Thành phố Hưng Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km. Thành phố Hưng Yên có diện tích 73,89 km², dân số năm 2020 là 118.646 người, mật độ dân số đạt 1.606 người/km². Sau đây là bài viết về Bản đồ, các xã phường thuộc thành phố Hưng Yên, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính TP Hưng Yên (Hưng Yên):
2. Các xã phường thuộc TP Hưng Yên (Hưng Yên):
STT | Danh sách xã, phường thuộc TP Hưng Yên (Hưng Yên) |
1 | Lê Lợi |
2 | Quang Trung |
3 | Minh Khai |
4 | Lam Sơn |
5 | Hiến Nam |
6 | An Tảo |
7 | Hồng Châu |
8 | Quảng Châu |
9 | Hồng Nam |
10 | Liên Phương |
11 | Trung Nghĩa |
12 | Hoàng Hanh |
13 | Tân Hưng |
14 | Lê Lợi |
15 | Phương Chiêu |
16 | Hùng Cường |
17 | Bảo Khê |
3. Giới thiệu về thành phố Hưng Yên (Hưng Yên):
Vị trí
Thành phố Hưng Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Tiên Lữ và huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Phía Tây giáp thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Phía Nam giáp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Phía Bắc giáp huyện Kim Động.
Diện tích, dân số
Thành phố Hưng Yên có diện tích 73,89 km², dân số năm 2020 là 118.646 người, mật độ dân số đạt 1.606 người/km². Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với Quốc lộ 1. Thành phố có hai xã Phú Cường và Hùng Cường nằm ở bãi bồi (cù lao) giữa sông Hồng. Phố Hiến là thương cảng sầm uất của Việt Nam hồi thế kỷ 16 và 17 nằm trong thành phố Hưng Yên. Thành phố Hưng Yên được tổ chức theo 4 khu vực chính.
- Khu vực cần bảo tồn, tôn tạo (khu vực Phố Hiến).
- Khu vực cần cải tạo chỉnh trang (khu phố cũ).
- Khu vực xây dựng mới (khu đô thị mới).
- Khu nhà vườn sinh thái (trồng cây nhãn truyền thống của tỉnh).
Giao thông
Thành phố có cầu Yên Lệnh, đây là cây cầu bê tông lớn nhất được bắc qua sông Hồng, nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Cầu nằm trên quốc lộ 38 và có chiều dài hơn 2,2 km, trong đó, phần cầu chính dài gần 900m, đường dẫn dài hơn 1.300m, tổng mức đầu tư 338,3 tỉ đồng. Cầu cũng là công trình đầu tiên ở phía Bắc áp dụng phương thức đầu tư BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) nhằm huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước phục vụ phát triển hạ tầng giao thông, giúp giải quyết tình trạng khó khăn trong ngân sách Nhà nước. Cầu Yên Lệnh khi hoàn thành đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt đó là các phương tiện giao thông có thể đi thẳng từ Hải Phòng, Quảng Ninh tới Quốc lộ 1 để vào Nam và ngược lại mà không phải qua Hà Nội. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho phương tiện mà còn giúp giảm ách tắc giao thông cho thủ đô. Bên cạnh đó, cây cầu tạo thuận lợi hơn cho hai tỉnh Hà Nam và Hưng Yên phát triển kinh tế xã hội, nhất là thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn.
Tiềm năng phát triển
Ngày 17/7/2007, thành phố Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo Quyết định 1012/QĐ-BXD. Ngày 19/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 04/NĐ-CP thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở diện tích, dân số của thị xã Hưng Yên cũ. Ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Kim Động, Tiên Lữ để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, theo đó thành phố Hưng Yên có 7.342 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu (trong đó dân số nội thành 85.400 người, dân số ngoại thành 61.875 người). Thành phố có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 10 xã.
Từ những dấu mốc quan trọng nêu trên đã mở ra cho thành phố Hưng Yên một thời kỳ phát triển mới trong việc phát triển kinh tế, xây dựng đô thị với mục tiêu hiện đại, thông minh và bền vững.
Tiềm năng phát triển về kinh tế
Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung khai thác mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, chú trọng đầu tư xây dựng, kiến thiết về hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông, công trình công cộng, cây xanh,… Bên cạnh đó thành phố tăng cường quản lý và tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về xây dựng văn hoá, văn minh đô thị, qua đó đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị thành phố ngày một khang trang, sạch đẹp. Hưng Yên là nơi bồi lắng, hội tụ và lan tỏa sự phong phú, độc đáo của vùng văn hoá châu thổ sông Hồng. Toàn tỉnh hiện có 1.802 di tích lịch sử – văn hoá, trong đó 02 cụm di tích và di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, 165 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia.
Thành phố Hưng Yên hiện có hệ thống giao thông quan trọng nối giữa các trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Quốc lộ 5A, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng; ngoài ra có Quốc lộ 39A, 38B nối từ Quốc lộ 5A qua thành phố Hưng Yên đến Quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh, đường nối 2 cao tốc 5B và Quốc lộ 1A qua cầu Hưng Hà và Quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây – Nam Bắc Bộ như: Hà Nam, Ninh Bình, nam Định, Thanh Hoá với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh,… những tuyến giao thông huyết mạch kết nối và lan toả không những trong tỉnh mà còn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, qua đó đã thúc đẩy giao thương, sản xuất phát triển, tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư và đẩy mạnh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; là động lực to lớn để Hưng Yên phát triển kinh tế và xã hội bền vững.
Tiềm năng phát triển về du lịch
Tiềm năng dịch vụ du lịch cũng ngày càng được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả. Thành phố hiện có 6 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, nhiều dự án có giá trị đầu tư lớn như: Trung tâm hội nghị quốc tế Sơn Nam Plaza, khách sạn Phố Hiến, khách sạn Thái Bình,… Cùng với quần thể di tích Phố Hiến với 128 di tích, lễ hội văn hoá dân gian Phố Hiến đang được khôi phục, tôn tạo, thu hút du khách đến với hoạt động du lịch tâm linh. Hàng năm thành phố đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch đạt trên 100 tỷ đồng. Nhà hát Chèo Hưng Yên là đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, nơi lưu giữ bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của phố Hiến. Để tạo nên những điểm nhấn phát triển thương mại dịch vụ, lưu giữ, phát huy những bản sắc của thành phố vốn hưng thịnh, yên bình, các cấp, ngành của tỉnh đang chung tay đầu tư tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến, cảng đón khách và đặc biệt là khu chợ Phố Hiến. Hiện thành phố đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Phố Hiến và trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp, khu mua sắm, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bằng những sản vật vốn có của Hưng Yên.
Một số đặc sản của thành phố Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, hạt sen, bún thang. Hưng Yên cũng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí vượt khó. Hưng Yên vốn nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Hiện toàn tỉnh có hơn 1.802 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 175 di tích cấp quốc gia, 264 di tích cấp tỉnh và 6 bảo vật quốc gia.
THAM KHẢO THÊM: