đường tỉnh, liên huyện, xã:
-
Mở rộng, nâng cấp Các tuyến đường tỉnh (ĐT429A, ÐT429B, ĐT429C, ĐT428, ĐT425, ĐT424, ĐT426): kết nối huyện Ứng Hòa với các huyện lân cận như Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức và các huyện lân cận của tỉnh Hà Nam.
-
Tuyến đường từ thị trấn Vân Đình- cầu Xuân Quang kết nối các xã phía Nam của huyện với trung tâm thị trấn Vân Đình, quy mô mặt cắt ngang đường Bn=20m, 4 làn xe.
-
Tuyến đường từ phía Bắc thị trấn Vân Đình đi Ba Thá, kết nối 5 xã phía Tây Bắc với trung tâm huyện, quy mô đường cấp III đồng bằng, Bn=12m.
-
Xây dựng mới tuyến đường kết nối đến chùa Hương với đường trục Kinh tế phía Nam, quy mô 4 làn xe
-
Mở rộng các tuyến huyện lộ, liên xã đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V đồng bằng.
Tuyến đường phát triển đô thị
-
Theo bản đồ quy hoạch huyện Ứng Hòa đến năm 2030, tuyến QL21B (đoạn qua thị trấn Vân Đình) được đầu tư xây dựng theo tính chất đường đô thị (đường chính đô thị) mặt cắt ngang đường B=30m đến 35m, Các tuyến đường chính khu vực bao gồm các đoạn đường tỉnh 428, 429C, đường Cần Thơ-Xuân Quang… trong khu vực thị trấn quy mô B=20m đến 25m.
-
Các tuyến đường trong khu vực trung tâm các cụm đổi mới sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị và được cụ thể theo các quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo 02 lân xe, bố trí hè đường..
Giao thông đường thủy
-
Xây dựng các tuyến du lịch sông Đáy, nâng cấp cải tạo và xây mới các điểm tập kết cảng sông phục vụ khách du lịch trên sông cũng như vận chuyển hàng hóa.
-
Xây dựng 2 cảng sông là cảng Vân Đình (quy mô khoảng 15ha) và cảng Tế Tiêu (quy mô khoảng 1ha)
Bến, bãi, cầu đường khác
-
Xây dựng bến xe mới ở phía Bắc thị trấn Vân Đình với quy mô khoảng 5 ha.
-
Bãi đỗ xe: bố trí tại các khu vực của thị trấn Vân Đình và trung tâm các cụm đổi mới. Vị trí, quy mô cụ thể các bãi đỗ xe sẽ được xác định theo dự án riêng.
-
Cầu qua sông: nâng cấp, cải tạo các cầu hiện trạng như cầu Tế Tiêu, cầu Ba Thá, cầu Đục Khê. Xây dựng mới các cầu Hồng Quang, Phú Du trên đường Vành đai 5 qua địa phận xã Hồng Quang, các cầu vượt sông trên đường tỉnh 429 mới, 419 mới, cao tốc Tây Bắc-Quốc lộ 5B, đường Đỗ Xá-Quan Sơn.
- Xây dựng các nút giao khác mức tại nút giao Cao tốc Tây Bắc Quốc lộ 5B với đường Quốc lộ 21B, nút giao cao tốc Tây Bắc – QL5B với đường trục phát triển phía Nam, nút giao đường Đỗ Xá – Quan Sơn với Quốc lộ 21B, nút giao đường Đỗ Xá – Quan Sơn với trục phát triển phía Nam, nút giao trục phát triển kinh tế Bắc – Nam với Quốc lộ 21B.
THAM KHẢO THÊM: