Thành phố Hạ Long là một thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố được đặt tên theo Vịnh Hạ Long, vịnh biển phía Nam thành phố và là di sản thiên nhiên thế giới nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người biết đến. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết Bản đồ và các xã phường thuộc thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh:
Đây là bản đồ hành chính cũ của thành phố Hạ Long (chỉ bao gồm 20 phường, chưa bao gồm các xã). Hiện nay, TP Hạ Long đã thực hiện sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long lấy tên là phường Hoành Bồ.
2. Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Hạ Long được hình thành bởi 33 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 21 phường và 12 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây.
STT | Danh sách phường thuộc thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) |
1 | Phường Hà Khánh |
2 | Phường Hà Lầm |
3 | Phường Hà Trung |
4 | Phường Hà Phong |
5 | Phường Hà Tu |
6 | Phường Hồng Hải |
7 | Phường Cao Thắng |
8 | Phường Cao Xanh |
9 | Phường Yết Kiêu |
10 | Phường Trần Hưng Đạo |
11 | Phường Bạch Đằng |
12 | Phường Hồng Gai |
13 | Phường Bãi Cháy |
14 | Phường Hồng Hà |
15 | Phường Hà Khẩu |
16 | Phường Giếng Đáy |
17 | Phường Hùng Thắng |
18 | Phường Tuần Châu |
19 | Phường Việt Hưng |
20 | Phường Đại Yên |
21 | Phường Hoành Bồ |
22 | Xã Bằng Cả |
23 | Xã Dân Chủ |
24 | Xã Đồng Lâm |
25 | Xã Đồng Sơn |
26 | Xã Hòa Bình |
27 | Xã Kỳ Thượng |
28 | Xã Lê Lợi |
29 | Xã Quảng La |
30 | Xã Sơn Dương |
31 | Xã Tân Dân |
32 | Xã Thống Nhất |
33 | Xã Vũ Oai |
3. Tìm hiểu về thành phố Hạ Long (Quảng Ninh):
3.1. Lịch sử hình thành:
Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Thành phố được đặt theo tên của Vịnh Hạ Long – vịnh biển nằm ở phía Nam thành phố và là di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam. Tên Hạ Long nghĩa là con rồng hạ xuống (tương phản với Thăng Long).
Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ.
Ngày 10 tháng 10 năm 2013, thành phố được công nhận là đô thị loại I.
Trước đây, địa giới hành chính cũ trên đất liền của thành phố bị chia cắt bởi vịnh Cửu Lục thành 2 khu tương ứng với 2 bán đảo: Bãi Cháy và Hồng Gai. Khi đó, khu vực phía Bắc vịnh khi đó thuộc địa phận huyện Hoành Bồ. Thành phố Hạ Long trở thành thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam có địa giới hành chính trên đất liền của thành phố trở thành một khối.
Đến cuối năm 2018, thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 20 phường: Phường Bạch Đằng, Phường Bãi Cháy, Phường Cao Thắng, Phường Cao Xanh, Phường Đại Yên, Phường Giếng Đáy, Phường Hà Khánh, Phường Hà Khẩu, Phường Hà Lầm, Phường Hà Phong, Phường Hà Trung, Phường Hà Tu, Phường Hồng Gai, Phường Hồng Hà, Phường Hồng Hải, Phường Hùng Thắng, Phường Trần Hưng Đạo, Phường Tuần Châu, Phường Việt Hưng, Phường Yết Kiêu.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập toàn bộ 843,54 km2 diện tích tự nhiên và 51.003 người của huyện Hoành Bồ (gồm thị trấn Trới và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai) vào thành phố Hạ Long.
- Thành lập phường Hoành Bồ thuộc thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Trới.
- Thành phố Hạ Long hiện có 21 phường và 12 xã như hiện nay.
Thành phố Hạ Long có diện tích 1.119,36 km2. Diện tích tự nhiên của thành phố bao gồm phần diện tích trên đất liền và hàng trăm đảo đá vôi trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ. Hiện nay, thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm thành phố Quảng Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 165 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70 km về phía Đông Bắc và cách thành phố biên giới Móng Cái 184 km. Thành phố Hạ Long tọa lạc tại vị trí đắc địa, sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Nơi đây có địa hình khá đa dạng bao gồm đồi núi, thung lũng, hải đảo và ven biển. Vì vậy, một trong những thế mạnh của thành phố Hạ Long phải là ngành du lịch.
- Vị trí địa lý:
+ Phía Đông thành phố giáp với thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
+ Phía Tây thành phố giáp 2 đơn vị hành chính là thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.
+ Phía Nam thành phố giáp huyện Sơn Động và huyện Ba Chẽ.
+ Phía Bắc thành phố giáp huyện Cát Hải và Vịnh Hạ Long.
3.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có:
+ Vùng đồi núi của thành phố được bao bọc nằm ở phía Bắc và Đông Bắc.
+ Vùng ven biển của thành phố nằm ở phía Nam quốc lộ 18A.
+ Cuối cùng là vùng hải đảo nằm riêng biệt.
Vùng đồi núi bao bọc phía Bắc và Đông Bắc với độ cao trung bình từ 150 m đến 250 m chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu với đỉnh cao nhất là 504 m. Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 – 20 %, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. Vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh gần hòn đảo lớn nhỏ chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, sa thạch, cát sét,… có cường độ chịu tải cao, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.
- Khí hậu:
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển với 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7 độc C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.7 độ C, rét nhất là 5 độ C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.6 độ C, nóng nhất có thể lên đến 39 độ C. Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 – 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 khoảng 350 mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ đạt khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau chỉ khoảng 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở thành phố Hạ Long có hai loại gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Thành phố Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.
- Sông ngòi và chế độ thủy triều:
Các sông ngòi chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới. Cả bốn sông này đều đổ vào vịnh Cửu Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh. Chế độ thủy triều của vùng biển Hạ Long thì chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thủy triều trung bình là 3.6 m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 độ C đến 30.8 độ C, độ mặn nước biển trung bình là 2,16% (vào tháng 7), cao nhất là 3,24% (vào tháng 2 và 3 hàng năm). Để đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như cảnh quan đô thị thì việc khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ khi thủy triều dâng là cần thiết cũng như những bất cập về mặt hạ tầng kỹ thuật tại khu đô thị Vựng Đâng cần sớm được chủ đầu tư và UBND Thành phố Hạ Long cũng như cơ quan chức năng vào cuộc, tháo gỡ.
THAM KHẢO THÊM: