Huyện Như Thanh là một huyện miền núi cách thành phố Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam được quy hoạch trong vùng kinh tế động lực Nam Thanh - Bắc Nghệ, cách khu kinh tế Nghi Sơn 18 km, có đường quốc lộ 45 đi qua trung tâm, nối với quốc lộ 1A. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Như Thanh (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa:
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Như Thanh, Thanh Hóa, Cụ thể:
- Sáp nhập xã Hải Vân vào thị trấn Bến Sung.
- Sáp nhập xã Phúc Đường vào xã Xuân Phúc.
- Sáp nhập xã Xuân Thọ vào xã Cẩm Khê.
2. Huyện Như Thanh (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Như Thanh gồm có 14 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 1 thị trấn và 13 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đáy:
STT | Danh sách thị trấn, xã thuộc huyện Như Thanh |
1 | Thị trấn Bến Sung (huyện lị) |
2 | Xã Cán Khê |
3 | Xã Hải Long |
4 | Xã Mậu Lâm |
5 | Xã Phú Nhuận |
6 | Xã Phượng Nghi |
7 | Xã Thanh Kỳ |
8 | Xã Thanh Tân |
9 | Xã Xuân Du |
10 | Xã Xuân Khang |
11 | Xã Xuân Phúc |
12 | Xã Xuân Thái |
13 | Xã Yên Lạc |
14 | Xã Yên Thọ |
3. Giới thiệu về huyện Như Thanh (Thanh Hóa):
3.1. Lịch sử hình thành:
Huyện Như Thanh được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1996, trên cơ sở tách 16 xã: Thanh Kỳ, Thành Tân, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ, Xuân Khang, Hải Long, Phú Nhuận, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê và Hải Vân thuộc huyện Như Xuân. Khi thành lập, huyện Như Thanh có diện tích 587,3 km2 và 76.045 người. Tên gọi Như Thanh là tên ghép từ hai địa danh Như Xuân và Thanh Hóa. Ngày 11 tháng 4 năm 2002, thành lập thị trấn Bến Sung (thị trấn huyện lị huyện Như Thanh) trên cơ sở:
- 244,15 ha diện tích tự nhiên và 2.302 người của xã Hải Vân.
- 340 ha diện tích tự nhiên và 1.653 người của xã Hải Long.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó, các xã Hải Vân, xã Phúc Đường và xã Xuân Thọ bị sáp nhập thành xã mới. Từ đó, huyện Như Thanh có 1 thị trấn và 13 xã trực thuộc.
3.2. Vị trí địa lý:
Như Thanh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây thuộc tỉnh Thanh Hóa. Huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hóa 36 km, cách khu kinh tế Nghi Sơn 18 km, có đường quốc lộ 45 đi qua trung tâm huyện nối với quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh. Huyện Như Thanh có vị trí địa lý:
- Phía Đông của huyện Như Thanh giáp thị xã Nghi Sơn và huyện Nông Cống.
- Phía Tây của huyện Như Thanh giáp huyện Như Xuân và huyện Thường Xuân.
- Phía Nam của huyện Như Thanh giáp huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An.
- Phía Bắc của huyện Như Thanh giáp huyện Triệu Sơn.
Huyện Như Thanh có diện tích tự nhiên là 588,11 km2. Dân số năm 2022 của huyện là 106.690 người, mật độ dân số đạt 181 người/km2.
3.3. Tiềm năng du lịch:
Với diện tích tự nhiên 58.829 ha, Như Thanh có nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là Vườn Quốc gia Bến En – đây là khu bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, không chỉ phục vụ cho nghiên cứu khoa học mà còn là nơi tham quan, du lịch sinh thái lý tưởng, có hệ thực vật phong phú với 462 loài và 125 bộ. Bến En có tổng diện tích tự nhiên là 15.339 ha nằm trên địa bàn huyện Như Thanh và Như Xuân, trong đó 1.408,4 ha được quy hoạch vùng lõi phát triển du lịch. Trên mặt hồ có 24 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều hàng động nguyên sơ. Ngoài ra, huyện Như Thanh còn có hồ Yên Mỹ và nhiều hang động như hang Lèn Pot (xã Xuân Thái); hang Ngọc (xã Xuân Khang).
Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên mang tính đặc trưng, huyện Như Thanh còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, đã để lại nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, với những dấu tích lịch sử như: hang Lò Cao Kháng chiến (xã Hải Vân) được gắn với tên tuổi Giáo sư Trần Đại Nghĩa và Kỹ sư Võ Qúy Huân, được xây dựng năm 1949 để sản xuất gang, thép phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp. Như Thanh còn có nhiều di tích tâm linh như đền Mẫu Phủ Sung (xã Hải Vân); đền Phủ Na (xã Xuân Du); đền Am Tiên (Núi Nưa); đền Bạch Y Công Chúa (xã Phú Nhuận); đền Đức Ông Khe Rồng (thị trấn Bến Sung).
Như Thanh có những lễ hội truyền thống, tiêu biểu như Lễ hội Rước Bóng đền Phủ Na, lễ hội Kiên Chiêng Booc Mạy dân tộc Thái, Mường ở làng Rộc Răm xã Xuân Phúc và nhiều loại hình văn hóa dân gian vẫn còn lưu giữu trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc như Khặp Thái, hát dân ca, hát ru, xường của dân tộc Mường, hiện vẫn đang được các dân tộc giữ gìn. Nhiều ngành, nghề truyền thống như: Dệt thổ cẩm, nghề mây tre đan, nghề đan bẹ chuối, nghề thêu, hương bài,…
Trong những năm qua, du lịch huyện Như Thanh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và khích lệ. Với sự quan tâm của lãnh đạo huyện đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước, đồng thời cùng với quan điểm cầu thị, hiếu khách, cởi mở, trải thảm vàng đón nhận các nhà đầu tư của lãnh đạo huyện Như Thanh và cách điều hành chủ động, sâu sát, cụ thể, năng động và sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, từ huyện đến xã đang nỗ lực không ngừng, làm thức dậy những tiềm năng vô giá về du lịch trên địa bàn ngày càng bùng lên và tỏa sáng để trở thành điểm nhấn quan trọng về du lịch của tỉnh có sức lan tỏa rộng khắp trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3.4. Kinh tế:
Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế huyện Như Thanh ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ – thương mại, giảm dần tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống lưới điện, giao thông, thông tin truyền thông, y tế và giáo dục ngày càng được củng cố, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, quốc phòng an ninh được đảm bảo.
Trong 06 tháng đầu năm 2024, kinh tế huyện Như Thanh tiếp tục tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ: Sản lượng lương thực có hạt, các loại cây hoa màu tăng cao; tích tụ, tập trung đất đai; trồng cây phân tán, diện tích trồng rừng mới tăng 47% so với cùng kỳ; thu ngân sách đạt 46,3% kế hoạch tỉnh giao; 36,7% kế hoạch huyện giao tuy chưa đạt nhưng tăng 24% so với cùng kỳ; chi ngân sách kịp thời đáp ứng nhu cầu điều hành và phát triển kinh tế của huyện, công tác giải phóng mặt bằng đạt kết quả tích cực, tiến độ giải phóng mặt bằng đạt kết quả tích cực, tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm cơ bản đáp ứng nhu cầu tỉnh giao.
Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, huyện Như Thanh đề ra các giải pháp: Tiếp tục phối hợp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ keo trong phạm vi huyện có thể nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, đảm bảo đúng quy trình trồng rừng, tích tụ đất đai, chăn nuôi. Tập trung hoàn thành xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, thôn đạt chuẩn NTM. Nông thôn mới kiểu mẫu và công nhận sản phẩm OCOP năm 2024 theo kế hoạch. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn huyện năm 2024, trong đó tập trung vào các dự án trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; quan tâm thu hút đầu tư; vận động thành lập mới doanh nghiệp, hoàn thành kế hoạch tỉnh giao.
THAM KHẢO THÊM: