Yên Mô là một huyện vùng trũng phía Nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 17 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 110 km. Nơi đây là khu vực vùng kinh tế tổng hợp dịch vụ du lịch, nông nghiệp, công nghiệp của tỉnh Ninh Bình. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Yên Mô (Ninh Bình).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình:
2. Huyện Yên Mô (Ninh Bình) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Yên Mô có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Thịnh (huyện lỵ) và 16 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Yên Mô |
1 | Thị trấn Yên Thịnh |
2 | Xã Khánh Thượng |
3 | Xã Khánh Dương |
4 | Xã Mai Sơn |
5 | Xã Khánh Thịnh |
6 | Xã Yên Phong |
7 | Xã Yên Hòa |
8 | Xã Yên Thắng |
9 | Xã Yên Từ |
10 | Xã Yên Hưng |
11 | Xã Yên Thành |
12 | Xã Yên Nhân |
13 | Xã Yên Mỹ |
14 | Xã Yên Mạc |
15 | Xã Yên Đồng |
16 | Xã Yên Thái |
17 | Xã Yên Lâm |
3. Giới thiệu về huyện Yên Mô (Ninh Bình):
- Lịch sử
Huyện Yên Mô được hình thành từ rất sớm. Theo kết quả khảo cổ, vùng đất cổ Yên Mô đã có con người sinh sống cách ngày nay hàng vạn năm. Thời nhà Trần gọi là Mô Độ, thời thuộc Minh Yên Mô thuộc châu Trường Yên. Thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1469) Yên Mô thuộc phủ Trường Yên. Đầu thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn vẫn gọi là Yên Mô, gồm 8 tổng với 59 xã, thôn, phường, trang, trại. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cắt tổng Thần Phù thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá về huyện Yên Mô thuộc Phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Yên Mô gồm 9 tổng với 65 xã, thôn: Tổng Yên Mô 10 xã, thôn; Tổng Khánh Đàm (Yên Khánh): 9 xã thôn; Tổng Bạch Liên: 9 xã, thôn; Tổng Thổ Mật: 6 xã, thôn; Tổng Thần Phù: 8 xã, thôn; Tổng Yên Vân: 4 xã, thôn.
Năm 1948 – 1949 hợp nhất các xã quy mô nhỏ thành lập 8 xã có quy mô lớn: Yên Lạc, Yên Mạc, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Sơn, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành.
Năm 1956, sau cải cách ruộng đất chia tách 8 xã thành lập 14 xã mới: Yên Bình, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Phú, Yên Sơn, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành. Tháng 5 – 1961, xã Yên Lạc sáp nhập vào huyện Yên Khánh (nay là xã Khánh Hồng), ba xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng thuộc huyện Yên Khánh sáp nhập vào huyện Yên Mô. Huyện Yên Mô vào thời điểm 1961 gồm 16 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Yên Bình, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Phú, Yên Sơn, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành.
Ngày 28 tháng 1 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Đồng Giao trực thuộc huyện Yên Mô.
Ngày 23 tháng 2 năm 1974, giải thể thị trấn nông trường Đồng Giao, thành lập thị trấn Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, sáp nhập thôn Liên Phương của xã Yên Từ vào xã Yên Nhân, sáp nhập thôn Bình Minh của xã Yên Từ vào xã Yên Phong, sáp nhập thôn Hưng Hiền của xã Yên Phú và xóm Trại Lão của xã Yên Thành vào xã Yên Mỹ, sáp nhập xóm Đông Thôn của xã Yên Thái vào xã Yên Lâm, sáp nhập xóm Giang Khương của xã Yên Thái vào xã Yên Thành, sáp nhập thôn Lam Sơn của xã Yên Hòa vào xã Khánh Thượng.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Yên Mô hợp nhất với huyện Kim Sơn thành huyện mới lấy tên là huyện Tam Điệp, với huyện lỵ là thị trấn Tam Điệp, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.
Năm 1982, thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách khỏi huyện Tam Điệp để trở thành thị xã Tam Điệp (nay là thành phố Tam Điệp).
Ngày 10 tháng 1 năm 1984, chia xã Yên Phong thành 2 xã lấy tên là xã Yên Phong và xã Yên Từ.
Quyết định số 59-CP ngày 4 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, sáp nhập thôn Đông Thôn của xã Yên Lâm vào xã Yên Thái; tách 10 xã thuộc huyện Yên Khánh trước đây để tái lập huyện Yên Khánh, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô, gồm 15 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Phú, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Từ.
Ngày 7 tháng 6 năm 1997, thành lập thị trấn Yên Thịnh, thị trấn huyện lỵ huyện Yên Mô trên cơ sở 56,2 ha diện tích tự nhiên và 1.347 nhân khẩu của xã Yên Phú; 99,32 ha diện tích tự nhiên và 2.776 nhân khẩu của xã Khánh Thịnh.
Ngày 4 tháng 8 năm 2000, tách thôn Hưng Hiền thuộc xã Yên Mỹ để thành lập xã Yên Hưng; chia xã Khánh Thượng thành 2 xã Khánh Thượng và Mai Sơn.
Ngày 28 tháng 11 năm 2012, theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ, sáp nhập toàn bộ 397,97 ha diện tích tự nhiên, 3.288 nhân khẩu của xã Yên Phú và 159,76 ha diện tích tự nhiên, 1.233 nhân khẩu của xã Khánh Thịnh về thị trấn Yên Thịnh quản lý. Từ đó, huyện Yên Mô có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Yên Mô là một huyện vùng trũng phía Nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 17 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 110 km. Nơi đây là khu vực vùng kinh tế tổng hợp dịch vụ du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình. Là vùng trọng điểm khai thác phát triển du lịch của tỉnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời. Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Ninh Bình với tỉnh Thanh Hóa.
+ Phía Đông của huyện Yên Mô tiếp giáp huyện Kim Sơn và huyện Yên Khánh.
+ Phía Tây của huyện Yên Mô tiếp giáp thành phố Tam Điệp và thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
+ Phía Nam của huyện Yên Mô tiếp giáp huyện Hà Trung và huyện Nga Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
+ Phía Bắc của huyện Yên Mô tiếp giáp huyện Hoa Lư.
- Diện tích và dân số
Huyện Yên Mô có tổng diện tích đất tự nhiên là 146,10 km², dân số năm 2020 đạt 119.995 người. Mật độ dân số khoảng 821 người/km².
- Địa hình
+ Địa hình vùng đồng bằng xen kẽ vùng chiêm trũng chiếm phần lớn diện tích của huyện ở phía Bắc.
+ Địa hình vùng núi đá vôi, bán sơn địa phân bố ở các xã Yên Đồng, Yên Thành, Yên Thắng, Yên Thái, Yên Mạc, Yên Lâm (đây cũng là một phần của dãy núi Tam Điệp). Trong đó Yên Đồng là xã có nhiều địa hình núi nhất với một số đỉnh cao trên 200 mét.
- Khí hậu
Huyện Kim Sơn nằm trong vùng khía hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.900mm, lượng mưa lớn nhất là 457,5mm. Nhiệt độ trung bình quanh năm là 23,40 độ C. Độ ẩm không khí trung bình là 86%.
- Giao thông
Yên Mô có 3 km Quốc lộ 1 chạy qua xã Mai Sơn, Quốc lộ 12B chạy dài từ Kim Sơn qua trung tâm huyện nối với Tam Điệp và các tỉnh Tây Bắc. Trên địa bàn huyện cũng có 2 tỉnh lộ là 480 (nối Quốc lộ 1 tới Tân Thành, Kim Sơn) và tỉnh lộ 480B (nối thị trấn Yên Thịnh tới xã Lai Thành, Kim Sơn). Đồng thời, nơi đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn và điểm đầu của đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.
Theo Quyết định số: 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Yên Mô có các cảng và các bến đò đường thủy sau:
+ Cảng Bút: Xã Yên Mạc huyện Yên Mô
+ Cảng Lạc Hiền: Xã Yên Phú, huyện Yên Mô
+ Cảng Cầu Rào: Xã Yên Phong, huyện Yên Mô
+ Các bến cảng sông khác: bến Cầu Tràng, bến Đức Hậu, bến Phương Nại, bến Cầu Hội, bến Chợ Tu, bến Chợ Bến, bến cầu Ghềnh, bến cầu Lồng, Bến cầu Giang Khương, bến cầu Đằng, Bến Trinh Nữ, bến Khương Thượng.
THAM KHẢO THÊM: