Huyện Thiệu Hóa là một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa. Huyện Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên 159,92 km2, có sông Chu chảy qua địa bàn huyện, chia huyện làm hai phần phía Bắc và phía Nam dòng sông này. Mời các bạn đọc tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) để hiểu rõ hơn về huyện lỵ này.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa:
- Huyện Thiệu Hóa có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa (ranh giới tự nhiên là sông Mã) và thành phố Thanh Hóa.
+ Phía Tây giáp huyện Triệu Sơn và huyện Thọ Xương.
+ Phía Nam giáp huyện Đông Sơn và huyện Triệu Sơn.
+ Phía Bắc giáp huyện Yên Định.
Huyện Thiệu Hóa có diện tích tự nhiên 159,92 km2, quy mô dân số năm 2022 là 185.845 người, mật độ dân số đạt 1.162 người/km2. Dân số năm 2019 là 160.732 người, mật độ dân số đạt 1.005 người/km2. Sông Chu chảy qua địa bàn huyện chia huyện làm hai phần phía Bắc và phía Nam sông. Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.
2. Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn Thiệu Hóa (huyện lỵ), Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Định hướng đến năm 2030 Thiệu Hóa còn 11 đơn vị hành chính, gồm 3 đô thị và 8 xã. Danh sách được liệt kê bảng dưới đây:
STT | Danh sách, thị trấn và xã thuộc huyện Thiệu Hóa |
1 | Thị trấn Thiệu Hóa (Huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Hậu Hiền |
3 | Tân Châu |
4 | Thiệu Chính |
5 | Thiệu Công |
6 | Thiệu Duy |
7 | Thiệu Giang |
8 | Thiệu Giao |
9 | Thiệu Hòa |
10 | Thiệu Hợp |
11 | Thiệu Long |
12 | Thiệu Lý |
13 | Thiệu Ngọc |
14 | Thiệu Nguyên |
15 | Thiệu Phúc |
16 | Thiệu Quang |
17 | Thiệu Thành |
18 | Thiệu Thịnh |
19 | Thiệu Tiến |
20 | Thiệu Toán |
21 | Thiệu Trung |
22 | Thiệu Vận |
23 | Thiệu Viên |
24 | Thiệu Vũ |
3. Định hướng phân vùng phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn của huyện Thiệu Hóa:
3.1. Định hướng cùng phát triển đô thị:
- Giai đoạn 2020 – 2030: Phát triển hoàn chỉnh thị trấn Thiệu Hóa mở rộng, Đô thị Hậu Hiền, Đô thị Giang Quang đạt tiêu chuẩn đô thị tối thiểu loại V. Toàn huyện có 3 đô thị:
+ Thị trấn Thiệu Hóa: Phạm vi ranh giới bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên Thị trấn Thiệu Hóa hiện tại, mở rộng thêm xã Thiệu Phú., tổng diện tích là: 1.720,8 ha;
+ Đô thị Hậu Hiền: Phạm vi ranh giới bao gồm diện tích tự nhiên các xã Minh Tâm, xã Thiệu Viên với tổng diện tích khoảng 1.534 ha;
+ Quy hoạch đô thị mới Giang Quang: Phạm vi ranh giới bao gồm diện tích tự nhiên các xã Thiệu Giang, xã Thiệu Quang, diện tích khoảng 1.440 ha.
- Giai đoạn 2030 – 2045: Bổ sung đô thị mới Ngọc Vũ có phạm vi ranh giới bao gồm diện tích tự nhiên các xã Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ và vùng phụ cận, diện tích lập quy hoạch khoảng 1.400 ha.
3.2. Định hướng tổ chức hệ thống điểm khu dân cư nông thôn:
- Quy hoạch xây dựng các điểm trung tâm cụm xã:
+ Dựa vào ưu thế đất đai, điều kiện giao thông và hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận nhanh với các nguồn tiềm năng và thị trường, phát triển các điểm trung tâm xụm xã và các điểm cơ sở.
+ Các trung tâm xã Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh, Thiệu Duy là các khu dân cư phía Đông của huyện, phát triển các khu dân cư gắn với phát triển nông nghiệp chính là vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng lúa, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, kết hợp các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, du lịch trải nghiệm.
+ Các trung tâm xã phía Tây: Thiệu Phúc, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Hòa, Thiệu Lý phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng lúa, chăn nuôi kết hợp các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.
- Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư, các trung tâm hành chính xã, hệ thống trung tâm công cộng và kết cấu hạ tầng:
+ Phát triển các điểm dân cư nông thôn thành các làng xóm ven đô thị với các định hướng cơ bản.
+ Tái cấu trúc các làng dân cư nông thôn truyền thống gắn với sản xuất nông nghiệp tạo ra các khu vực cộng đồng sản xuất nông nghiệp, bảo tổn và khôi phục văn hóa làng xã, xóm giềng, hỗ trợ giao thương và công nghệ sản xuất, đồng thời thu hút du lịch. Các khu vực này có tác dụng chuyển tiếp không gian tự nhiên, không gian sản xuất nông nghiệp vào khu dân cư làng – đô thị.
+ Tại các khu dân cư giáp ranh giữa đô thị và vùng nông nghiệp, trên cơ sở các phân lô nhà vườn nông thôn sẵn có, khuyến khích canh tác nông nghiệp đa canh, sinh thái. Hình thành các hành lang xanh đi bộ và xe đạp giữa các dãy nhà và các lối vào chính, phụ cho các khu ở tới các cánh đồng, các trục đường.
+ Tại vùng ven các tuyến mặt nước (sông Chu, sông Cầu Chày, kênh nhà Lê, kênh Đô Cương,…) ưu tiên phát triển nông nghiệp tự nhiên truyền thống, hệ sinh thái ven mặt nước kết hợp các công viên trình diễn nông nghiệp và các khu liên hợp nhà kính, trung tâm văn hóa, tri thức, thương mại kết hợp du lịch.
+ Tại các khu dân cư phái Đông Bắc của huyện: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, nghiên cứu, xây dựng các vùng sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp bền vững về cả kinh tế và môi trường, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh.
4. Định hướng các không gian phát triển kinh tế của huyện Thiệu Hóa:
4.1. Không gian phát triển du lịch:
Tập trung phát triển các loại hình di lịch văn hóa, trải nghiệm trên cơ sở khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch như làng nghề Hồng Đô, làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, khu văn hóa Núi Đọ và các hệ thống đền chùa, các điểm di tích. Phát triển du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hình thành 2 tuyến du lịch kết nối các khu vực trong vùng huyện Thiệu Hóa:
+ Tuyến đường bộ: Tuyến du lịch thăm quan, trải nghiệm kết nối khu dit ích Hàm Rồng – núi Đọ với khu làng nghề, khu sản xuất nông nghiệp.
+ Tuyến du lịch đường thủy gắn với các điểm thăm quan di tích lịch sử, văn hóa tâm linh: Chùa Thái Bình – Núi Bằng Trình, Di tích Núi Đọ, Mộ vua Lê Ý Tông,…
4.2. Hệ thống công trình thương mại – dịch vụ:
Trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng được xây dựng tại 04 đô thị: Thị trấn Thiệu Hóa, Đô thị Hậu Hiền, Đô thị Giang Quang và Đô Ngọc Vũ với chức năng là đầu mối các hoạt động thương mại và dịch vụ xã hội chính tiểu vùng. Đến năm 2045 phát triển huyện Thiệu Hóa có 25 chợ, bao gồm: 2 chợ hạng II và 23 chợ làng xã hạng III, chợ khu vực được cải tạo và mở rộng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện có cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường.
4.3. Phân bố không gian phát triển công nghiệp:
Phát triển vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2045 có 01 khu công nghiệp và 05 cụm công nghiệp, làng nghề với tổng diện tích đất công nghiệp khoảng 471 ha. Định hướng các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư: Công nghệ đa ngành, chế biến nông sản kết hợp phát triển nông nghiệp, cơ khí, sản xuất sửa chữa, thủ công mỹ nghệ,…
4.4. Các khu sản xuất nông nghiệp, thủy sản:
Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với khu sản xuất nông nghiejp tập trung tại các khu vực phía Đông Bắc, khu vực xã Minh Tâm, khu vực xã Thiệu Vũ và khu vực xã Tân Châu. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ác khu vực khó phát triển sẽ chuyển sang phát triển nông nghiệp sinh thái đa canh vườn – ao – chuồng – sông hồ kết hợp với du lịch cộng đồng, cảnh quan. Xây dựng các vùng chuyên canh theo định hướng sử dụng công nghệ cao, sản xuất thực phẩm sạch, an toàn đối với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản.
THAM KHẢO THÊM: