Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc:
2. Huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Vĩnh Tường có 28 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 25 xã. Danh sách cụ thể như sau:
STT | Danh sách các thị trấn, xã thuộc huyện Vĩnh Tường |
1 | Thị trấn Vĩnh Tường (huyện lị) |
2 | Thị trấn Thổ Tang |
3 | Thị trấn Tứ Trung |
4 | Xã An Tường |
5 | Xã Bình Dương |
6 | Xã Bồ Sao |
7 | Xã Cao Đại |
8 | Xã Chấn Hưng |
9 | Xã Đại Đồng |
10 | Xã Kim Xá |
11 | Xã Lũng Hòa |
12 | Xã Lý Nhân |
13 | Xã Nghĩa Hưng |
14 | Xã Ngũ Kiên |
15 | Xã Phú Đa |
16 | Xã Tam Phúc |
17 | Xã Tân Phú |
18 | Xã Tân Tiến |
19 | Xã Thượng Trưng |
20 | Xã Tuân Chính |
21 | Xã Vân Xuân |
22 | Xã Việt Xân |
23 | Xã Vĩnh Ninh |
24 | Xã Vĩnh Sơn |
25 | Xã Vĩnh Thịnh |
26 | Xã Vũ Di |
27 | Xã Yên Bình |
28 | Xã Yên Lập |
3. Giới thiệu huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc):
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Vĩnh Tường nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 29 km về phía Tây Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Yên Lạc và huyện Tam Dương.
- Phía Tây giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội.
- Phía Bắc giáp huyện Lập Thạch.
Huyện có diện tích 144,01 km2, dân số năm 2019 là 205.345 người, mật độ dân số đạt 1.446 người/km2.
3.2. Điều kiện địa lý:
- Địa hình và thổ nhưỡng:
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, có hệ thống đê trung ương (đê sông Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả ba bề Bắc – Tây – Nam, địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt:
+ Vùng đồng bằng phù sa cổ: Ở các xã phía Bắc và một phần phía Tây Bắc của huyện. Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu thổ, đất đai, thổ nhưỡng ở nơi đây đa số đã bạc màu. Địa hình không bằng phẳng, ruộng cao xen ruộng thấp làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn.
+ Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy: Chạy dọc suốt một dải phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây của huyện. Đất ở đây màu mỡ do hàng năm được phù sa của các con sông bồi đắp tạo nên một vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau màu khác.
+ Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê: Nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài xuống phía nam, giáp huyện Yên Lạc. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết thủy lợi, tạo điều kiện để nhân dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.
Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng huyện Vĩnh Tường có ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở huyện Vĩnh Tường hiện nay. Sự phân chia ấy tạo cho ta một cách nhìn tổng thể địa hình, địa vật rất phong phú của một vùng quê với những xóm làng đông đúc, cây lá xanh tươi bốn mùa với nhiều cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp, một vùng đất “Sơn chầu thủy tụ”, “Địa linh nhân kiệt”, tạo ấn tượng khó quên đối với những ai có dịp ghé thăm Vĩnh Tường.
- Khí hậu:
Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Tuy nhiên do nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: Dãy Tam Đảo (phía Đông Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở Vĩnh Tường không quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,6 độ C. Giữa nhiệt độ trung bình tháng cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chênh lệch 12 độ C (có tháng nhiệt độ lên tới 28,8 độ C nhưng có tháng nhiệt độ chỉ 16,8 độ C). Độ ấm trung bình trong năm là 82%. Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm với số ngày mưa trung bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 189 mm/tháng; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với lượng mưa trung bình là 55 mm/tháng.
- Thủy văn:
Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác, sông bồi đắp phù sa, tạo nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. Một phần sông Phó Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường, tạo ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23 m3/giây; lưu lượng cao nhất 833 m3/giây. Vào mùa khô kiệt thì lưu lượng nước chỉ đạt 4 m3/giây, có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà lồ, chảy trong nội tỉnh. Sông Phan bắt nguồn từ núi Tam Đảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và một phần giao thông trong huyện. Về mùa khô, mực nước sông rất thấp nhưng về mùa mưa nước từ Tam Đảo đổ xuống nên mực nước khá cao, gây ngập úng nhiều nơi. Nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau màu là những đầm, ao, hồ khá rộng và đẹp mắt. Tiêu biểu là: Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực Xanh, vực Quảng Cư,… Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá, tôm, đầm ao, hồ còn là nơi điều hòa nước, điều hòa khí hậu, hòa sắc với làng xóm và cánh đồng lúa xanh, tạo nên bức tranh quê đẹp đẽ, hiền hòa.
3.3. Kinh tế:
Năm 2023, huyện Vĩnh Tường thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn thách thức đan xen. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đạt và tăng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân, hoạt động văn hóa, an ninh, chính trị, xã hội vẫn được đảm bảo. Cụ thể tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện đứng thứ 3 của tỉnh (đạt 7,41%). Tại Cụm công nghiệp Đồng Sóc, đã có 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động ổn định. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay (đạt trên 10%), đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô trên 40 ha tại xã Phú Đa, sản lượng sữa bò tươi lần đầu tiên đạt trên 50 nghìn tấn..Về vấn đề giải phóng mặt bằng đạt diện tích cao nhất từ trước đến nay (trên 110 ha), tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng. Đặc biệt, đã giải phóng mặt bằng xong tất cả các tuyến đường quan trọng, trọng điểm để hình thành khung đô thị Vĩnh Tường và giai đoạn 1 Khu công nghiệp Đồng Sóc. Hết năm 2023, huyện có 2 xã hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, 10 xã hoàn thành NTM nâng cao (đạt 83,3%) và 55 nông thôn đạt NTM kiểu mẫu theo tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025 (đạt 100%) so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Đặc biệt, huyện Vĩnh Tường là huyện đầu tiên trong tỉnh xây dựng thành công 1 xã NTM kiểu mẫu (Ngũ Kiên) và 1 thôn thông minh (thôn Chùa). Hoàn thành vượt tiến độ, khánh thành 4 nhà văn hóa trong xây dựng văn hóa kiểu mẫu. Những thành tựu trên là kết quả của sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, trong thực hiện các mục tiêu nhiệm cụ: Cải cách thủ tục hành chính, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội bền vững.
THAM KHẢO THÊM: