Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạ độ 21018’đến 21025’ vĩ độ Bắc 105036’ đến 105038’ kinh độ Đông. Huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Tam Dương (Vĩnh Phúc).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc:
2. Tam Dương (Vĩnh Phúc) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Tam Dương có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 11 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc Tam Dương (Vĩnh Phúc) |
1 | Thị trấn Hợp Hòa |
2 | Xã Hoàng Hoa |
3 | Xã Đồng Tĩnh |
4 | Xã Kim Long |
5 | Xã Hướng Đạo |
6 | Xã Đạo Tú |
7 | Xã An Hòa |
8 | Xã Thanh Vân |
9 | Xã Duy Phiên |
10 | Xã Hoàng Đan |
11 | Xã Hoàng Lâu |
12 | Xã Vân Hội |
13 | Xã Hợp Thịnh |
3. Giới thiệu về Tam Dương (Vĩnh Phúc):
- Lịch sử
Sau năm 1975, huyện Tam Dương thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm 19 xã: An Hòa, Đại Đình, Đạo Tú, Định Trung, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hồ Sơn, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Khai Quang, Kim Long, Tam Quan, Thanh Vân và Vân Hội.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, chuyển 2 xã Định Trung và Khai Quang về thị xã Vĩnh Yên quản lý; hợp nhất huyện Tam Dương với huyện Lập Thạch để thành lập huyện Tam Đảo. Năm 1979, huyện Lập Thạch được tái lập, tách ra khỏi huyện Tam Đảo, cùng lúc đó cắt một số xã của huyện Mê Linh sang huyện Tam Đảo quản lý.
Ngày 23 tháng 11 năm 1995, thành lập thị trấn Tam Dương trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của hai xã Hợp Thịnh và Vân Hội.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 9 tháng 6 năm 1998, huyện Tam Dương được tái lập. Huyện Tam Dương khi đó gồm có thị trấn Tam Dương (huyện lị) và 17 xã: An Hòa, Đại Đình, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hồ Sơn, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Châu, Hợp Hòa, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Tam Quan, Thanh Vân, Vân Hội.
Ngày 18 tháng 8 năm 1999, chuyển thị trấn Tam Dương về thị xã Vĩnh Yên quản lý (nay là 2 phường Đồng Tâm và Hội Hợp thuộc thành phố Vĩnh Yên).
Ngày 10 tháng 2 năm 2003, giải thể xã Hợp Hòa để thành lập thị trấn Hợp Hòa.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, tách 4 xã Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn và Hợp Châu để tái lập huyện Tam Đảo. Huyện Tam Dương còn lại thị trấn Hợp Hòa và 12 xã: An Hòa, Đạo Tú, Đồng Tĩnh, Duy Phiên, Hoàng Đan, Hoàng Hoa, Hoàng Lâu, Hợp Thịnh, Hướng Đạo, Kim Long, Thanh Vân, Vân Hội.
Ngày 10 tháng 4 năm 2023, chuyển xã Kim Long thành thị trấn Kim Long. Từ đó, huyện Tam Dương có 2 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạ độ 21 độ 18’đến 21 độ 25’ vĩ độ Bắc 105 độ 36’ đến 105 độ 38’ kinh độ Đông. Huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối với huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang. Huyện Tam Dương có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo.
+ Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên.
+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc.
+ Phía Tây giáp huyện Lập Thạch.
Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương, thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh lỵ 9 km. Trước các điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế – xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
- Địa hình
Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện. Có độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu).
Với địa hình, địa mạo như vậy, cùng với vị trí địa lý của huyện là nằm trong cụm phát triển du lịch phía Nam của tỉnh với nhiều dự án tầm cỡ quốc gia đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, huyện Tam Dương có thể khai thác tiềm năng đất đai ở nhiều mặt như: phát triển trồng cây ăn quả ở vùng các xã trung du hoặc phát triển nông lâm kết hợp. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh cao với các giống cây trồng cho năng suất cao.
- Khí hậu
Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài.
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.348,87mm. Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6), thấp nhất là 16,30C (tháng 1).
Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.441,82 giờ, số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 205,7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27,4 giờ (tháng 2).
Độ ẩm không khí trung bình năm 82,33%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 4, tháng 8). Độ ẩm trung bình thấp nhất là 76% (tháng 12).
Gió theo 2 mùa chính trong năm.
+ Mùa hạ: Gió mùa Đông Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10.
+ Mùa Đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp.
- Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh tiêu Bến Tre và sông Phan ngoài ra còn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm dải rác trong toàn huyện. Tạo nên nguồn nước khá dồi dào cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nước sinh hoạt trong khu dân cư chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan và một phần được dung cấp nước sạch từ Nhà máy nước, nguồn nước này rất dồi dào với chất lượng tốt. Tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sức khoẻ của nhân dân.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc):
Ngày 12/11/2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 3100/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, huyện Tam Dương.
Theo đó, phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Dương giai đoạn 2021 – 2030 được xác định cụ thể thông qua cơ cấu 03 loại đất:
+ Đất nông nghiệp là 4.709,01 ha
+ Đất phi nông nghiệp là 6.109,02 ha
+ Đất chưa sử dụng là 7,05 ha
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng trong giai đoạn 2021 – 2030 huyện Tam Dương bao gồm:
+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 3071,98 ha
+ Chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp là 62,41 ha
+ Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở là 121,09 ha
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 của huyện Tam Dương được xác định cụ thể theo bản đồ quy hoạch huyện Tam Dương, Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-203, huyện Tam Dương.
THAM KHẢO THÊM: