Cao Bằng nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và sự phong phú của văn hóa các dân tộc thiểu số. Thành phố Cao Bằng là trung tâm hành chính của tỉnh, điểm xuất phát lý tưởng để khám phá những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử quan trọng. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây: Bản đồ và các xã phường thuộc TP Cao Bằng (Cao Bằng).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Cao Bằng (Cao Bằng):
2. Thành phố Cao Bằng (Cao Bằng) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Cao Bằng có 11 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 8 phường, 3 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng |
1 | Phường Đề Thám |
2 | Phường Duyệt Trung |
3 | Phường Hòa Chung |
4 | Phường Hợp Giang |
5 | Phường Ngọc Xuân |
6 | Phường Sông Bằng |
7 | Phường Sông Hiến |
8 | Phường Tân Giang |
9 | Xã Chu Trinh |
10 | Xã Hưng Đạo |
11 | Xã Vĩnh Quang |
3. Thông tin chung về thành phố Cao Bằng (Cao Bằng):
Thành phố Cao Bằng – trung tâm hành chính của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam – nằm ở vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Bắc Bộ. Với tọa độ là 22°39′56″B 106°15′30″Đ, vị trí địa lý của thành phố tiếp giáp với các khu vực như sau:
- Phía Nam giáp xã Kim Đồng, huyện Thạch An và xã Lê Chung, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An.
- Phía Đông giáp xã Quang Trung, xã Hà Trì, huyện Hoài An.
- Phía Tây giáp xã Bình Dương, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An.
- Phía Bắc giáp xã Bế Triều, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An.
Đây là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và chính trị quan trọng của tỉnh, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Bắc Bộ. Thành phố Cao Bằng có diện tích 107,12 km² và dân số vào năm 2019 là 73.549 người, mật độ dân số đạt 687 người/km². Dân số thành thị chiếm 84% và dân số nông thôn chiếm 16%, bao gồm nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Nùng, Hán.
Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 280 km về phía Bắc và cách Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng khoảng 60 km về phía Tây Bắc có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ qua Quốc lộ 3 và Quốc lộ 4. Lịch sử của thành phố gắn liền với nhiều biến cố quan trọng, từ thời kỳ đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng cho đến sau khi giải phóng với việc thành lập Ủy ban Hành chính thị xã Cao Bằng và sự mở rộng địa giới hành chính sau đó.
Thành phố cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Pác Bó, nơi có bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Địa hình của thành phố đa dạng với sông Bằng Giang chảy qua trung tâm, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và độc đáo.
Cao Bằng không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá lịch sử và văn hóa mà còn là điểm đến cho những ai muốn trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống đa dạng văn hóa của các dân tộc bản địa.
4. Cơ sở hạ tầng thành phố Cao Bằng (Cao Bằng):
Cơ sở hạ tầng của Thành phố Cao Bằng trong những năm qua có sự thay đổi đáng kể, hệ thống giao, thủy lợi, điện, đường, trường, trạm,… được mở rộng, nâng cấp và cả xây mới khang trang. Cụ thể như sau:
Hệ thống giao thông:
Trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận có 2 tuyến quốc lộ đi qua QL3, QL4A.
-
Quốc lộ 3: Điểm đầu từ Hà Nội, điểm cuối là cửa khẩu Tà Lùng , đoạn đi qua địa bàn tỉnh Cao bằng từ km 239 400 đỉnh đèo Cao Bắc đến cửa khẩu Tà Lùng Km 344. 436.
-
Quốc lộ 4A: Điểm đầu từ Lạng Sơn, điểm cuối là thành phố Cao Bằng.
-
Đường tỉnh 203: Dài 12 km, đường đã được nâng cấp IV miền núi, đã rải nhựa toàn bộ, Bn= 7,5m, Bm= 5,5m. Đường đang xuống cấp, một số đoạn hỏng do cao su, xe đi lại khó khăn.
Mạng lưới giao thông của thành phố có hình dạng như ô cờ. Hệ thống đường bộ của thành phố được phát triển trên 2 trục quốc lộ chính là quốc lộ 3 và quốc lộ 4A. Đường sá của thành phố đa số là đường cũ, chưa được đầu tư đồng bộ. Các tuyến phố hầu hết đã được cải tạo, nâng cấp mặt đường nhưng hè phố vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Hiện nay, hệ thống giao thông của phường Hợp Giang đã khá hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu đi lại. Hiện trạng giao thông của các xã, phường vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng.
Hệ thống thủy lợi:
Hiện nay, thành phố Cao Bằng được cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung với tổng công suất 15.000 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn nước mặt từ sông Bằng và sông Hiến. Thành phố có 2 nhà máy: Nhà máy nước Tân An và Nhà máy nước sông Bằng.
Năng lượng:
Hiện nay thành phố Cao Bằng nhận điện từ các nguồn sau:
-
Trạm 220kV Cao Bằng (mới đóng điện năm 2011) đặt tại xã Bạch Đằng, huyện Hòa An. Trạm có công suất 1x125MVA, điện áp 220/110/22 kV.
-
Trạm 110kV Cao Bằng (E16.1) đặt tại Thành Phố Cao Bằng: Trạm có 2 máy biến áp với máy T1 công suất 40 MVA, điện áp 110/35/10 kV và máy T2 có công suất 40 MVA, điện áp 110/35/10kV. Trạm 110kV Cao Bằng bao gồm 8 xuất tuyến 35kV và 4 xuất tuyến 10kV cấp điện cho thành phố Cao Bằng và các huyện trong toàn Tỉnh. Hiện trạm đang vận hành đầy tải.
-
Ngoài ra thành phố còn nhận điện từ nhà máy thủy điện suối Củn với 2 tổ máy 2x450kW. Các tổ máy phát của thủy điện phát lên lưới 10kV.
Bưu chính viễn thông:
Hiện tại, có 3 công ty đang tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại Thành phố Cao Bằng: Viễn thông Cao Bằng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến), Viễn thông Quân đội (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến), Viễn thông Điện lực (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định vô tuyến dựa trên cơ sở hạ tầng hiện có của mạng di động) và có 3 tuyến cáp quang cấp 1 của VNPT, Viettel. Trên địa bàn thành phố hiện tại có 5 nhà điện thoại di động:
-
Mạng vinaphone (công nghệ GSM), chủ yếu được lắp đặt, sử dụng chung cơ sở hạn tầng và được quản lý chung với các trạm Viễn thông của Viễn thông Cao Bằng.
-
Mạng mobiphone (công nghệ GSM).
-
Mạng Viettel Mobile (công nghệ GSM).
-
Mạng EVN (công nghệ CDMA).
-
Mạng S-Fone(công nghệ CDMA).
5. Quy hoạch giao thông thành phố Cao Bằng:
5.1. Quy hoạch giao thông đối ngoại:
Giao thông đường bộ:
Để đẩy mạnh việc tiếp cận với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, kiến nghị nghiên cứu định hướng và triển khai sớm 02 tuyến đường cao tốc để kết nối với Lạng Sơn và Bắc Kạn. Đây sẽ là cơ hội để thành phố nói riêng và tỉnh Cao Bằng Nói chung hòa nhập phát triển tương xứng với tiềm năng.
Đề xuất quy hoạch một tuyến vành đai mới kết nối các đường quốc lộ 3, HCM, 4A, 34 và đường tỉnh 203, 209 qua thành phố Cao Bằng. Đây là tuyến đường phân luồng giao thông hàng hóa và hành khách khi vào thành phố. Quy mô tuyến lộ giới 19m, hành lang bảo vệ đường bộ 10m mỗi bên, chiều dài tuyến 18km.
Giao thông hàng không:
Trong giai đoạn 2020 – 2030, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của khách du lịch và một bộ phận dân cư trong tỉnh là nhu cầu thực tế và ngày càng tăng trong tương lai. Tỉnh Cao Bằng cần xây dựng một sân bay quy mô vừa để kết nối với hệ thống sân bay dân dụng của đất nước nói chung, đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng, thuận tiện của hành khách cũng như an ninh, quốc phòng của đất nước.
Sân bay Cao Bằng được xác định vị trí cách thành phố Cao Bằng 13 km về phía Đông Nam. Vai trò là sân bay nội địa dùng chung với quân sự, phục vụ chính sách dân tộc, du lịch di tích Pắc Pó, đảm bảo an ninh, bảo vệ biên giới phía Bắc. Đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không đến năm 2020 và định hướng dẫn đến năm 2030.
5.2. Quy hoạch giao thông đối nội:
Mạng lưới giao thông thành phố xây dựng theo mạng kết hợp. Khu vực đô thị mới Đề Thám tổ chức mạng lưới ô bàn cờ dựa trên mạng khung hai đường 58 m và 43 m. Khu cũ xây dựng cải tạo lại theo dạng hình tia hướng tâm và ô bàn cầu trong khu vực lõi phường Hợp Giang.
Các khu vực mới xây dựng theo dạng ô cờ kết hợp với đường theo địa hình dựa trên nguyên tắc tôn trọng hiện trạng, tôn trọng địa hình tự nhiên.
Các trục đường trong khu thành phố cũ sẽ được cải tạo và nâng cấp, hè đường và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đi kèm phải được hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn của đường đô thị. Các trục đường là. mới thiết kế mặt cắt ngang theo phân cấp chức năng của từng loại đường.
THAM KHẢO THÊM: