Quảng Xương là 1 trong những huyện trọng điểm của Thanh Hóa. Quảng Xương có mạng lưới giao thông thuận lợi, địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Tỉnh lộ 504, Tỉnh lộ 511 và tuyến đường bộ ven biển kết nối các khu kinh tế động lực của huyện với các đô thị. Sau đây là bản đồ và các xã phường thuộc Quảng Xương (Thanh Hóa), mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương (Thanh Hóa):
Theo đó, Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
- Sáp nhập các xã Quảng Tân, Quảng Phong và thị trấn Quảng Xương để thành lập thị trấn Tân Phong
- Sáp nhập các xã Quảng Lợi và Quảng Lĩnh thành xã Tiên Trang
- Sáp nhập xã Quảng Vọng vào xã Quảng Phúc.
Huyện Quảng Xương có 1 thị trấn và 25 xã như hiện nay.
2. Các xã phường thuộc huyện Quảng Xương (Thanh Hóa):
Huyện Quảng Xương có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Phong (huyện lỵ) và 25 xã.
STT | Danh sách xã, phường huyện Vân Canh ( Bình Định ) |
1 | Quảng Bình |
2 | Quảng Chính |
3 | Quảng Định |
4 | Quảng Đức |
5 | Quảng Giao |
6 | Quảng Hải |
7 | Quảng Hòa |
8 | Quảng Hợp |
9 | Quảng Khê |
10 | Quảng Lộc |
11 | Quảng Long |
12 | Quảng Lưu |
13 | Quảng Ngọc |
14 | Quảng Nham |
15 | Quảng Ninh |
16 | Quảng Nhân |
17 | Quảng Phúc |
18 | Quảng Thạch |
19 | Quảng Thái |
20 | Quảng Trạch |
21 | Quảng Trung |
22 | Quảng Trường |
23 | Quảng Văn |
24 | Quảng Yên |
25 | Tiên Trang |
26 | Tân Phong |
3. Giới thiệu huyện Quảng Xương (Thanh Hóa):
Vị trí địa lý
Huyện Quảng Xương nằm ở phía Đông của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp thành phố Sầm Sơn và vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây giáp huyện Nông Cống.
- Phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn.
- Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa.
Quảng Xương có diện tích 174,47 km², dân số năm 2022 là 240.314 người, mật độ dân số đạt 1.377 người/km². Dân số năm 2019 là 199.943 người, mật độ dân số đạt 1.146 người/km²
Kinh tế – xã hội
Trong năm qua, huyện Quảng Xương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) bằng nhiều giải pháp hiệu quả, đặc biệt là phát triển kinh tế trên địa bàn. Huyện đã phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2018, giá trị sản phẩm thu được bình quân 1 ha đất trồng trọt đạt 104 triệu đồng; 1 ha đất nuôi trồng thủy sản đạt 220 triệu đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân từ năm 2011 đến năm 2018 đạt 14,3%, tăng 2,5% so với giai đoạn 2005-2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm (2020). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,8% năm 2010 xuống còn 3,25% năm 2018. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, huyện có điều kiện huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong những năm qua luôn được giữ vững và duy trì ổn định.
Với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM, ngày 10 – 7 – 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận huyện Quảng Xương đạt chuẩn NTM năm 2018. Phát huy kết quả đạt được, huyện Quảng Xương phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm, không còn hộ nghèo theo tiêu chí NTM; đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng/người/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại III và trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Cơ sở hạ tầng
Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian qua được cải thiện mạnh mẽ nên đã có nhiều nhà đầu tư lớn đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh trên địa bàn huyện, hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển đột phá du lịch cho huyện Quảng Xương như: Dự án quần thể nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Quảng Yên đẳng cấp quốc tế của Tập đoàn Sun Group; Dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, Dự án Khu khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và Dự án sân Golf tại xã Quảng Nham của Tập đoàn BRG; Dự án khu đô thị mới Quảng Định, thị trấn Tân Phong của Tập đoàn Danko,…
Với những thành tựu đạt được trong nhiều năm qua, Quảng Xương tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội; giữ vững ổn định chính trị; đảm bảo quốc phòng, an ninh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền; phấn đấu xây dựng Quảng Xương năm 2025 đạt tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao; đến năm 2030 trở thành thị xã.
Giao thông
Quảng Xương có mạng lưới giao thông thuận lợi, trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Tỉnh lộ 504, Tỉnh lộ 511 và tuyến đường bộ ven biển kết nối các khu kinh tế động lực của huyện với các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối giao thông chính của tỉnh như: thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn – Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng, Cảng hàng không Thọ Xuân, Cảng biển nước sâu Nghi Sơn,…; đặc biệt, tuyến đường ven biển đoạn qua huyện Quảng Xương đã và đang được đầu tư hoàn thiện, tạo điều kiện khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế khu vực ven biển, có chiều dài gần 13km, bờ biển còn hoang sơ, có độ thoải, cát mịn và nước trong xanh, với nhiều bãi tắm đẹp ở các xã Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, Tiên Trang và mũi đất Quảng Nham, vùng triều Lạch Ghép (xã Quảng Trung, Quảng Chính).
Di tích
Huyện Quảng Xương có 38 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 1 di tích kiến trúc nghệ thuật, 3 di tích cách mạng, 31 di tích lịch sử – văn hóa. Huyện đã chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn, trong đó tập trung đánh giá hiện trạng của từng di tích. Bên cạnh đó, huyện cũng đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thanh Hóa thực hiện kiểm kê di tích, làm cơ sở cho công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích. Tính đến hết tháng 9-2021, có 9 di tích đã được tu bổ, tôn tạo, trong đó 1 di tích do UBND huyện làm chủ đầu tư; 8 di tích do UBND xã và ban quản lý di tích làm chủ đầu tư. Các di tích đã hoàn thành công tác tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp, như: Bia Phủ Cảnh (xã Quảng Yên, tổng kinh phí 3,4 tỷ đồng), chùa Mậu Xương (xã Quảng Lưu, tổng kinh phí 5 tỷ đồng), chùa Nổ (xã Quảng Ngọc, tổng kinh phí 25 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa),… Hiện nay, huyện đang tiếp tục thực hiện dự án tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp Di tích đền Phúc và Bia Tây Sơn (xã Quảng Nham) với tổng kinh phí 400 triệu đồng.
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Quảng Xương tiếp tục coi trọng công tác bảo tồn, tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp các di tích; thực hiện công tác quy hoạch, khoanh vùng di tích. Lập quy hoạch tổng thể di tích làm cơ sở thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích hàng năm; tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm, thực hiện đúng các quy định của Luật Di sản, các văn bản hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh Thanh Hóa trong công tác bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích; thực hiện tốt công tác tổ chức lễ hội, tổ chức các hoạt động văn hóa tại các di tích; tăng cường quảng bá, giới thiệu lý lịch di tích, liên kết các tour du lịch với các di tích có tiềm năng khai thác du lịch tâm linh.
THAM KHẢO THÊM: