Thành phố Thanh Hóa được xem là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh lớn và có tốc độ đô thị hóa hàng đầu cả nước. Đây được xem là trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế và chính trị của tỉnh Thanh Hóa và là một trong ba vùng trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Mời bạn đọc theo dõi bài viết bản đồ và các xã phường thuộc TP Thanh Hóa (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
2. Thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã phường?
Thành phố Thanh Hóa có 34 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 30 phường và 4 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách phường, xã thuộc thành phố Thanh Hóa |
1 | Phường An Hưng |
2 | Phường Ba Đình |
3 | Phường Điện Biên |
4 | Phường Đông Cường |
5 | Phường Đông Hải |
6 | Phường Đông Hương |
7 | Phường Đông Lĩnh |
8 | Phường Đông Sơn |
9 | Phường Đông Tân |
10 | Phường Đông Thọ |
11 | Phường Đông Vệ |
12 | Phường Hàm Rồng |
13 | Phường Lam Sơn |
14 | Phường Long Anh |
15 | Phường Nam Ngạn |
16 | Phường Ngọc Trạo |
17 | Phường Phú Sơn |
18 | Phường Quảng Cát |
19 | Phường Quảng Đông |
20 | Phường Quảng Hưng |
21 | Phường Quảng Phú |
22 | Phường Quảng Tâm |
23 | Phường Quảng Thành |
24 | Phường Quảng Thắng |
25 | Phường Quảng Thịnh |
26 | Phường Tào Xuyên |
27 | Phường Tân Sơn |
28 | Phường Thiệu Dương |
29 | Phường Thiệu Khánh |
30 | Phường Trường Thi |
31 | Xã Đông Vinh |
32 | Xã Hoằng Đại |
33 | Xã Hoằng Quang |
34 | Xã Thiệu Vân |
3. Vài nét giới thiệu về TP Thanh Hóa (Thanh Hóa):
3.1. Vị trí địa lý:
Thanh Hóa là thành phố thủ phủ của tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Đây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Thành phố Thanh Hóa là một trong ba trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ cùng với thành phố Vinh và thành phố Huế. Hiện nay, thành phố Thanh Hóa là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh lớn có tốc độ đô thị hóa hàng đầu cả nước. Hệ thống đô thị Thanh Hóa được hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, thành phố Thành Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí rất thuận lợi, cảnh quan sinh thái, khí hậu khá ôn hòa. Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa giới hành chính của thành phố với chiều dài gần 20 km, phía Đông có cảng Lễ Môn và Sầm Sơn, phía Tây có đường sắt Bắc Nam chạy qua, tạo thành mạng lưới giao thông đa dạng, thuận lợi. Vị trí địa lý của thành phố Thanh Hóa cụ thể như sau:
- Phía Đông thành phố Thanh Hóa giáp huyện Hoằng Hóa.
- Phía Tây thành phố Thanh Hóa giáp huyện Đông Sơn.
- Phía Nam thành phố Thanh Hóa giáp huyện Quảng Xương và thành phố Sầm Sơn.
- Phía Bắc thành phố Thanh Hóa giáp huyện Thiệu Hóa và huyện Hoằng Hóa.
3.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Thành phố Thanh Hóa có địa hình bằng phẳng với tổng diện tích 147 km2, nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung. Thành phố Thanh Hóa có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng hẹp – rộng, nông – sâu. Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng chạy dài từ làng Dương Xá, phường Thiệu Dương, dọc theo hữu ngạn sông Mã đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa ngoằn nghèo, cuối phình lên như cái đầu có cái miệng khổng lồ nên dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố, theo truyền thuyết, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh núi. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc, góp phần làm nên huyền thoại cầu Hàm Rồng không thể bị phá hủy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trong thành còn có núi Mật Sơn, là một ngọn núi thấp nằm ở phường Đông Vệ.
- Khí hậu:
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39 – 40 độ C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu và đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 5 – 6 độ C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 độ C đến 23,6 độ C. Do nằm trong vùng đồng bằng vem biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 đợt gió mùa. Đợt gió Bắc, hay gió mùa Đông Bắc, là nguồn không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra hai mùa động lanh và giá buốt. Đợt gió Tây Nam, hay gió Lào, từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí khô nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác. Gió Đông Nam, hay gió Nồm, là gió từ biển vào mang theo không khí mát mẻ. Lượng mưa hàng năm của thành phố Thanh Hóa trung bình đạt từ 1730 – 1980 mm.
3.3. Kinh tế:
Với quyết tâm cao độ, điều hành linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự đoàn kết, đồng lòng vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thành phố nên kết quả tình hình kinh tế xã hội đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nổi bật.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và phát triển ổn định. Các ngành dịch vụ, thương mại và hoạt đống sản xuất công nghiệp duy trì. Toàn thành phố duy trì 130 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp với hơn 30 mặt hàng. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá so với cùng kỳ như: Quần áo may sẵn, giầy da, giầy thể thao các lojia, mực – tôm đông lạnh,…
Công tác phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể, thu hút đầu tư được chú trọng; phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước. Thành phố thành lập mới 1.525 doanh nghiệp, đạt gần 101% kế hoạch tỉnh giao; tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố đạt 8.800 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch. Thành phố cũng đã xây dựng được 9 sản phẩm đạt OCOP, vượt 12.5% kế hoạch tỉnh giao. Các hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố nói riêng và của toàn tỉnh nói chung như Khu đô thị tại xã Hoằng Quang và phường Long Anh; dự án Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê sông Mã; dự án cải tạo, nâng cấp công biên Hội An; dự án Cung văn hóa Thiếu Nhi, dự án Cầu vượt đường sắt Bắc – Nam; các dự án ưu tiên đầu tư vào quy hoạch khu vực Hàm Rồng – Núi Đọ thuộc vành đai xanh phía Tây của thành phố Thanh Hóa và nhiều dự án đã và đang hoàn thành giúp góp phần tạo nên diện mạo, vóc dáng mới cho thành phố Thanh Hóa của ngày hôm nay.
Năm 2024, thành phố Thanh Hóa phấn đấu đạt 34 chỉ tiêu đề ra. Để hoàn thành và vượt chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, từ nay đến cuối năm 2024, thành phố sẽ có những giải pháp, định hướng chiến lược thực hiện, trong đó: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, trong đó phát triển công nghiệp – xây dựng là then chốt, dịch vụ – thương mại là mũi nhon; nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giải quyết việc làm; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả năng lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp; củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.
THAM KHẢO THÊM: