Thành phố Hà Giang là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh Hà Giang. Thành phố nằm ở độ cao trung bình là 580m so với mực nước biển, có diện tích tổng thể là 135,33 km². Thành phố Hà Giang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách Hà Nội 280 km. Bài viết sau đây là bản đồ, các xã phường thuộc TP Hà Giang ( Hà Giang ), mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính TP Hà Giang (Hà Giang):
2. Các xã phường thuộc TP Hà Giang (Hà Giang):
STT | Xã, phường thuộc TP Hà Giang (Hà Giang) |
1 | Minh Khai |
2 | Ngọc Hà |
3 | Nguyễn Trãi |
4 | Quang Trung |
5 | Trần Phú |
6 | Ngọc Đường |
7 | Phương Đô |
8 | Phương Thiện |
3. Khái quát chung về TP Hà Giang (Hà Giang):
Vị trí
Thành phố Hà Giang là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh Hà Giang. Thành phố nằm ở độ cao trung bình là 580m so với mực nước biển, có diện tích tổng thể là 135,33 km², trong đó: Diện tích đất rừng là 57,03 km², diện tích đất nông nghiệp là 67,73 km², diện tích đất xây dựng là 10,57 km². Thành phố Hà Giang nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách cửa khẩu Thanh Thủy trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc 21 km và cách Hà Nội 280 km. Thành phố có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Bắc Mê.
- Các phía còn lại giáp huyện Vị Xuyên.
Thời tiết
Thời tiết tại Hà Giang có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 cho đến tháng 9. Mùa khô diễn ra từ tháng 10 cho đến tháng 4 với nhiệt độ thường rất thấp và có thể xuất hiện tuyết tại một số vùng. Nhiệt độ trung bình tại khu du lịch Hà Giang là khoảng 20-25 độ C vào mùa xuân, mùa thu, và vào mùa đông là khoảng 15- 20 độC.
Lịch sử hình thành
Vào thời Hùng Vương, đất Hà Giang thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Đến thời Thục phán An Dương Vương, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu. Đầu thế kỉ 15 trong giai đoạn Minh được gọi là Bình Nguyên từ năm 1973 về sau đổi thành Vị Xuyên. Đến cuối thế kỉ 17 tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, mãi đến năm 1728 trả một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô cho Đại Việt. Đến năm 1895 ranh giới Hà Giang được ấn định như trên bản đồ hiện nay. Ngày 12/8/1991 Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang và 9 huyện lỵ. Ngày 27/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.
Thiên nhiên
Hà Giang là tỉnh có nhiều ngọn núi cao như đỉnh Tây Côn Lĩnh, ngọn Kiều Liêu Ti. Địa hình tại nơi đây khá phức tạp được chia làm 3 vùng:
- Vùng cao núi đá phía Bắc nằm sát chí tuyến Bắc còn được gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình
- Vùng cao núi đất phía Tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần. Địa hình khu vực này phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, địa hình bị phân cắt nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm các huyện kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Địa hình của khu vực này tương đối bằng phẳng rừng già xen kẽ những thung lũng nằm dọc theo sông, suối.
Hà Giang được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho địa hình phong phú, hứa hẹn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách. Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, TP Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500m – 2.500m.
TP Hà Giang có mật độ sông – suối tương đối dày đặc. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác. Các sông lớn bao gồm: Sông Lô, Sông Chảy, Sông Gâm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu TP Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi
Tiềm năng, lợi thế
Về phát triển nông lâm nghiệp
TP Hà Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về nông lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi. Đặc biệt, tỉnh có nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thể tổ chức sản xuất thành hàng hóa như cây ăn quả ôn đới, rau, hoa, cây dược liệu, thảo quả, chè, cao su, cá nước lạnh, chăn nuôi đại gia súc… TP Hà Giang đã có những sản phẩm nổi tiếng như: Cam sành (diện tích kinh doanh 1.497,7ha); chè Shan Tuyết (diện tích kinh doanh 16.972ha). TP Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn. Diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp 566.545,2ha. Trong đó đất có rừng 436.600,5ha (rừng tự nhiên 356.301,1ha; rừng trồng 80.299,4ha). Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2014 (theo giá 2010) đạt 456,749 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng mới 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 là 29.117,4ha. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2014 đạt 54,3%. Với thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, trên địa bàn Hà Giang đã phát hiện tới trên 1.101 loài cây dược liệu khác nhau, trong đó có 51 loại cây được đưa vào diện có nguy cơ đe dọa trong sách đỏ Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có trên 10.700ha dược liệu.
Về phát triển công nghiệp
TP Hà Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều loại và trữ lượng lớn. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, công nghiệp khai khoáng và chế biến sâu khoáng sản là bước đột phá để Hà Giang phát triển.
Về phát triển thương mại, dịch vụ
Hà Giang có cặp cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy – Thiên Bảo (nằm trên điểm cuối trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang 22 km về phía Bắc); có 3 cặp cửa khẩu phụ gồm: Săm Pun – Điền Bồng, Phó Bảng – Đổng Cán, Xín Mần – Đô Long và 11 lối mở (đường qua lại biên giới). Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh trong những năm gần đây đạt trên 300 triệu USD/năm. Cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu, chợ đường biên đang được quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho dân cư 2 bên biên giới đi lại thuận lợi, hoạt động biên mậu và tiểu ngạch diễn ra phổ biến và dễ dàng. Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với 22 dân tộc, cùng nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động, hấp dẫn du khách đến tham quan.
Lợi thế trong phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang còn là cảnh quan môi trường độc đáo và nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương,… Đặc biệt, năm 2010, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Năm 2012, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Đây là cơ hội lớn để phát triển các loại hình du lịch nói riêng, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương nói chung. Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
THAM KHẢO THÊM: