Huyện Phú Bình nằm ở phía Đông nam của tỉnh Thái Nguyên, nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km về phía Đông Nam, tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ - 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 - 106o02 kinh độ Đông. Bài viết dưới đây cung cấp: Bản đồ và các xã phường thuộc Phú Bình (Thái Nguyên), mời các bạn tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Phú Bình (Thái Nguyên):
2. Huyện Phú Bình (Thái Nguyên) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn và 19 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc Phú Bình (Thái Nguyên) |
1 | Thị trấn Hương Sơn (huyện lỵ) |
2 | Xã Bàn Đạt |
3 | Xã Bảo Lý |
4 | Xã Dương Thành |
5 | Xã Đào Xá |
6 | Xã Điềm Thụy |
7 | Xã Hà Châu |
8 | Xã Kha Sơn |
9 | Xã Lương Phú |
10 | Xã Nga My |
11 | Xã Nhã Lộng |
12 | Xã Tân Đức |
13 | Xã Tân Hòa |
14 | Xã Tân Khánh |
15 | Xã Tân Kim |
16 | Xã Tân Thành |
17 | Xã Thanh Ninh |
18 | Xã Thượng Đình |
19 | Xã Úc Kỳ |
20 | Xã Xuân Phương |
3. Vị trí địa lý huyện Phú Bình (Thái Nguyên):
Huyện Phú Bình nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên, nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 26 km về phía Đông Nam, tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 – 106o02 kinh độ Đông, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Yên Thế, phía Nam giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thành phố Phổ Yên.
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ.
Huyện Phú Bình có diện tích 243,37 km², dân số năm 2019 là 156.804 người, mật độ dân số đạt 595 người/km².
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu.
Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp với độ cao tuyệt đối 50 – 70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp thuộc xã Tân Thành có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
4. Lịch sử hình thành huyện Phú Bình (Thái Nguyên):
Đất Phú Bình ngày nay là đất huyện TNông thời nhà Lý. Trong lịch sử, huyện TNông còn có những tên gọi khác là Dương Xá, Tây Nông, Tây Nùng. Năm 1466, huyện TNông là một trong 9 châu, huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên (sau đổi là Ninh Sóc, rồi xứ, trấn Thái Nguyên). Đến thế kỷ XIX, triều Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 tỉnh, tỉnh Thái Nguyên gồm 2 phủ là Phú Bình và Tòng Hóa, huyện TNông thuộc phủ Phú Bình có 9 tổng gồm 54 xã, thôn:
- Tổng Nhã Lộng có 5 xã: Triều Dương, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Điềm Thuỵ, Ngọc Long và 2 thôn Ngọc Sơn, Cống Thượng.
- Tổng Thượng Đình có 7 xã: Thượng Đình, Quan Trường, Đào Xá, Ninh Sơn, Thuần Lương, Dưỡng Mông, Lạc Dương và 2 thôn Nông Cúng, Đình Kiều.
- Tổng Nghĩa Hương có 2 xã: Trang Ôn, Vân Dương và 2 thôn Cầu Đông, Yên Mễ.
- Tổng La Đình có 7 xã: La Đình, Mai Sơn, Kha Nhi, Bằng Cầu, La Sơn, Phương Độ, Úc Sơn và 2 thôn Thượng, Hạ.
- Tổng Phao Thanh có 6 xã: Phao Thanh, Lương Tạ, Phú Mỹ, Lương Trình, Thanh Lương, Ngô Xá.
- Tổng Đức Lân có 4 xã: Đức Lân, Nỗ Dương, Loa Lâu, Lữ Vân và 2 thôn Nội, Ngoại.
- Tổng Tiên La có 4 xã: Tiên La, Điều Khê, Bạch Thạnh, Vân Đồn.
- Tổng Lý Nhân có 6 xã: Lý Nhân, Đăng Nhân, Kim Lĩnh, Chỉ Mê, Lã An, Cổ Dạ.
- Tổng Bảo Nang có 3 xã: Bảo Nang, Thanh Huống, Triều Dương và phường Thủy Cơ.
Vào cuối thế kỷ XIX, vùng đất ngày nay là xã Hà Châu và xã Nga My được cắt khỏi huyện Hiệp Hòa, phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh để nhập vào huyện TNông, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1904, chính quyền thực dân Pháp đặt cấp châu, huyện trực thuộc cấp tỉnh. Huyện TNông đổi thành huyện Phú Bình từ đây. Huyện Phú Bình vẫn giữ nguyên 9 tổng, 45 xã.
Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 25 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 148SL thống nhất trong cả nước bỏ phủ, châu, quận. Huyện Phú Bình khi đó gồm có thị trấn Úc Sơn và 21 xã: Bàn Đạt, Bảo Lý, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Dương Thành, Hà Châu, Hương Sơn, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ, Xuân Phương.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 268-SL thành lập khu tự trị
Ngày 15 tháng 6 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định sáp nhập 2 huyện Phú Bình và Phổ Yên trở lại tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1965, Quốc hội ban hành quyết định sáp nhập 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, huyện Phú Bình thuộc tỉnh Bắc Thái và đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Thái Nguyên được tái lập từ tỉnh Bắc Thái, huyện Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 13 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2003/NĐ-CP, hợp nhất thị trấn Úc Sơn và xã Hương Sơn thành thị trấn Hương Sơn.
Ngày 18 tháng 8 năm 2017, chuyển xã Đồng Liên về thành phố Thái Nguyên quản lý.
Sau khi điều chỉnh, huyện Phú Bình còn lại 243,37 km² diện tích tự nhiên và 144.908 người, có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.
5. Dân số và nguồn lao động huyện Phú Bình (Thái Nguyên):
Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toàn huyện Phú Bình là 146.086 người với mật độ dân số trung bình là 586 người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành.
Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch. Năm 2008 có 2.266 lao động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề. Phân theo ngành, năm 2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện.
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp. Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyện còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
THAM KHẢO THÊM: