Thuận Thành là một thị xã nằm ở phía Nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Thị xã Thuận Thành nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, nằm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 15 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 28 km. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Thuận Thành (Bắc Ninh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính Thuận Thành (Bắc Ninh):
2. Các xã phường thuộc Thuận Thành (Bắc Ninh):
Thị xã Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường và 8 xã:
STT | Các xã phường thuộc Thuận Thành (Bắc Ninh): |
1 | Phường Hồ |
2 | Phường An Bình |
3 | Phường Gia Đông |
4 | Phường Hà Mãn |
5 | Phường Ninh Xá |
6 | Phường Song Hồ |
7 | Phường Thanh Khương |
8 | Phường Trạm Lộ |
9 | Phường Trí Quả |
10 | Phường Xuân Lâm |
11 | Xã Đại Đồng Thành |
12 | Xã Đình Tổ |
13 | Xã Hoài Thượng |
14 | Xã Mão Điền |
15 | Xã Nghĩa Đạo |
16 | Xã Ngũ Thái |
17 | Xã Nguyệt Đức |
18 | Xã Song Liễu |
3. Giới thiệu thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh):
- Vị trí địa lý:
Thuận Thành là một thị xã nằm ở phía Nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Trung tâm thị xã nằm tại phường Hồ. Trên địa bàn thị xã có Chùa Dâu là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Thị xã Thuận Thành nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, nằm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 15 km về phía Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 28 km, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài.
+ Phía Tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
+ Phía Bắc giáp thị xã Quế Võ và huyện Tiên Du.
Tọa độ của thị xã Thuận Thành:
+ Cực Bắc 21°06’B trên sông Đuống thuộc xã Hoài Thượng.
+ Cực Nam 20°58’B đồng thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo.
+ Cực Tây 106°00’Đ mương cứng mép Đông đường giao thông thuộc thôn Ngọc Lâm (xóm Lựa Đoài), xã Song Liễu.
+ Cực Đông 106°08’Đ đồng Nghi An, thuộc phường Trạm Lộ.
- Diện tích, dân số:
Thị xã có diện tích 117,83 km², dân số năm 2022 là 199.577 người, mật độ dân số đạt 1.694 người/km².
- Lịch sử:
Thuận Thành là một vùng đất cổ – một trong những cái nôi của dân tộc Việt có cách đây khoảng 3.500 năm. Năm 187-226, chùa Dâu được xây dựng. Năm 580, thiền sư Ấn Độ Tì-ni-đa-lưu-chi đến tu ở chùa Dâu và truyền bá Thiền tông, khai sáng phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi.
Thời Bắc thuộc, quận trị của quận Giao Chỉ đặt tại thành Luy Lâu, nay thuộc Thuận Thành.
Năm 966, Lý Khuê giữ Siêu Loại (một phần nay ở Thuận Thành) làm một trong 12 sứ quân. Đời vua Trần Thánh Tông, chùa Bút Tháp được xây dựng.
Đầu thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, huyện Thuận Thành ngày nay là những phần đất thuộc các tổng Đình Tổ, Liễu Lâm, Thượng Mão, Lạc Thổ, Mỹ Tự,… của huyện Siêu Loại và tổng Cổ Biện của huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (sau là tỉnh Bắc Ninh). Một số xã ngày nay tương đương với các xã thời nhà Nguyễn như sau: Đại Đồng (Đại Đồng Thành), Đình Tổ tổng Đình Tổ, Đại Tự (Thanh Khương), Công Hà (Hà Mãn), Mãn Xá (Hà Mãn) tổng Mỹ Tự, Mão Điền (quê hương đất học) tổng Thượng Mão, Liễu Lâm, Liễu Khê (Song Liễu) tổng Liễu Lâm, Doãn Xá (Xuân Lâm) tổng Cổ Biện, Lạc Thổ (phường Hồ, Song Hồ).
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện, huyện Thuận Thành có 22 xã: Bắc Hồ, Chiến Thắng, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Đông Côi, Đức Thắng, Gia Định, Hà Mãn, Hạnh Phúc, Hoài Đức, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Quyết Định, Song Liễu, Thuận Đức, Thượng Mão, Trạm Lộ, Trí Quả, Tú Hồ, Xuân Lâm.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, các xã Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang) của huyện Thuận Thành cùng với huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Từ Sơn, Tiên Du (đều thuộc tỉnh Bắc Ninh) được sáp nhập về Hà Nội.
Ngày 9 tháng 2 năm 1966, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 34-NV về việc hợp nhất một số xã của huyện Thuận Thành. Theo đó, hợp nhất hai xã Bắc Hồ và Tú Hồ thành xã Song Hồ, hợp nhất hai xã Gia Định và Đông Côi thành xã Gia Đông, hợp nhất hai xã Hoài Đức và Thượng Mão thành xã Hoài Thượng, hợp nhất hai xã Quyết Định và Thuận Đức thành xã Ninh Xá.
Năm 1970, đổi tên xã Hạnh Phúc thành xã Thanh Khương.
Ngày 1 tháng 8 năm 1980, chuyển xã An Bình (gồm 4 làng) thuộc huyện Gia Lương về huyện Thuận Thành quản lý.
Ngày 18 tháng 2 năm 1997, thành lập thị trấn Hồ, thị trấn huyện lỵ của huyện Thuận Thành trên cơ sở 261,45 ha diện tích tự nhiên và 4.988 người của xã Song Hồ, 223,36 ha diện tích tự nhiên và 3.009 người của xã Gia Đông.
Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1710/QĐ-BXD công nhận đô thị Hồ mở rộng (đô thị Thuận Thành, gồm thị trấn Hồ và toàn bộ 17 xã thuộc huyện Thuận Thành) đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Cuối năm 2022, huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Hồ (huyện lỵ) và 17 xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm.
Ngày 13 tháng 2 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 723/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 10 tháng 4 năm 2023). Theo đó: Thành lập thị xã Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ 117,83 km² diện tích tự nhiên và 199.577 người của huyện Thuận Thành; Thành lập 10 phường: An Bình, Gia Đông, Hà Mãn, Hồ, Ninh Xá, Song Hồ, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm thuộc thị xã Thuận; Thành trên cơ sở 10 xã, thị trấn có tên tương ứng.
Thị xã Thuận Thành có 10 phường và 8 xã như hiện nay.
- Kinh tế – xã hội:
Tổng giá trị sản xuất năm 2012 của thị xã ước đạt 1.200,86 tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2011, giá trị công nghiệp, xây dựng là hơn 510 tỷ đồng. Năm 2013, thị xã tập trung phấn đấu đạt giá trị tăng thêm đạt 1.350 tỷ đồng, sản lượng lương thực có hạt đạt 72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động. Sáu tháng đầu năm 2012, thu ngân sách toàn huyện Thuận Thành ước đạt 51,483 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm xã hội trong thị xã tăng so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 200,745 tỷ, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 338,5 tỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, sản xuất nông nghiệp giữ ổn định.Thu ngân sách nhà nước đạt 70,805 tỷ đồng, tăng 21,204 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 53% so với dự toán.
Năm 2008, chợ trung tâm thị xã Thuận Thành được công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Hưng tiến hành khởi công trên diện tích 1,4 ha với 200 ki ốt cùng một hệ thống chiếu sáng, điện nước, hệ thống camera an ninh.
Các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp và Đô thị mới
+ KCN Thuận Thành 3 (440 ha).
+ KCN Thuận Thành 2 (250 ha).
+ KCN Thuận Thành 1 đang quy hoạch.
+ Cụm công nghiệp Thanh khương diện tích 11,38 ha.
+ Cụm công nghiệp Xuân Lâm diện tích 49,48 ha.
+ Cụm công nghiệp Hà Mãn – Trí Quả diện tích 87,93 ha.
Một số khu đô thị mới và khu dân cư trên địa bàn:
+ Khu ĐTM Dabaco Thuận Thành.
+ Khu ĐTM Little Sài Sòn (ngã tư Đông Côi, phường Hồ)
+ Khu ĐTM Hồng Hạc ( phường Xuân Lâm).
+ Khu ĐTM Khai Sơn (phường Xuân Lâm).
+ Khu ĐTM Đức Việt (phường Gia Đông).
+ Khu ĐTM Thuận Thành 2 (phường Hồ).
+ Khu ĐTM Thuận Thành 3 (phường Gia Đông).
+ Khu dân cư phường An Bình.
+ Khu dân cư phía Bắc phường Hồ.
Hệ thống Ngân hàng:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Thuận Thành (Agribank).
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Bắc Ninh (Vietcombank).
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDbank).
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank).
+ Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP).
THAM KHẢO THÊM: