Thị trấn Phúc Thọ được hình thành bằng việc sáp nhập 3 làng Kiều Trung, Gia Hòa, Kỳ Úc thuộc xã Phúc Hòa và làng Đồng Lục thuộc xã Thọ Lộc. Đặc điểm này đã tạo nên một thị trấn mang nét đẹp độc đáo, xuất phát từ những giá trị lịch sử và văn hóa. Mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và danh sách đường phố huyện Phúc Thọ (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Phúc Thọ (Hà Nội):
Huyện Phúc Thọ nằm trên Quốc lộ 32, một tuyến đường quan trọng đi qua 4 tỉnh và thành phố gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái và Lai Châu. Tuyến đường này có tổng chiều dài 384 km và bắt đầu từ ngã tư Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, huyện còn có Tỉnh lộ 417, 418 và 421, đây là những tuyến đường quan trọng nối Phúc Thọ với các vùng kinh tế. Nhờ những tuyến đường này, huyện được thuận lợi trong quá trình giao lưu và liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội cũng như các huyện, thị xã lân cận.
2. Danh sách đường phố huyện Phúc Thọ (Hà Nội)
STT | Danh sách đường phố huyện Phúc Thọ |
1 | Đường cụm 3 |
2 | Đường 419 |
3 | Đường cụm 1 |
4 | Đường Lạc Trị |
5 | Đường tỉnh lộ 418 |
6 | Đường trục thôn Đồng Lục |
7 | Đường trục thôn Kiều Trung |
8 | Đường trục thôn Kỳ Úc |
9 | Đường vào xóm Minh Tân |
10 | Đường vào xóm Minh Tân |
11 | Phố Gạch |
3. Thông tin hạng mục quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ Hà Nội chi tiết:
Huyện Phúc Thọ có khoảng 11.719,27ha nằm trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính. Riêng thị trấn sinh thái Phúc Thọ được xem là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, văn hóa, xã hội,… Các dự án quy hoạch liên quan tới giao thông đô thị sẽ trở thành chủ đề thu hút đông đảo nhà đầu tư.
3.1. Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Phúc Thọ:
Đường thủy:
Huyện Phúc Thọ sở hữu vị trí giao thoa giữa ba con sông bao gồm sông Hồng, sông Tích và sông Đáy. Địa phương nằm trong tuyến sông Hồng bắt đầu từ KM 255 (giáp ranh giữa xã Xuân Phú, Phúc Thọ, Hà Nội với xã Trung Hà, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đến Km235+800 (giáp ranh giữa xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc với xã Đường Lâm, Tx.Sơn Tây, Hà Nội).
Đường bộ:
Tại huyện Phúc Thọ có Quốc lộ 32 đi qua 4 tỉnh và thành phố bao gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu. Tuyến đường này có tổng chiều dài đạt 384 km. Quốc lộ 32 có điểm bắt đầu từ ngã tư Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Quy mô mặt cắt ngang rộng B=35m (4 làn xe cơ giới), gồm hai dải lòng đường xe chạy mỗi bên rộng 10,5m;dải phân cách giữa rộng 3,0m; hè đường mỗi bên rộng 5,5m.
Ngoài quốc lộ 32 thì huyện Phú Thọ còn có Tỉnh lộ 417, 418, 421 chạy qua. Tất cả đều là các tuyến đường huyết mạch có tác dụng kết nối Phúc Thọ với các vùng kinh tế. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.
Tuyến đường trục Tây Thăng Long đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ. Ước tính tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 23 km. Trục Tây Thăng Long đóng vai trò là tuyến kết nối khu vực tây Hồ Tây và phía bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.
Đường vành đai:
Vành đai III là tuyến đường hỗ trợ người dân di chuyển trên các địa phương Phúc Thọ. Tuyến đường vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng thủ đô, trong đó có cả huyện ngoại thành Phúc Thọ.
Khu vực nút giao Quốc lộ 32 với đường Vành đai IV cũng liên quan đến bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội. Dự án có quy mô mặt cắt ngang được mở rộng từ B=35m lên thành B=50m. Mục đích của hạng mục này nhằm xây dựng cầu vượt, nút giao khác mức với đường Vành đai IV.
3.2. Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị:
Tuyến đường tỉnh 419 trực thuộc huyện Phúc Thọ Hà Nội đã được cải tạo và nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III. Tức là tuyến đường có từ 2 đến 4 làn xe phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.
Tuyến đường tỉnh 421 kết hợp cùng 419 kết nối theo hướng Bắc Nam hình thành lộ trình Tây Thăng Long. Từ đó mở ra cơ hội liên kết giữa huyện Phúc Thọ với các huyện,thị xã lân cận như Đan Phượng, Sơn Tây.
Tuyến đường tỉnh 417, 418 đi qua thôn Tây (xã Phụng Thượng), thôn Phù Long (xã Long Xuyên) và UBND xã Xuân Phú, có điểm kết thúc gần sông Hồng.
3.3. Quy hoạch các tuyến đường cấp khu vực:
Từ bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội cho thấy các tuyến đường liên huyện được nâng cấp đạt tiêu chuẩn loại III.I và loại IV. Bên cạnh đó còn có các tuyến đường liên tỉnh nhằm kết nối vùng nông thôn với thị trấn sinh thái Phúc Thọ.
3.4. Quy hoạch các tuyến đường cấp nội bộ:
Tùy vào điều kiện sống của mỗi khu vực sẽ có hướng phát triển các đoạn, tuyến phù hợp. Kết hợp với quá trình xây dựng đường xá có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng. Tất cả nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao thông. Thúc đẩy tiềm lực phát triển kinh tế và xã hội của huyện Phúc Thọ.
3.5. Các trạm bus và giao thông tĩnh:
- Trạm xe bus 1438: Đi qua Ngã tư Gạch – Thị trấn Phúc Thọ (Chiều đi Sơn Tây)
- Trạm xe bus 1148: Đối diện công an huyện Phúc Thọ
- Trạm xe bus 1149. Tại trường Mầm non thị trấn Phúc Thọ
- Trạm xe bus 20B: Tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Phúc Thọ
- Trạm xe bus 1147: Đối diện cửa hàng đồ gỗ Chúc Hiền, phố Quạt xã Đại Đồng.
- Tram xe bus 1150: Đối diện hiệu sách nhân dân Phúc Thọ.
- Trạm xe bus 2001: Tại công ty TNHH Duy Thịnh
- Trạm xe bus 20B: Tại Ảnh viện áo cưới Lan Anh
4. Quy hoạch đô thị quận huyện Phúc Thọ:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Phúc Thọ định hướng đến năm 2030 là chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thành ủy thủ đô Hà Nội đã đưa ra chính sách phát triển nông nghiệp kết hợp cùng việc xây dựng nông thôn mới.
Địa phương liên tục triển khai các chính sách quy hoạch nhằm phát huy cao độ tinh thần quy chế dân chủ. Đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển kinh tế gắn liền với xã hội. Hướng đi chung của toàn huyện Phúc Thọ thay đổi diện mạo hiện đại hóa cho nền nông nghiệp truyền thống. Thực hiện từng bước đi vững chãi nhằm kiến tạo đô thị sinh thái Phúc Thọ trong tương lai.
Nhân dân cùng uy bản chỉ huy tại huyện Phúc Thọ liên tục ủng hộ cuộc vận động “3 sạch”. Áp dụng nguyên tắc thu gom rác thải trong từng thôn đảm bảo vệ sinh môi trường. Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có tổng cộng 41 điểm tập kết rác cách xa khu vực sinh sống của nhân dân. Địa phương cũng tiến hành nạo vét mương cống, cải tạo ao hồ, xây dựng các vườn hoa công cộng.
Trong thời gian sắp đến sẽ là giai đoạn định hình khu đô thị sinh thái cho huyện Phúc Thọ. Đồng hành cùng việc nâng cao ý thức vệ sinh sẽ có hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Việc khai thác cảnh quan môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi diện mạo cho khu sinh thái mới. Sau quy hoạch, Phúc Thọ sẽ trở thành huyện vừa lưu giữ các giá trị truyền thống và vừa đa dạng hóa đô thị theo hướng tích cực.
Hướng đi chính trong quá trình quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội nhằm kiến tạo đô thị sinh thái bền vững. Đặc biệt hơn 10 nằm hợp nhất cùng thủ đô Hà Nội đã giúp cơ sở hạ tầng của huyện Phúc Thọ được nâng cấp rõ rệt. Các dự án khu đô thị mới được triển khai tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội bao gồm:
- Khu đô thị mới Thạch Phúc: Tổng diện tích quy hoạch là 507,68 ha trên địa bàn huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất. Trải dài 3.3km trên tuyến đường trục kinh tế Bắc – Nam. Dự án tập trung xây dựng các khu biệt thự và nhà ở thấp tầng. Kèm theo đó là công trình bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí…
- Khu đô thị sinh thái Cẩm Đình: Theo bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội, khu đô thị tọa lạc tại mặt đường quốc lộ 32 và đường nối Hoàng Quốc Việt kéo dài, cách Cầu Diễn 15km. Xây dựng theo mô hình sinh thái đảm bảo chất lượng cảnh quan phong phú. Giao thông thuận lợi khi được kết nối với các tuyến đường phía Tây Hà Nội.
- Khu đô thị mới Tây Thăng Long: Dự án nằm tại khu vực Xã Long Xuyên và Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nơi đây phát triển các khu vực sinh thái từ trung bình đến cao cấp. Trong đó bao gồm nhà thờ, chùa chiền, biệt thự, trung tâm thương mại, không gian văn hóa.
Đồng hành cùng tốc độ đô thị hóa không thể thiếu hệ thống giao thông ổn định tại huyện Phúc Thọ. Thành phố Hà Nội đã chủ động đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng được xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là giao thông và thủy lợi. Huyện đã tích cực triển khai hoạt động nhựa hóa và bê tông hóa trên các tuyến đường trung tâm kết nối địa bàn xã.
Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội được đầu tư chi tiết gồm: 138km đường giao thông chính, 134km đường trục giao thông thôn, 375 km đường làng, 60km trục chính, 152 kênh mương cấp 3 và cấp 4. Quy hoạch giao thông ranh giới hành chính sẽ là động lực thúc đẩy giao thương tại huyện Phúc Thọ.
THAM KHẢO THÊM: