Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Nằm trên trục hành lang kinh tế Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. Để biết thêm thông tin về thị xã Phú Thọ, mời các tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc thị xã Phú Thọ (Phú Thọ).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ:
2. Thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) có bao nhiêu xã phường?
Thị xã Phú Thọ có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 4 phường: Âu Cơ, Hùng Vương, Phong Châu, Thanh Vinh và 5 xã: Hà Lộc, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Văn Lung.
STT | Danh sách các xã phường thuộc thị xã Phú Thọ |
1 | Phường Hùng Vương |
2 | Phường Phong Châu |
3 | Phường Âu Cơ |
4 | Xã Hà Lộc |
5 | Xã Phú Hộ |
6 | Xã Văn Lung |
7 | Xã Thanh Minh |
8 | Xã Hà Thạch |
9 | Phường Thanh Vinh |
3. Giới thiệu về thị xã Phú Thọ (Phú Thọ):
- Lịch sử
Thị xã Phú Thọ nằm ở phía Tây miền đất Tổ Hùng Vương, nơi con người tụ cư từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, người con trưởng của Bảo Quốc Công đại tướng Ma Khê đã đưa một bộ phận cư dân họ Ma từ núi Đọi (Cẩm Khê) sang cư trú và lập thành động riêng, sau đó hợp nhất với các động của làng, gọi chung là động Phú An. Qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, tên gọi Phú An vẫn được giữ nguyên, khi thì gọi là Phú An bộ, khi thì gọi là Phú An xã hay làng Phú An. Đến năm 1890, Vua Thành Thái (triều Nguyễn) chuẩn y cho đổi tên làng Phú An thành làng Phú Thọ, làng Phú Thọ nằm trong tổng Phú Thọ.
Ngày 05-5-1903, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển lỵ sở tỉnh Hưng Hóa về làng Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng hóa thành tỉnh Phú Thọ. Vị trí trung tâm Tỉnh lỵ của thị xã Phú Thọ đã được thực dân Pháp duy trì và củng cố suốt 42 năm, từ khi thành lập cho đến năm 1945.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thị xã Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Tỉnh Phú Thọ. Từ thị xã này, Đảng bộ chính quyền tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ, củng cố chính quyền, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cải thiện đời sống nhân dân và lãnh đạo toàn dân trong tỉnh trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm giành thắng lợi.
Ngày 04-02-1967 theo Quyết định số 14-CP của Hội đồng Chính phủ, sáp nhập hai xã Văn Lung, Hà Lộc thuộc huyện Lâm Thao và xã Trường Thịnh thuộc huyện Thanh Ba vào thị xã Phú Thọ. Tháng 02-1968, Tỉnh Phú Thọ và Tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Phú Thọ là một trong ba thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 5 tháng 7 năm 1977, theo Quyết định 178-CP của Hội đồng Chính phủ, chuyển xã Thanh Minh thuộc huyện Thanh Ba về thị xã Phú Thọ quản lý.
Ngày 01-4-2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, theo đó, việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, thành lập xã, phường thuộc thị xã Phú Thọ, theo Nghị định thị trấn Phú Hộ thuộc huyện Phù Ninh; xã Hà Thạch thuộc huyện Lâm Thao và thôn Thanh Vinh của xã Thanh Hà thuộc huyện Thanh Ba về thị xã Phú Thọ quản lý. Đồng thời thành lập xã Phú Hộ, xã Thanh Vinh. Thành lập phường Trường Thịnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trường Thịnh. Nâng tổng số đơn vị hành chính của thị xã gồm 6 xã, 4 phường, tổng diện tích 6.328,65ha, dân số 62.863 người. Ngày 23-7-2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP về việc “Thành lập phường Thanh Vinh thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”, phường Thanh Vinh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Thanh Vinh.
Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12-3-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021, Nghị quyết số 828/NQ-UBTVQH14 ngày 17-12-2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ, thị xã Phú Thọ xây dựng phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thực hiện đề án giải thể phường Trường Thịnh để sắp xếp, sáp nhập vào xã Thanh Minh, phường Hùng Vương và phường Phong Châu. Thực hiện sắp xếp 87/107 khu dân cư để thành lập mới 62 khu dân cư. Đến hết năm 2020, thị xã Phú Thọ còn 09 đơn vị hành chính, gồm 5 xã, 4 phường và 62 khu dân cư.
- Vị trí địa lý:
Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Nằm trên trục hành lang kinh tế Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, Phù Ninh; phía Đông giáp huyện Phù Ninh, Lâm Thao; phía Tây giáp huyện Thanh Ba; phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã cách thành phố Việt Trì 30 Km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 80km, cách Hà Nội khoảng 40 km, cách cảng Hải Phòng 190km và cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 200km.
- Diện tích đất đai
Diện tích tự nhiên 64,6 km2. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 3.404,2ha, chiếm 52,7%; đất lâm nghiệp 700,25ha chiếm 10,84%; đất nuôi trồng thuỷ sản 128,45% chiếm 1,99%. Đất đô thị và đất khác 2.008,18ha chiếm 31,08%.
- Địa hình, khí hậu:
Địa hình: Nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng “bát úp” , nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp. Địa hình cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng.
Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu trung du Bắc Bộ có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 23 độ C. Lượng mưa ngày lớn nhất 701,2 mm, trung bình năm 1.850mm. Số giờ nắng trung bình năm 1.571 giờ.
- Dân số, lao động:
Tổng dân số có mặt tại thị xã khoảng 91.650 người. Trong đó:
Dân số thường trú 71.650 người, dân số tạm trú bao gồm dân nhập cư, học sinh, sinh viên và lao động tại các nhà máy, xí nghiệp là 20.000 người.
Cơ cấu dân số thành thị 36%, nông thôn chiếm 64%. Lao động trong độ tuổi chiếm 58%; lao động tham gia vào nền KTQD chiếm 90,6%; lao động qua đào tạo nghề 53%, trong đó đào tạo nghề có chứng chỉ trở lên chiếm 48,5% số lao động trong nền KTQD. Cơ cấu lao động CN-XD 25,8%, TM-DV 26,6%, NLN 47,6%.
- Cơ sở kinh tế xã hội
Thị xã hiện có gần 200 doanh nghiệp với hơn 5.000 lao động và gần 1.000 hộ kinh doanh cá thể và 12 hợp tác xã.
Có 01 trường Đại học, 01 viện nghiên cứu, 03 trường cao đẳng, 05 trường dạy nghề. Quy mô đào tạo khoảng 15.000 SV/ năm.
- Lễ hội
+ Lễ hội đền Trù Mật là lễ hội tiêu biểu nhất ở thị xã Phú Thọ, tôn vinh tướng quân Kiều Thuận thời 12 sứ quân và thuộc tướng của ông là Ma Xuân Trường cùng có công cai quản đất này. Lễ hội diễn ra tại đền Trù Mật ở xã Văn Lung và đền Mẫu Khuôn ở phường Hùng Vương.
+ Lễ Hội Đền Hùng
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm và tôn kính. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1) và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
THAM KHẢO THÊM: