Huyện Xuân Trường nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 125 km. Để tìm hiểu kĩ hơn mời các bạn tham khảo bài viết với chủ đề: Bản đồ và các xã phường thuộc Xuân Trường (Nam Định) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Xuân Trường (Nam Định):
2. Huyện Xuân Trường (Nam Định) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Xuân Trường có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn và 19 xã.
STT | DS các xã phường thuộc Xuân Trường (Nam Định) |
1 | Thị trấn Xuân Trường (huyện lỵ) |
2 | Xã Thọ Nghiệp |
3 | Xã Xuân Bắc |
4 | Xã Xuân Châu |
5 | Xã Xuân Đài |
6 | Xã Xuân Hòa |
7 | Xã Xuân Hồng |
8 | Xã Xuân Kiên |
9 | Xã Xuân Ngọc |
10 | Xã Xuân Ninh |
11 | Xã Xuân Phong |
12 | Xã Xuân Phú |
13 | Xã Xuân Phương |
14 | Xã Xuân Tân |
15 | Xã Xuân Thành |
16 | Xã Xuân Thượng |
17 | Xã Xuân Thủy |
18 | Xã Xuân Tiến |
19 | Xã Xuân Trung |
20 | Xã Xuân Vinh |
3. Vị trí địa lý huyện Xuân Trường:
Huyện Xuân Trường nằm ở phía bắc của tỉnh Nam Định, nằm cách thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 125 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Giao Thủy. Phía Đông Bắc giáp huyện Kiến Xương (Thái Bình).
- Phía Tây giáp huyện Trực Ninh.
- Phía Nam giáp huyện Hải Hậu.
- Phía Bắc giáp huyện Vũ Thư (Thái Bình.
Ranh giới phía Bắc với tỉnh Thái Bình là sông Hồng. Ranh giới phía Tây với huyện Trực Ninh là sông Ninh Cơ, ranh giới phía Đông Nam với huyện Giao Thủy là sông Sò. Dân số năm 2010 là 190.000 người. 30% dân số theo đạo Thiên Chúa.
4. Lịch sử hình thành huyện Xuân Trường:
Xuân Trường là tên gọi có lịch sử lâu đời sau nhiều lần chia tách, sáp nhập nay là tên một huyện tỉnh Nam Định.
- Trước năm 1945
+ Vùng đất có huyện Xuân Trường vào thời Lý (1010 – 1225) được gọi là “Hải Thanh“.
+ Đến đời Vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) đổi là “Thiên Thanh”.
+ Đời Vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278) gọi là “Thiên Trường”. Lúc đầu, lộ Thiên Trường bao gồm cả tỉnh Nam Định và một phần lớn tỉnh Thái Bình ngày nay. Dần dần, Thiên Trường chỉ còn là một phủ.
+ Thời thuộc Minh gọi là Phụng Hóa, sang triều Lê lấy lại tên Thiên Trường.
+ Cho đến thời vua Tự Đức, Phủ Thiên Trường bao gồm phần đất nay là các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu của tỉnh Nam Định. Các huyện Vũ Tiên, Kiến Xương, Tiền Hải của tỉnh Thái Bình chuyển về Phủ Kiến Xương.
+ Năm 1862, vua Tự Đức cho đổi tên “Phủ Thiên Trường” thành “Phủ Xuần Trường”. Lúc này, Phủ Xuân Trường bao gồm 3 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy.
+ Huyện Giao Thủy bao gồm cả huyện Xuân Trường ngày nay. Lỵ sở Phủ Xuân Trường và huyện Giao Thủy đều nằm ở Tương Nam (Nhương Nam), khu vực trường THPT Lý Tự Trọng – Nam Thanh – Nam Trực – Nam Định.
+Năm 1888, lập huyện Hải Hậu gồm một số xã (tổng) cắt từ huyện Trực Ninh và một số xã (tổng) của huyện Giao Thủy. Khi đó, Phủ Xuân Trường quản hạt 4 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy, Hải Hậu.
+ Năm 1889, triều Vua Thành Thái bỏ cấp phủ, lấy tên “phủ” để gọi cho huyện lớn nhất trong phủ. “Phủ Xuân Trường” được gọi thay cho “Huyện Giao Thủy” (mặc dù trong các văn bản hành chính, sắc phong sau đó vẫn dùng chữ “Huyện Giao Thủy”). Dời lỵ sở về làng Ngọc Cục, nay là toàn bộ khuôn viên trường THPT Xuân Trường. Lúc này chỉ còn phần đất hai huyện Xuân Trường và Giao Thủy hiện tại.
+ Đến năm 1934, triều Vua Bảo Đại, đã tách Phủ Xuân Trường thành 2 huyện: Xuân Trường và Giao Thủy, lấy sông Sò làm mốc giới ngăn cách.
+ Xuân Trường có 5 tổng: Cát Xuyên, Hành Cung, Kiên Lao, Trà Lũ và Thủy Nhai.
- Sau năm 1945
+ Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết nghị các thành phố, tỉnh, phủ, huyện được gọi theo tên cũ từ thời phong kiến. Huyện Xuân Trường gọi lại là phủ Xuân Trường. Từ năm 1945, huyện Xuân Trường có sự điều chỉnh sát nhập nhiều xã cũ thành xã mới, huyện Xuân Trường có 19 xã.
+ Năm 1948, theo Sắc lệnh số 148-SL ngày 25 tháng 3 năm 1948 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đổi gọi phủ Xuân Trường thành huyện Xuân Trường.
+ Ngày 22 tháng 12 năm 1967, theo quyết định số 174-CP ngày 11 – 12 – 1967 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập huyện Xuân Thủy trên cơ sở hợp nhất hai huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy.
+ Năm 1975 hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
+ Năm 1991 chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Hà.
+ Năm 1996 chia tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Huyện Xuân Thủy thuộc tỉnh Nam Định.
+ Nghị định số 19-CP ngày 16 – 2 – 1997 của Chính phủ chia tách huyện Xuân Thủy thành huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy. Huyện Xuân Trường có 20 xã. Địa danh địa giới các xã của huyện Xuân Trường từ đó đến năm 2002 không có gì thay đổi lớn.
+ Nghị định của Chính phủ số 137/2003 ngày 14 – 11 – 2003 thành lập thị trấn Xuân Trường gồm toàn bộ diện tích và dân cư của xã Xuân Hùng và một phần diện tích và dân cư của xã Xuân Ngọc. Xã Xuân Hùng được giải thể, trở thành đất của thị trấn huyện lỵ Xuân Trường. Từ đây huyện Xuân Trường có 19 xã và 1 thị trấn.
5. Tình hình phát triển kinh tế huyện Xuân Trường:
Tính đến hết năm 2022, quy mô nền kinh tế tăng gần 16 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 26 năm đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 47,3% xuống còn 10,99%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 21,9% lên 64,96%.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, xây mới tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, nhiều mô hình tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mô hình cánh đồng lớn mang lại giá trị kinh tế cao. Năng suất lúa bình quân 26 năm đạt 125,17 tạ/ha/năm; giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2022 đạt 103 triệu đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 1997. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá được chú trọng. Xuân Trường là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh Nam Định xây dựng thành công mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
Sản xuất CN – TTCN và dịch vụ của huyện có bước phát triển mạnh kể từ sau khi tái lập huyện đã và đang trở thành khâu đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện với các ngành sản xuất chủ yếu là cơ khí, dệt may, vận tải thủy. Hiện trên địa bàn huyện đã hình thành 4 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích 52 ha, đã thu hút 53 doanh nghiệp đầu tư, tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động. Toàn huyện hiện có gần 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Các làng nghề truyền thống của huyện gồm làng nghề cơ khí (xã Xuân Tiến), thêu ren (xã Xuân Phương), dệt chiếu cói (xã Xuân Ninh), chế biến lâm sản (xã Xuân Bắc), vận tải thủy (xã Xuân Trung), sản xuất lúa tám thơm (xã Xuân Đài),… được duy trì và phát triển, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động với thu nhập ổn định.
Nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH đạt được những bước tiến vượt bậc. Nhiều công trình, dự án được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, tu bổ,… góp phần thay đổi căn bản diện mạo và thúc đẩy kinh tế – xã hội huyện phát triển như: Hệ thống hạ tầng khu Trung tâm huyện, Quần thể lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, đền Liệt sỹ huyện; đường 32m, đường 488, đường 489, đường 489C từ cầu Lạc Quần đến Phà Sa Cao, đường Bắc – Phong – Đài, đường Xuân Thủy – Nam Điền; dự án kiên cố hóa các hệ thống kênh cấp I; nâng cấp và kiên cố hoá toàn tuyến đê Hữu Hồng, đê tả Ninh Cơ, Hữu Sò và một số cống lớn trên đê,… Nhiều công trình trụ sở làm việc, Nhà văn hóa huyện, các xã, thị trấn và xóm, tổ dân phố; trường học, trạm y tế, đường giao thông, chợ nông thôn, công trình nước sạch, hệ thống truyền tải điện,… được đầu tư kiên cố hoá, cải tạo, nâng cấp, xây mới.
THAM KHẢO THÊM: