Huyện Vũ Thư nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Bình nằm cách thành phố Thái Bình khoảng 7 km về phía Tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 117 km. Huyện Vũ Thư có đặc điểm nổi bật là có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi. Vậy mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Vũ Thư (Thái Bình).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình:
2. Huyện Vũ Thư (Thái Bình) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Vũ Thư có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 29 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách thị trấn và các xã thuộc huyện Vũ Thư |
1 | Thị trấn Vũ Thư (huyện lị) |
2 | Xã Bách Thuận |
3 | Xã Đồng Thanh |
4 | Xã Dũng Nghĩa |
5 | Xã Duy Nhất |
6 | Xã Hiệp Hòa |
7 | Xã Hòa Bình |
8 | Xã Hồng Lý |
9 | Xã Hồng Phong |
10 | Xã Minh Khai |
11 | Xã Minh Lãng |
12 | Xã Minh Quang |
13 | Xã Nguyên Xá |
14 | Xã Phúc Thành |
15 | Xã Song An |
16 | Xã Song Lãng |
17 | Xã Tam Quang |
18 | Xã Tân Hòa |
19 | Xã Tân Lập |
20 | Xã Tân Phong |
21 | Xã Trung An |
22 | Xã Tự Tân |
23 | Xã Việt Hùng |
24 | Xã Việt Thuận |
25 | Xã Vũ Đoài |
26 | Xã Vũ Hội |
27 | Xã Vũ Tiến |
28 | Xã Vũ Vân |
29 | Xã Vũ Vinh |
30 | Xã Xuân Hòa |
3. Giới thiệu huyện Vũ Thư (Thái Bình):
3.1. Lịch sử hình thành:
Huyện Vũ Thư được thành lập do hợp nhất hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì. Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Qúy, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương. Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam. Thời nhà Nguyễn, năm 1832 (triều Minh Mạng) Vũ Thư (Vũ Tiên – Thư Trì) thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ). Ngày 17/6/1969, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số 93/CP về việc hợp nhất 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư hiện nay. Trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính thì đến nay huyện Vũ Thư có diện tích 195,2 km2 phân bổ ở 29 xã và 1 thị trấn. Trước khi hợp nhất, huyện Vũ Thư có 27 xã và huyện Thư Trì có 26 xã. Sau khi hợp nhất 2 huyện trên và chuyển 13 xã huyện Vũ Tiên về huyện Kiến Xương quản lý, huyện Vũ Thư có 40 xã. Ngày 18 tháng 12 năm 1976:
- Hợp nhất 3 xã Hồng Xuân, Tam Tỉnh và Đồng Thanh thành xã Hồng Lý.
- Sáp nhập xã Thuận Vi vào xã Bách Thuận.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Hồng và Vũ Phong thuộc huyện Vũ Thư thành xã Hồng Phong.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Hợp và Vũ Nghĩa thuộc huyện Vũ Thư thành xã Duy Nhất.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Lãm và Vũ Chính thuộc huyện Vũ Thư thành xã Chính Lãm.
- Sáp nhập xã Đông Phú thuộc huyện Vũ Thư vào xã Song Lãng.
- Hợp nhất 2 xã Vũ Thuận và Vũ Việt thuộc huyện Vũ Thư thành xã Việt Thuận.
Ngày 5 tháng 4 năm 1982, thành lập xã Tân Bình trên cơ sở tách thôn Đồng Thanh của xã Tiền Phong và 3 thôn: Trường Mai, Tân Quán, Tú Linh của xã Phú Xuân; thành lập xã Trần Lãm trên cơ sở một phần diện tích và dân số phường Kỳ Bá; thị xã Thái Bình và các xã Chính Lãm, Vũ Phúc; đổi tên xã Chính Lãm thành xã Vũ Chính. Ngày 8 tháng 4 năm 1982, chuyển 2 xã Tiền Phong và xã Trần Lãm về thị xã Thái Bình quản lý. Ngày 20 tháng 3 năm 1986, chuyển 3 xã: Phú Xuân, Vũ Chính, Vũ Phúc về thị xã Thái Bình quản lý. Ngày 13 tháng 12 năm 1986, thành lập thị trấn Vũ Thư trên cơ sở 92,55 ha diện tích tự nhiên với 3670 nhân khẩu của xã Minh Quang và 17,86 ha diện tích tự nhiên với 1.575 nhân khẩu của xã Hòa Bình. Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành 2 xã: Hồng Lý và Đồng Thanh. Ngày 13 tháng 12 năm 2007, chuyển xã Tân Bình về thành phố Thái Bình quản lý. Huyện Vũ Thư có 1 thị trấn và 29 xã như hiện nay.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Vũ Thư nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Bình nằm cách thành phố Thái Bình khoảng 7 km về phía Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 117 km. Huyện Vũ Thư có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông của huyện Vũ Thư giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương.
- Phía Tây của huyện Vũ Thư giáp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà nam và huyện Nam Trực, huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Phía Nam của huyện Vũ Thư giáp huyện Xuân Trường và huyện Trực Ninh thuộc tỉnh Nam Định.
- Phía Bắc của huyện Vũ Thư giáp huyện Hưng Hà và huyện Đông Hưng.
Huyện Vũ Thư có quốc lộ 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa độ 20 độ 26 phút 30,90 giây vĩ Bắc và 106 độ 13 phút 12,45 giây kinh Đông). Huyện Vũ Thư có diện tích tự nhiên khoảng 195,1618 km2 và dân số khoảng 224.832 người (2007). Huyện Vũ Thư có khoảng 6.12% dân số theo đạo Thiên Chúa.
3.3. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Là huyện đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng với địa hình khá bằng phẳng. Cao độ tính trung bình từ 1 – 1,5 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng cùng với sự tác động của con người nên địa hình huyện có đặc điểm cao thấp khác nhau. Nhìn chung địa hình có dạng sóng lượn, dải đất cao nằm ở giữa chạy dọc sông Kiến Giang.
- Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chủ yếu trong năm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 23 – 24 độ C, lượng mưa lớn, chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm. Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 20 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 4,1 độ C, lượng mưa ít, chiếm 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng bức xạ mặt trời từ 8300 độ C – 8500 độ C. Lượng mưa từ 1400 – 1800 mm, số giờ nắng bình quân từ 1600 – 1700 giờ trong năm. Độ ẩm không khí 85 – 90%, lượng bốc hơi 723 mm/năm.
- Thủy văn:
Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Trà Lý. Ngoài hai con sông chính còn có sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cự Lâm, sông Lạng, sông Bạch,… và hệ thống kênh mương dày đặc. Sông Hồng chảy qua phía Tây Nam của huyện, có chiều dai 34 km bao quanh 15 xã là gianh giới tự nhiên giữa Vũ Thư với tỉnh Nam Định. Sông Trà Lý là chỉ lưu của sông Hồng chảy qua huyện ở phía Bắc có chiều dài 23 km bao quanh 8 xã. Sông Trà Lý là gianh giới tự nhiên giữa huyện Vũ Thư với huyện Đông Hưng và Hưng Hà.
3.4. Kinh tế – Xã hội:
- Về phát triển kinh tế:
Trồng trọt thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu giống lúa đã chuyển những giống dài ngày, năng suất và chất lượng cao. Các khâu sản xuất được cơ giới hóa nhanh, đã hình thành và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình “Cánh đồng lớn”. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, thực hiện theo phương thức nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng phát triển.
- Về văn hóa:
Huyện Vũ Thư có truyền thống cách mạng, nhân dân lao động cần cù, sáng tạo. Trên địa bàn huyện có 71 di tích lịch sử, văn hóa ở 27/30 xã, thị trấn được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa các cấp, trong đó có 15 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và 56 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đều được xây dựng từ lâu đời, thậm chí một số di tích có niên đại hàng trăm năm. Các công trình tôn giáo, di tích lịch sử được quan tâm bảo tồn và tôn tạo. Hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, phát thanh truyền hình được triển khai tốt, đúng định hướng, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.
THAM KHẢO THÊM: