Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô để đi sang các tỉnh thành phía Đông như: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,... Để biết thêm thông tin về huyện này, mời các bạn tham khảo bài viết Bản đồ và danh sách đường phố huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Gia Lâm (Hà Nội):
Gia Lâm – vùng đất địa linh nhân kiệt, nằm ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi giao thoa của dòng văn hoá Thăng Long và Kinh Bắc. Nhân dân Gia Lâm giàu truyền thống yêu nước và cách mạng với nhiều đức tính tốt đẹp: cần cù, chịu khó, anh hùng, thông minh, sáng tạo. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhất là sau cuộc Cách mạng tháng Tám -1945 lịch sử, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân Gia Lâm cùng Thủ đô và đất nước lập thêm bao kỳ tích để xây dựng và bảo vệ quê hương góp phần làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bất khuất của Thủ đô Hà Nội anh hùng và dân tộc Việt Nam quang vinh.
Sau ngày Thủ đô giải phóng, đặc khu Ngọc Thuỵ trở thành Quận 8 thuộc thành phố Hà Nội. Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, kỳ họp thứ 2 ngày 20/4/1961 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 31/5/1961 quy định địa dư hành chính huyện Gia Lâm và sáp nhập huyện Gia Lâm về Hà Nội bao gồm: toàn bộ Quận 8, huyện Gia Lâm, 7 xã và thị trấn Yên Viên của hai huyện Từ Sơn và Tiên Du, 2 xã Dương Quang, Dương Xá (huyện Thuận Thành) và xã Văn Đức (huyện Văn Giang); huyện Gia Lâm có 31 xã và 2 thị trấn.
Ngày 13/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập 2 thị trấn là Sài Đồng và Đức Giang. Huyện Gia Lâm có 31 xã và 04 thị trấn. Từ ngày 01/01/2004, theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ, một phần đất và dân số huyện Gia Lâm (gồm 13 xã, thị trấn) được tách ra để thành lập quận mới Long Biên.
Ngày 02/01/2005, Chính phủ quyết định chuyển xã Trâu Quỳ thành thị trấn Trâu Quỳ.
Huyện Gia Lâm ngày nay gồm 20 xã, 2 thị trấn. Đó là các xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đặng Xá, Đa Tốn, Đình Xuyên, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Màu, Yên Viên, Yên Thường, Văn Đức và 2 thị trấn: Yên Viên, Trâu Quỳ.
2. Danh sách đường phố huyện Gia Lâm (Hà Nội):
Số thứ tự | Danh sách đường phố huyện Gia Lâm |
1 | A Đào |
2 | Cửu Việt 1 |
3 | Đặng Phúc Thông |
4 | G |
5 | Y |
6 | Kênh Dài |
7 | Nguyễn Đức Thuận |
8 | Phong Xuân |
9 | Thị trấn Trâu Quỳ |
10 | Thôn Tô Khê |
11 | Tỉnh lộ 20 |
12 | Voi Phục |
13 | Cầu Đuống |
14 | Cửu Việt 2 |
15 | Đề Trụ |
16 | B |
17 | Dương Hà – Đình Xuyên |
18 | Giang Cao |
19 | Ngõ Cả |
20 | Nguyễn Huy Nhuận |
21 | QL 39 |
22 | Thiên Đức |
23 | Thôn Trân Tảo |
24 | Tỉnh lộ 270 |
25 | Xóm 1 |
26 | Cầu vượt Phú Thị |
27 | Đa Tốn |
28 | Đình Xuyên |
29 | C |
30 | K612 |
31 | V |
32 | Hà Huy Tập |
33 | Ngô Xuân Quảng |
34 | Ninh Hiệp |
35 | Quốc lộ 1 |
36 | Thôn Bát Tràng |
37 | Thú Y |
38 | Tỉnh lộ 181 |
39 | Trâu Quỳ |
40 | Ỷ Lan |
41 | Chăn Nuôi |
42 | Cổ Bi |
43 | Ngõ Đại Đồng |
44 | A |
45 | E |
46 | T |
47 | Dương Xá |
48 | KCN Dương Xá |
49 | Nguyễn Bình |
50 | Phan Đăng Lưu |
51 | Quốc lộ 5 |
52 | Thôn Hàn Lạc |
53 | Tỉnh lộ 179 |
54 | Tỉnh lộ 195 |
55 | Trung Quang |
56 | Yên Thường |
3. Giới thiệu về huyện Gia Lâm (Hà Nội):
Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông. Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô để đi sang các tỉnh thành phía Đông như: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,…
Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Đông nam giáp huyện Văn Lâm, phía Nam giáp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp quận Hoàng Mai.
- Phía Tây bắc giáp quận Long Biên.
- Phía Tây nam giáp huyện Thanh Trì.
- Phía Bắc giáp thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và huyện Đông Anh.
Gia Lâm có huyện lỵ là thị trấn Trâu Quỳ, cách trung tâm Hà Nội 12km. Về mặt địa lý, Gia Lâm được chia thành 3 khu vực, lấy sông Đuống làm ranh giới:
- Cụm Bắc Đuống: Thị trấn Yên Viên và các xã: Trung Mầu, Phù Đổng, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên.
- Cụm Nam Đuống: Thị trấn Trâu Quỳ và các xã: Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, Phú Thị, Dương Xá, Đặng Xá, Cổ Bi.
- Cụm Sông Hồng: Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Dư.
Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Trung Mầu, Phù Đổng, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Đông Dư, Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, Phú Thị, Dương Xá, Đặng Xá, Cổ Bi.
Diện tích và dân số
Huyện Gia Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên là 108,44 km², dân số 277.600 người (thống kê năm 2018). Mật độ dân số đạt 2.756 người/km².
Thủy văn
Huyện Gia Lâm có: Sông Hồng, sông Đuống (sông Thiên Đức) và sông Cầu Bây, sông Bắc Hưng Hải chảy qua.
- Sông Hồng (làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì).
- Sông Đuống là ranh giới tiếp giáp với huyện Đông Anh và quận Long Biên).
Kinh tế – Xã hội
Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Nơi đây tập trung các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố. Những năm vừa qua, kinh tế – xã hội của huyện tiếp tục được duy trì và từng bước phát triển ổn định, đạt kết quả toàn diện ở nhiều lĩnh vực.
Huyện Gia Lâm có nhiều cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn của thành phố. Toàn huyện có hơn 1.110 doanh nghiệp công nghiệp và 2.226 hộ sản xuất công nghiệp. Về làng nghề, huyện Gia Lâm tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Đông Dư (trồng và muối dưa cải, trồng ổi), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc), Phù Đổng (nuôi bò sữa).
Đến nay, 100% xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận nông thôn mới nâng cao với 3 xã. Văn hóa – xã hội ngày càng phát triển, an sinh – xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 11,03%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và bền vững, tăng tỷ trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, kinh tế huyện vẫn duy trì tăng trưởng. Giá trị các ngành kinh tế trong năm 2021 do huyện quản lý ước tăng 4,61%, trong đó dịch vụ tăng 2,82%, công nghiệp, xây dựng tăng 6,32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,63%. Thu ngân sách ước đạt 2.117,5 tỷ đồng.
Văn hóa
Huyện Gia Lâm là nơi phát tích những danh thần của tộc Việt như: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng – hai vị trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam:
- Chử Đồng Tử, vị thánh phát tích từ Văn Đức, huyện Gia Lâm
- Thánh Gióng, vị thánh phát tích từ Phù Đổng, huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm còn là quê hương của những danh nhân, danh tướng nổi tiếng như:
- Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm)
- Công chúa Lê Ngọc Hân còn gọi là Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm)
- Lý Thường Kiệt – Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ông tên thật là Ngô Tuấn (吳俊), là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập –hoàng tử trưởng của Ngô Quyền [1], người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay). Tuy nhiên, theo văn bia Đỗ Anh Vũ (được cho là soạn vào năm 1159) thì ông vốn họ Quách, tổ tiên là người ở Lũng Tây (Cam Túc, Trung Quốc). Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông[2], quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên), được vua ban quốc tính, vì mới có tên là Lý Thường Kiệt. Cha của Đỗ Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột. Sử sách Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát.
- Đặng Thị Huệ, là một cung tần của chúa Trịnh Sâm, và là mẹ của vị chúa tiếp theo Trịnh Cán (người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều danh nhân, khoa bảng nổi tiếng như: Cao Bá Quát, Giáp Hải,… Tới thời đại Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, đã xuất hiện nhiều danh nhân, danh tướng có công với nước như: Đặng Phúc Thông, Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn
Giáo dục
Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng lên, năm học 2012-2013, được UBND Thành phố tặng cờ thi đua; ngành giáo dục và đào tạo đứng đầu khối Huyện. Có thêm 3 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.
Đại học, cao đẳng, trung cấp:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Học viện Tòa án Việt Nam
- Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
- Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương, và Cao đẳng Nghề kỹ thuật – Mỹ nghệ.
- Trường Cao đẳng xây dựng công trình Đô thị Hà Nội
- Trường Cao đẳng Nghề Điện
- Trường Trung Cấp Nghề Cơ Khí Xây dựng
- Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc
- Trường Cao đẳng Điện lực Miền Bắc.
Giáo dục phổ thông:
- Trường THPT Yên Viên
- Trường THPT Dương Xá
- Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
- Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
- Trường THPT Lê Ngọc Hân
- Trường THPT Lý Thánh Tông
- Trường THPT Tô Hiệu
- Trường THPT Bắc Đuống.
Hạ tầng giao thông
Huyện Gia Lâm là đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến đường huyết mạch, có tính kết nối vùng góp phần định hình dáng vóc một vùng đô thị hiện đại. Ở khu hữu ngạn sông Đuống Gia Lâm có 4 tuyến đường song song với nhau gồm quốc lộ 5 cũ, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường 39B (Hà Nội – Hưng Yên), đường đê Long Biên – Xuân Quan. Quốc lộ 17 chạy ngang giao cắt với cả 4 tuyến đường này. Ở phía tả ngạn sông Đuống có quốc lộ 1 cũ, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Từ những trục đường lớn này, Gia Lâm tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông khớp nối với các tuyến đường liên xã, liên thôn.
Tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ qua đường Dương Xá – Đông Dư đến ga Phú Thụy đã được đưa vào khai thác từ đầu năm 2019, có ý nghĩa quan trọng trong kết nối khu vực, dễ dàng di chuyển từ trung tâm thị trần Trâu Quỳ đến các khu công nghiệp tại Dương Xá, giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc cho quốc lộ 5.
Ngoài các trục đường hiện hữu, Gia Lâm đã và đang mở thêm một số đường trong tương lai như đường vành đai 3.5, đường liên xã Bát Tràng, Đông Dư, Cổ Bi, đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời – Đặng Xá đến Lệ Chi, đường đô thị song hành với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thụy hay các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường xã Phú Thị, Bát Tràng…
Tại khu vực trung tâm thị trấn Trâu Quỳ Gia Lâm Hà Nội, nhiều tuyến đường mới cũng được đưa vào quy hoạch mở đường như đường Đoàn Quang Dung kéo dài chạy qua Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm đến đường mới nối Lý Thánh Tông – Thành Trung, đường Nguyễn Mậu Tài song song với đường Đoàn Quang Dung, đường Cửu Việt kéo dài đến đường gom quốc lộ 5.
Hiện tại, để vào trung tâm thành phố, người dân Gia Lâm sẽ di chuyển qua cầu Thanh Trì. Cách đó khoảng 5 km có thêm cầu Vĩnh Tuy, thuộc địa phận quận Long Biên. Ngoài ra, ba cầu bắc qua sông Đuống là cầu Phù Đổng 1, 2 và cầu Đuống sẽ kết nối huyện Gia Lâm với một phần quận Long Biên.
Gia Lâm kết nối với trung tâm thành phố qua cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy. Ngoài ra, các cây cầu bắc qua sông Đuống là cầu Đuống, cầu Phù Đổng 1, 2 kết nối Gia Lâm với quận Long Biên.
THAM KHẢO THÊM: