Quận 11 hiện là một trong những khu vực trung tâm của thành phố về thương mại, giao dịch, vui chơi, du lịch và được đông đảo người dân biết đến. Vậy nên trong bài viết Bản đồ và danh sách đường phố của Quận 11 (TPHCM), hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá tất tần tật về Quận 11 thành phố Hồ Chí Minh.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ của Quận 11 (TPHCM):
Vị trí địa lý:
Quận 11 là một quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong cấu trúc đô thị của thành phố.
Quận 11 nằm gần khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí giáp ranh với các khu vực:
-
Phía Đông giáp Quận 10 (ranh giới là trục đường Lý Thường Kiệt).
-
Phía Tây giáp quận Tân Phú (ranh giới là kênh Tân Hóa – Lò Gốm).
-
Phía Nam giáp Quận 5 (ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Thị Nhỏ) và Quận 6 (ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng và Tân Hóa).
-
Phía Bắc giáp quận Tân Bình (ranh giới là các tuyến đường Âu Cơ, Nguyễn Thị Nhỏ và Thiên Phước) và quận Tân Phú.
Quận 11 được đánh giá cao về mặt giao thông khi dễ dàng kết nối với các quận trung tâm và các khu vực khác của thành phố. Nhờ vậy, việc di chuyển của người dân trong khu vực cũng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đây cũng là lợi thế lớn giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Lịch sử hình thành:
Quận 11 được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1969 trên cơ sở tách đất từ Quận 5 và Quận 6 cũ, vốn là một phần của Đô Thành Sài Gòn. Khi đó, khu vực này được chia thành 4 phường gồm Cầu Tre, Bình Thới, Phú Thọ và Phú Thọ Hòa. Năm 1972, Quận 11 thành lập thêm hai phường là Bình Thạnh và Phú Thạnh, nâng số Phường trực thuộc lên sáu.
Tháng 5 năm 1975, Quận 11 (Quận Mười Một) là đơn vị hành chính của Thành phố Sài Gòn – Gia Định. Theo Quyết định số 301/UB ngày 20/5/1976, tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần thứ hai. Quận 11 vẫn giữ nguyên như cũ nhưng các phường cũ đều được giải thể và thành lập 21 phường mới, được đánh số từ 1 đến 21.
Ngày 14/02/1987, theo Quyết định số 33-HĐBT, ngoại trừ phường 1 không thay đổi, các phường còn lại đều bị giải thể và thay thế bằng 15 phường mới (được đánh số từ 2-16). Như vậy, sau nhiều lần chia cắt, tách nhập, thay đổi địa giới hành chính, đến nay Quận 11 có 16 phường trực thuộc.
Diện tích:
Với diện tích 5,14 km², chỉ chiếm khoảng 0,25% tổng diện tích của toàn thành phố Hồ Chí Minh, Quận 11 là một trong các quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố, chỉ bằng 1/4 diện tích quận Bình Thạnh và bằng 1/7 diện tích Quận 7.
Mặc dù có diện tích tương đối khiêm tốn nhưng nhờ có quy hoạch hợp lý, Quận 11 vẫn bao gồm đầy đủ các khu vực chức năng như: khu dân cư, khu thương mại – dịch vụ, khu công nghiệp, hệ thống y tế, giáo dục, vui chơi giải trí.
Dân số:
Theo thống kê đến năm 2021, dân số của Quận 11 là 207.484 người, mật độ dân số đạt khoảng 40.366 người/km2. Khu vực này có mật độ dân số cao hơn gấp 9 lần so với mật độ dân số của toàn thành phố, cho thấy sự đông đúc và sôi động của khu vực này.
Hành chính:
Quận 11 Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng 16 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16.
2. Danh sách đường phố của Quận 11 (TPHCM):
STT | Tên đường phố |
1 | Âu Cơ |
2 | Bình Thới |
3 | Công Chúa Ngọc Hân |
4 | Đặng Minh Khiêm |
5 | Đào Nguyên Phổ |
6 | Đỗ Ngọc Thạnh |
7 | Đội Cung |
8 | Đường 3 Tháng 2 |
9 | Dương Đình Nghệ |
10 | Đường số 100 |
11 | Đường số 13 |
12 | Đường số 16 |
13 | Đường số 2 |
14 | Đường số 22 |
15 | Đường số 281 |
16 | Đường số 3 |
17 | Đường số 34 |
18 | Đường số 3A |
19 | Đường số 4 |
20 | Đường số 5 |
21 | Đường số 5A |
22 | Đường số 6 |
23 | Đường số 7 |
24 | Đường số 702 |
25 | Đường số 762 |
26 | 2 Đường số 7A |
27 | Đường số 8 |
28 | Đường số 9 |
29 | Dương Tử Giang |
30 | EverRich |
31 | Hà Tôn Quyền |
32 | Hàn Hải Nguyên |
33 | Hòa Bình |
34 | Hòa Hảo |
35 | Hoàng Đức Tương |
36 | Hoàng Xuân Nhị |
37 | Hồng Bàng |
38 | Hùng Vương |
39 | Huyện Toại |
40 | Khuông Việt |
41 | Lạc Long Quân |
42 | Lãnh Binh Thăng |
43 | Lê Đại Hành |
44 | Lê Thị Bạch Cát |
45 | Lê Tung |
46 | Lò Siêu |
47 | Lữ Gia |
48 | Lý Nam Đế |
49 | Lý Thường Kiệt |
50 | Mai Xuân Thưởng |
51 | Minh Phụng |
52 | Ngô Quyền |
53 | Nguyễn Bá Học |
54 | Nguyễn Chí Thanh |
55 | Nguyễn Thị Nhỏ |
56 | Nguyễn Văn Phú |
57 | Nhật Tảo |
58 | Ông Ích Khiêm |
59 | Phan Xích Long |
60 | Phó Cơ Điều |
61 | Phú Thọ |
62 | Quân Sự |
63 | Tạ Uyên |
64 | Tản Đà |
65 | Tân Hóa |
66 | Tân Khai |
67 | Tân Phước |
68 | Tân Thành |
69 | Thái Phiên |
70 | Thiên Phước |
71 | Thuận Kiều |
72 | Tôn Thất Hiệp |
73 | Tổng Lung |
74 | Tống Văn Trân |
75 | Trần Quý |
76 | Trịnh Đình Trọng |
77 | Tuệ Tĩnh |
78 | Vĩnh Viễn |
79 | Võ Văn Tần |
80 | Xóm Đất |
3. Hệ thống giao thông tại Quận 11 (TPHCM):
Quận 11 nằm ở phía Nam khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh và nằm dọc theo Quốc lộ 1A. Quận 11 hiện là hành lang giao thông lớn nối thành phố với các tỉnh Tây Nam Bộ.
Quy hoạch giao thông Quận 11 được xác định theo Quyết định 6707/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Quận 11 đến năm 2020, tỷ lệ 1/5000. Quyết định này đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt ngày 29/12/2012 và sẽ có hiệu lực cho đến khi quy hoạch mới được xây dựng và phê duyệt.
Quy hoạch giao thông của Quận 11 cũng được thể hiện trên bản đồ định hướng phát triển không gian của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Theo quyết định 6707 thì quy hoạch giao thông tại Quận 11 cụ thể như sau:
Hệ thống giao thông đối ngoại:
+ Đường trên cao số 2: Theo Quyết định số 101/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2007, tuyến đường trên cao số 2 được nối từ Đường trên cao số 1 đến đường Vành đai 2 (Quốc lộ 1A), việc hướng tuyến sẽ được thực hiện theo hướng tuyến điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 906/TTg-KTN ngày 02/06/2010, trong đó quy mô mặt cắt ngang và hệ thống giao thông đường bộ dưới mặt đất của dự án sẽ được xác định một cách cụ thể trong quá trình triển khai, thực hiện theo quy định.
+ Đường 3 tháng 2 đoạn đi qua Quận 11 có lộ giới từ 30 đến 35 m, là trục đường chính của đô thị, đảm bảo cân bằng không gian đô thị, có chức năng giao thông và kết nối mạng lưới giao thông giữa các vùng.
+ Các tuyến đường giao thông đối ngoại khác: Đường Lý Thường Kiệt (lộ giới 30m – 35m), đường Hồng Bàng (lộ giới đường 40m), mang lại sự cân bằng không gian đô thị, chức năng giao thông, kết nối với các đô thị khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống giao thông đối nội:
+ Đối với các đường hiện hữu: tiếp tục thực hiện nâng cấp cải tạo và mở rộng lộ giới đường theo quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo khai thác chức năng giao thông hiệu quả tối đa và đạt chỉ tiêu mật độ giao thông, tỉ lệ đất dành cho giao thông theo quy định.
+ Đối với các đường dự phòng: thực hiện quản lý nghiêm ngặt, tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thông tại khu vực, đảm bảo khai thác giao thông một cách hiệu quả.
Hệ thống giao thông công cộng:
+ Hệ thống xe buýt phục vụ 45 ÷ 50% nhu cầu giao thông công cộng, tổ chức mạng lưới xe buýt bao phủ toàn bộ mạng lưới giao thông của khu vực.
+ Đường sắt đô thị: Theo Quyết định số 101/QD-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 và Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010, các tuyến đường sắt thành phố đi qua khu vực Quận 11: Tuyến số 5 chạy trong hành lang lộ giới đường Lý Thường Kiệt, Đường sắt đô thị số 3a đi trong hành lang lộ giới đường Hồng Bàng, tuyến đường sắt đô thị số 6 đi trong hành lang lộ giới đường Tân Hòa, kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3a.
Hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu giao thông:
+ Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, quy hoạch các bến bãi trên địa bàn Quận 11 là 4,16 ha dự kiến sẽ được phân bổ như sau: Bãi đậu xe buýt rộng 0,16 ha tại Công viên văn hóa Đầm Sen; bãi đỗ xe 1,0 ha tại Trường đua Phú Thọ; Bãi Hậu Cần số 4 rộng 3,0 ha tại khu vực đường Tống Văn Trân.
+ Các nút giao thông chính: Ưu tiên nghiên cứu giải pháp quản lý giao thông khác mức giữa đường Hồng Bàng, Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt và Lê Đại Hành, đảm bảo sử dụng tối đa năng lực chức giao thông thông của thành phố..
THAM KHẢO THÊM: