Huyện Vụ Bản nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh; giáp 2 thành phố là: Nam Định và Ninh Bình, có mạng lưới giao thông vận tải thuận tiện với tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38B chạy qua. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Vụ Bản (Nam Định).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định:
2. Huyện Vụ Bản (Nam Định) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính cấp phường, xã. Bao gồm 1 thị trấn và 17 xã: Thị trấn Gôi (huyện lị), xã Cộng Hòa, xã Đại An, xã Đại Thắng, xã Hiển Khánh, xã Hợp Hưng, xã Kim Thái, xã Liên Bảo, xã Liên Minh, xã Minh Tân, xã Minh Thuận, xã Quang Trung, Xã Tam Thanh, Xã Tân Khánh,Xã Tân Thành, Xã Thành Lợi, Xã Trung Thành, Xã Vĩnh Hảo.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Vụ Bản |
1 | Thị trấn Gôi |
2 | Xã Minh Thuận |
3 | Xã Hiển Khánh |
4 | Xã Tân Khánh |
5 | Xã Hợp Hưng |
6 | Xã Đại An |
7 | Xã Tân Thành |
8 | Xã Cộng Hòa |
9 | Xã Trung Thành |
10 | Xã Quang Trung |
11 | Xã Minh Tân |
12 | Xã Liên Bảo |
13 | Xã Thành Lợi |
14 | Xã Kim Thái |
15 | Xã Liên Minh |
16 | Xã Đại Thắng |
17 | Xã Tam Thanh |
18 | Xã Vĩnh Hào |
3. Giới thiệu về huyện Vụ Bản (Nam Định):
- Lịch sử
Thời Hùng Vương, huyện Vụ Bản có tên là Bình Chương thuộc bộ Lục Hải, thời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Trước thời Lý – Trần, đất này nằm trong huyện Hiển Khánh. Thời Lý, huyện Thiên Bản nằm trong phủ Ứng Phong; đời Trần huyện Thiên Bản thuộc phủ Kiến Hưng. Năm Vĩnh Lạc thứ năm nhà Minh (1407), đổi làm huyện Yên Bản thuộc phủ Kiến Bình. Năm Vĩnh Lạc thứ mười ba nhà Minh (1415), đổi huyện Độc Lập thành Bình Lập cho sáp nhập vào huyện Yên Bản. Đến đời Lê Thánh Tông lại đổi thành huyện Thiên Bản. Cũng dưới thời Lê Hồng Đức, huyện Thiên Bản thuộc phủ Nghĩa Hưng. Đến thời Nguyễn, Tự Đức năm thứ 14 (1861) đổi tên thành huyện Vụ Bản.
- Vị trí địa lý
Huyện Vụ Bản nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh; giáp 2 thành phố là: Nam Định và Ninh Bình, có mạng lưới giao thông vận tải thuận tiện với tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38B chạy qua; có không gian mở kết nối giữa hai thành phố Nam Định và Ninh Bình, trên tuyến hành lang cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Hải Phòng và các huyện phía Nam của tỉnh, có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và huyện Mỹ Lộc.
+ Phía Đông giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Ý Yên.
+ Phía Nam giáp huyện Nghĩa Hưng.
- Diện tích, dân số
Huyện Vụ Bản có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 152,81 km², dân số khoảng 130.862 người (năm 2019). Mật độ dân số khoảng 856 người/km².
- Đặc điểm
Huyện Vụ Bản thuộc vùng đất cổ, đất đai tương đối ổn định. Dọc phía Tây huyện có các dãy núi đất lẫn đá chạy từ Bắc xuống Nam với sáu ngọn núi: Núi Ngăm, núi Tiên Hương, núi Báng, núi Lê, núi Gôi và núi Hổ. Dấu vết người nguyên thuỷ tìm thấy tại các khu vực núi này minh chứng Vụ Bản là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt cổ. Vụ Bản nằm kẹp giữa sông Đào và sông Sắt. Sông Đào một đầu nối với Sông Hồng, đầu kia đổ ra sông Đáy. Sông Sắt nối liền sông Châu với sông Đáy. Mảnh đất này chính là do phù sa sông Hồng và sông Đáy bồi tụ nên. Đã từ lâu huyện Vụ Bản được nhiều người biết đến với Chợ Viềng xuân và Lễ hội Phủ Dầy.
Huyện Vụ Bản là vùng đất có truyền thống hiếu học, nhiều người đã đỗ đạt cao, có danh vọng, đóng góp vào kho tàng văn hoá của dân tộc. Trong suốt thời kỳ khoa cử của chế độ phong kiến Việt Nam, Vụ Bản có 16 vị đỗ Tiến sĩ, Thám hoa, Bảng nhãn, Trạng nguyên. Danh nhân tiêu biểu phải kể đến Trạng nguyên Lương Thế Vinh, là một nhà chính trị xuất sắc, đứng đầu viện hàn lâm đảm trách việc văn thư cho nhà vua, lo việc bang giao với nước ngoài, luận bàn việc nước. Ông từng tham gia dạy học, đặc biệt cũng rất quan tâm đến phát triển kinh tế, mở mang đường sá,…
Vụ Bản là một trong những cái nôi sinh ngụ của người Việt cổ, khí thiêng sông núi đã hình thành và hun đúc nên truyền thống quý báu của người dân nơi đây. Người dân Vụ Bản hiếu học, cần cù lao động, kiên cường dũng cảm chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, thuỷ chung tình nghĩa trong cuộc sống có tinh thần tự lực tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, làm rạng danh quê hương, đất nước. Truyền thống đó như sợi chỉ đỏ nối liền quá khứ với hiện tại, tạo nên sức sống, trí tuệ, khí phách của người dân Vụ Bản. “Địa linh sinh nhân kiệt”, nơi đây đã sinh thành nhiều nhân vật nổi tiếng như Nhà sử học Trần Huy Liệu, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh, Thượng tướng Song Hào, Nhà thơ Nguyễn Bính, Nhạc sĩ Văn Cao, Giáo sư nông học Bùi Huy Đáp – người có công mở ra hướng mới trong sản xuất nông nghiệp: trồng lúa chiêm xuân,…
- Du lịch
Huyện Vụ Bản có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, những món ăn ngon, địa điểm vui chơi giải trí và nét văn hóa đặc trưng nơi đây. Một số điểm đến hấp dẫn như: Khu di tích Phủ Dầy, Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm, chùa Vĩnh Lại.
- Kinh tế
Vụ Bản có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của huyện, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi. Trồng lúa là ngành chủ lực của huyện Vụ Bản với diện tích đất trồng lúa lớn, đặc biệt là lúa mùa được canh tác theo phương pháp truyền thống. Chăn nuôi cũng là một ngành kinh tế quan trọng của huyện Vụ Bản, với chủ yếu là đàn gia cầm, lợn và trâu bò.
Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện Vụ Bản còn khá kém phát triển và chịu nhiều tác động của các yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng không thuận lợi. Vì vậy, huyện đang tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế địa phương.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Vụ Bản (Nam Định):
Ngày 7/7/2021, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 1456/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm kỳ đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Vụ Bản. Theo quyết định, diện tích và cơ cấu các loại đất nằm trong quy hoạch của huyện Vụ Bản với tổng diện tích đất tự nhiên là: 15.280,70 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 9.052,70 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 6.184,81 ha
+ Đất chưa sử dụng: 43,18 ha
Ngoài ra, trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Gôi đến 2030.
Phương án quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
Ngày 06/01/2023, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 63/QĐ-UBND và các biểu kèm theo về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch 2023 của huyện Vụ Bản, bao gồm: Đất nông nghiệp: 10.363,98 ha; Đất phi nông nghiệp: 4.867,01 ha; Đất chưa sử dụng: 49,70 ha.
Kế hoạch thu hồi các loại đất trong năm 2023 của huyện Vụ Bản với diện tích các loại đất như sau: Đất nông nghiệp: 213,74 ha; Đất phi nông nghiệp: 27,81 ha; Đất chưa sử dụng: 0,13 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất trong năm kế hoạch 2023 của huyện Vụ Bản, gồm: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 331,06 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp: 7,20 ha; Chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở 4,91 ha.
Vị trí, diện tích các khu đất đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2023 của huyện Vụ Bản được xác định theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện.
THAM KHẢO THÊM: