Huyện Lâm Bình là một vùng đất của tỉnh Tuyên Quang được biết đến với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng và sự đa dạng văn hóa từ hơn 10 dân tộc anh em cùng chung sống. Bài viết dưới đây viết về Bản đồ và các xã phường thuộc Lâm Bình (Tuyên Quang) sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin khái quát về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Lâm Bình (Tuyên Quang):
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Lâm Bình (Tuyên Quang).
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1262/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó:
-
Chuyển 2 xã Minh Quang và Phúc Sơn thuộc huyện Chiêm Hóa về huyện Lâm Bình quản lý
-
Chuyển xã Lăng Can thành thị trấn Lăng Can (thị trấn huyện lỵ của huyện Lâm Bình)
Huyện Lâm Bình có 1 thị trấn và 9 xã như hiện nay.
2. Huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Lâm Bình có 10 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn, 9 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) |
1 | Thị trấn Lăng Can (huyện lỵ) |
2 | Xã Bình An |
3 | Xã Hồng Quang |
4 | Xã Khuôn Hà |
5 | Xã Minh Quang |
6 | Xã Phúc Sơn |
7 | Xã Phúc Yên |
8 | Xã Thổ Bình |
9 | Xã Thượng Lâm |
10 | Xã Xuân Lập |
3. Khái quát về huyện Lâm Bình (Tuyên Quang):
Vị trí địa lý:
Huyện Lâm Bình – một huyện mới được thành lập vào năm 2011, là một vùng đất đặc biệt của tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.
Ngày 28/01/2011, Chính phủ đã có Nghị quyết số 07-NQ/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang ở huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang.
Lâm Bình là huyện vùng cao nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, có huyện lỵ là thị trấn Lăng Can. Lâm Bình có vị trí từ 21°29′ đến 22°42′ vĩ bắc và từ 104°53′ đến 105° kinh đông. Huyện cách thành phố Hà Nội khoảng 280km, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 130km, cách Cao nguyên đá Hà Giang khoảng 150km và cách Hồ Ba Bể, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn khoảng 130km và cách Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên 180km.
Nằm ở vùng cao phía bắc của tỉnh, Lâm Bình có địa hình hiểm trở với nhiều núi đá vôi, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đa dạng. Vị trí địa lý của huyện như sau:
-
Phía Đông của huyện lâm Bình tiếp giáp huyện Na Hang.
-
Phía Tây của huyện lâm Bình tiếp giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang thuộc tỉnh Hà Giang.
-
Phía Nam của huyện lâm Bình tiếp giáp huyện Chiêm Hóa.
-
Phía Bắc của huyện lâm Bình tiếp giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến trung tâm huyện đi theo hai tuyến:
- Tuyến 1: Dài 150 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2A (Tuyên Quang – Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) đến huyện Nà Hang; đi tiếp 40 km đường Nà Hang – Lăng Can.
- Tuyến 2: Dài 123 km, từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đi theo Quốc lộ 2A (Tuyên Quang – Hà Giang) đến km 31 rẽ phải theo đường tỉnh 190 qua thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hoá) theo đường tỉnh 188, đi tiếp 55 km đường Chiêm Hóa – Lăng Can.
Diện tích và dân số:
Huyện Lâm Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 917,55 km², dân số vào năm 2020 là 51.421 người. Mật độ dân số đạt khoảng 56 người/km². Đây là nơi sinh sống của hơn 30.000 người với sự đa dạng văn hóa từ hơn 10 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất.
Văn hóa đa dạng:
Văn hóa đa dạng là một trong những điểm nổi bật nhất của Lâm Bình với sự góp mặt của dân tộc Tày chiếm trên 60% dân số cùng với các dân tộc khác như Dao, H’Mông và Pà Thẻn. Họ cùng nhau tạo nên một cộng đồng đa sắc màu, phong phú về phong tục và truyền thống. Sự đa dạng này không chỉ thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực mà còn qua các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
Khí hậu:
Khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m có khí hậu á nhiệt đới, trong khi vùng thấp dưới 800m có khí hậu nóng ẩm. Huyện có bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 độ C và độ ẩm không khí khoảng 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
Sông ngòi:
Sông Gâm chảy qua huyện đã mang lại nguồn nước dồi dào cho cả sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Sông, suối có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường gây ra lũ lụt trong mùa mưa, tuy có gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội, song cũng có những tiềm năng kinh tế. Đặc biệt, huyện có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Tuyên Quang trên 3.500ha, ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sông suối còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú với nhiều loại cá ngon và thuận lợi trong phát triển du lịch là đường giao thông quan trọng giữa các vùng, đồng thời có thể phát triển thuỷ điện nhỏ và các công trình thuỷ điện lớn. Nhiều thác nước tạo nên những thắng cảnh hấp dẫn.
Địa hình Lâm Bình hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thấp dần từ Bắc xuống Nam, bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế – xã hội hạn chế. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1000 m, tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m).
Đây cũng là những nơi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, độ che phủ của rừng còn khá lớn, đó cũng là vùng giàu tài nguyên nhất của huyện. Rừng Lâm Bình có nhiều loại gỗ, dược thảo và muông thú quý hiếm, đó là thế mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở Thượng nguồn sông Gâm, rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác dụng của lũ lụt đối với vùng hạ lưu.
Đất đai:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.495,51ha:
-
Đất nông nghiệp: 71.214,65 ha, chiếm 90,72%, trong đó đất lâm nghiệp: 68.969,78 ha, chiếm 87,86%; đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47ha, chiếm 278%.
-
Các loại đất khác: 7.280,86 ha, chiếm 9,28%.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện không lớn, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai, khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới và phát triển nghề rừng.
Nguồn tài nguyên chính là rừng với 68.985,15 ha, rừng có nhiều loài cây gỗ quý: Đinh hương, trai, sến, nghiến,… và có nhiều loại thú quý hiếm, trong đó có loài Voọc mũi hếch, nằm trong danh mục đỏ của thế giới cần được bảo vệ, Ngoài ra còn có các loại khoáng sản: Antimon, vàng,… Trữ lượng khoáng sản không lớn, khó khai thác vì địa hình phức tạp, giáo thông vận tải khó khăn.
Điều kiện tự nhiên tạo cho huyện những thuận lợi để phát triển nền kinh tế lâm, nông nghiệp. Tuy vậy, sự phức tạp của địa hình gây khó khăn lớn cho phát triển giao thông liên lạc, xây dựng các trung tâm dân cư, kinh tế – văn hóa – xã hội. Những hiện tượng thiên nhiên đã gây tác hại đến phát triển kinh tế như lũ lụt gây hậu quả lớn vào năm 1971 và 1986; rét đậm, rét hại vào năm 2008,… Địa hình hiểm trở, dân cư phân tán, trình độ dân trí còn hạn chế, Lâm Bình có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
Kết luận:
Có thể nói rằng, Lâm Bình không chỉ là một huyện vùng cao với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa độc đáo. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa phong phú đã tạo nên một Lâm Bình đầy sức sống và tiềm năng, mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Đó là Lâm Bình – một viên ngọc quý của tỉnh Tuyên Quang đang chờ đợi được khám phá và trân trọng.
THAM KHẢO THÊM: